Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ: Quan hệ Việt Mỹ ngày càng sâu sắc
Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc Chennai ( C3S) của Ấn Độ mới đây đã có bài viết phân tích mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu sắc giữa Việt Nam và Mỹ nhân dịp Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam đến thăm và làm việc chính thức tại Mỹ.
C3S cho biết, khoảng thời gian khoảng 3 năm trở lại đây đã chứng kiến một loạt các hoạt động ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam với các chuyến viếng thăm của lãnh đạo cấp cao hai bên để thảo luận về các vấn đề kinh tế, an ninh, chiến lược có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ song phương, khu vực và quốc tế.
Một khía cạnh đáng lưu ý của các hoạt động ngoại giao này là mối quan hệ ngày càng thân thiện giữa Việt Nam và Mỹ khi các cân chắc về địa chính trị trong một thế giới đang thay đổi đưa hai nước xích lại gần nhau hơn. Với các mối quan hệ cay đắng giữa hai nước trong quá khứ, điều này có thể khá lạ đối với một số nhà phân tích.
Quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ ngày càng sâu sắc
Tuy nhiên, các tiền lệ trong lịch sử đã cho thấy một hình ảnh hoàn toàn khác. Cụ thể, Mỹ, Anh và Pháp từng là kẻ thù của nhau trong hàng thế kỷ nhưng họ lại là đồng minh kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tương tự, Australia và Thổ Nhĩ Kỳ từng là kẻ thù trong gần một ngàn năm nhưng họ lại là đồng minh trong thế giới thứ nhất.
Tại sao lại có thay đổi này? Khi các lợi ích chung bị ảnh hưởng, mâu thuẫn trong quá khứ sẽ được thay thế bằng tình bạn. Đây là lý do Hà Nội và Washington đã xích lại gần nhau. Nhưng liệu điều này có nghĩa là Việt Nam đã quên đi quá khứ cay đắng của mình? Các mối quan hệ quốc tế cho thấy Việt Nam có thể đã tha thứ cho Mỹ về vai trò của nước này trong Chiến tranh Việt Nam nhưng không hề quên điều đó.
Video đang HOT
Tuy nhiên, gió không phải lúc nào cũng thổi cùng một hướng. Richard Nixon và Henry Kissinger đã làm ấm mối quan hệ Mỹ – Trung từ đầu những năm 70 nhưng đến nay Bắc Kinh và Washington vẫn không có được mối quan hệ gần gũi vì họ không thể đạt được một “thỏa thuận” do các lợi ích quốc gia đã làm thay đổi các ưu tiên.
Đây là bài học về địa chính trị. Không có gì ngạc nhiên khi Hà Nội và Washington xích lại gần nhau, Bắc Kinh lại cảm thấy khó chịu. Với việc có thể Việt Nam vẫn chưa quên đi quá khứ, mối quan hệ thân thiết giữa Việt Nam và Mỹ có thể được xem xét trong bối cảnh thay đổi địa chính trị. Bài học này cho thấy, những kẻ thù trong quá khứ cũng có thể trở thành bạn bè tốt.
Thật vậy, các mối quan hệ song phương giữa hai nước đã nở rộ từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 07/1995. Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang diễn ra từ ngày 24 – 27/07/2013 cũng như cuộc hội đàm của ông với Tổng thống Barack Obama đã nhận được nhiều sự chú ý của các phương tiện truyền thông và các nhà phân tích.
Lý do là vì chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng độc đoán trong các vấn đề chủ quyền trong khu vực và đặc biệt là trên Biển Đông. Đó là lần đầu tiên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm Washington và là lần thứ hai một vị chủ tịch nước của Việt Nam đến thăm Phòng Bầu dục kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Việt Nam đã nhận ra rằng, trong ngoại giao không có kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có bạn bè.
Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang đã thảo luận với các quan chức an ninh và ngoại giao cấp cao của Mỹ về việc tăng cường hợp tác an ninh – kinh tế
Trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi tháng 07/2013, lãnh đạo hai bên, sau nhiều thập kỷ nỗ lực, đã đưa ra một sáng kiến mang tên Quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ, đưa ra hướng dẫn cho việc chuyển đổi liên tục quan hệ giữa nhân dân hai nước. Mối quan hệ hợp tác này nhận được sự ủng hộ từ các cựu chiến binh Mỹ, như Ngoại trưởng John Kerry và Thượng nghị sĩ John McCain, qua đó cho thấy sự hòa giải giữa hai nước.
Trong bối cảnh hai nước chuẩn bị kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào tháng 07/2015, cả hai nước đều cảm nhận được sự cần thiết của việc mở rộng và làm sâu sắc thêm tình hữu nghị, lòng tin và quan hệ hợp tác giữa hai bên. Thông qua quan hệ đối tác toàn diện, cả hai nước mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác trong một loạt các lĩnh vực như kinh tế và thương mại, an ninh và quốc phòng, ý tế và hỗ trợ nhân đạo, giáo dục và môi trường. Hai bên cũng có ý định loại bỏ những trở ngại đã có từ lâu, như lệnh cấm vận vũ khí.
Trong chuyến thăm chính thức Mỹ vào tháng 03/2015, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang đã thảo luận với các quan chức an ninh và ngoại giao cấp cao của Mỹ về việc tăng cường hợp tác an ninh. Bộ trưởng Trần Đại Quang và các quan chức Mỹ đã nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh và tư pháp dân sự, làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược Việt – Mỹ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đến thăm chính thức Mỹ vào tháng 06/2015. Khi chuyến thăm này diễn ra, đó sẽ là một cột mốc quan trọng giữa hai nước. Một số báo cáo cho biết, Tổng thống Obama cũng đang có kế hoạch đến thăm Việt Nam vào tháng 11/2015 tuy nhiên thông tin này vẫn chưa được xác nhận vào thời điểm này.
Lan Anh (dịch từ C3S India)
Theo NTD
Journal of Political Risk: Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam thăm Mỹ
Tạp chí chuyên về các tin tức chính trị Journal of Political Risk (JPR) ngày 28/03/2015 đưa tin, từ ngày 15 - 20/03/2015 Bộ Trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang đã gặp gỡ các dân biểu và các quan chức hàng đầu tại Mỹ như Bộ trưởng An ninh Nội địa Jeh Johnson và Giám đốc Cục Điều tra Liên bang James Comey.
Đại tướng Trần Đại Quang và các quan chức Mỹ đã tập trung thảo luận về việc tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật hai nước, các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương, các vấn đề di sản chiến tranh và an ninh. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục các thúc đẩy các mối quan hệ song phương thông qua một chuyến thăm chính thức Mỹ sẽ diễn ra trong năm nay. Vào tháng 11/2015, rất có thể Tổng thống Barack Obama sẽ đến thăm Việt Nam nhân chuyến công du Châu Á của ông.
Bộ trưởng Trần Đại Quang và các quan chức Mỹ thảo luận về tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật hai nước, các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương, các vấn đề di sản chiến tranh và an ninh.
Với các cơ hội về an ninh và thương mại, Việt Nam và Mỹ có nhiều lý do để tăng cường hợp tác trong thế kỷ 21, JPR nhận định. Chuyến thăm Mỹ của Đại tướng Trần Đại Quang phù hợp với chính sách mở cửa từ Đại hội Đảng Toàn quốc năm 1986 của Việt Nam. Bất chấp sự bế tắc kéo dài 50 năm trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, quan hệ hợp tác Việt - Mỹ đã được thiết lập trở lại và ngày càng tiến triển, tạp chí JPR cho biết.
Tạp chí này cho rằng, sẽ có thêm nhiều thỏa thuận được ký kết sau các cuộc hội đàm của Đại tướng Trần Đại Quang nhằm mở đường cho chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama vào năm 2015 và 2016. Các cuộc hội đàm của Đại tướng Trần Đại Quang với các quan chức ngoại giao, quan chức thực thi pháp luật Mỹ tập trung vào việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật đồng thời giải quyết các vấn đề về nhân quyền, Chiến tranh Việt Nam, hội nhập kinh tế và các vấn đề an ninh.
Như có lẽ điều quan trọng nhất đối với Việt Nam chính là sự việc tăng cường hợp tác về an ninh, củng cố thế trận quốc phòng của Việt Nam trước một đất nước Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ. Việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho việc nhập khẩu các hệ thống quân sự tinh vi của hải quân, lục quân và không quân, kể cả các tàu hải quân và tuần tra bờ biển, tàu ngầm, xe tăng, pháo, máy bay và tên lửa phòng không có khả năng tương tác với NATO và có thể bảo vệ Việt Nam hiệu quả hơn trước các cuộc tấn công trên đất liền, trên không và trên biển từ Trung Quốc.
Việc tăng cường cung cấp tàu tuần tra bờ biển, máy bay giám sát, tàu ngầm và các loại đạn dược tiên tiến sẽ ngăn chặn Trung Quốc xâm nhập vào lãnh thổ hàng hải của Việt Nam, qua đó giúp ổn định khu vực Thái Bình Dương và ngăn cản Trung Quốc mở rộng quyền lực trong khu vực, JPR nhận định.
Tạp chí này cũng cho rằng, việc nhanh chóng cải thiện quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ là dấu hiệu tốt cho quan hệ hợp tác giữa hai bên. Vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp nổi lên từ dòng thương mại Việt - Mỹ, họ sẽ quan tâm đến việc duy trì các dòng này bằng cách đảm bảo Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục có mối quan hệ hợp tác thân thiện. Các nhà xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Việt Nam sẽ thúc đẩy Washington tăng cường hợp tác với Việt Nam và ngược lại.
Lan Anh (dịch từ Journal of Political Risk)
Theo NTD
Bật mí chuyện đối đáp thú vị của Mao Trạch Đông Mao Trạch Đông được coi là bậc thầy hài hước. Tài liệu lịch sử Trung Quốc còn ghi chép lại nhiều câu chuyện đối đáp thú vị của Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông là người bình dị, dễ gần, ông rất thích nói chuyện với những người làm việc xung quanh mình nhằm điều tiết bầu không khí căng thẳng. Có lần...