Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội: Thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Thời gian qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã luôn chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả, không để dịch lớn nguy hiểm xảy ra, thực hiện tốt việc quản lý bệnh không lây nhiễm… góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe nhân dân.
Đồng thời, Hà Nội đã tổ chức thực hiện và duy trì tốt hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm; duy trì hoạt động của các đội chống dịch cơ động các tuyến; dự trù đầy đủ, sẵn sàng cơ số phòng chống dịch, đáp ứng kịp thời khi có dịch xảy ra; triển khai quyết liệt và hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch; bao vây khoanh vùng xử lý các khu vực có bệnh nhân ổ dịch một cách kịp thời, hạn chế tối đa số mắc và tử vong do dịch bệnh.Trong 8 tháng đầu năm, Hà Nội đã đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhờ vậy, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, không ghi nhận các bênh truyên nhiêm đặc biệt nguy hiểm như Ebola, Mers-CoV. Một số bệnh truyền nhiễm lưu hành có số mắc tăng so với cùng kỳ năm trước, nhưng được khống chế kịp thời như sởi, sốt xuất huyết; chưa ghi nhận trường hợp tử vong do dịch bệnh.
Công tác kiểm tra phòng chống dịch bệnh được đẩy mạnh với mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh. (Ảnh: Văn Lập).
Thực hiện hiệu quả các hoạt động chủ động phòng chống dịch bệnh như tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và các chiến dịch phun hóa chất để phòng chống bệnh sốt xuất huyết; tổ chức các chiến dịch phun khử khuẩn tại các khu vực nguy cơ cao, các trường mầm non mẫu giáo trọng điểm để phòng chống bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết…
Hoạt động tiêm chủng mở rộng được duy trì ổn định theo tuần tại tất cả các trạm y tế xã, phường, thị trấn đảm bảo duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 92,5%; tiếp tục mở rộng và triển khai phần mềm Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại tất cả các cơ sở tiêm chủng trong và ngoài công lập, tiến tới sử dụng báo cáo điện tử thay thế báo cáo giấy; hoạt động phòng chống sốt rét, giun sán được duy trì.
Bên cạnh đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội còn đẩy mạnh hoạt động kiểm dịch y tế quốc tế. 8 tháng đầu năm, trung tâm đã kiểm tra, giám sát 23.245 chuyến bay quôc tê nhập cảnh vơi 4.016.000 hành khách, giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh từ các quốc gia có dịch cúm gia cầm, Mers-CoV… Phôi hơp vơi hai quan cưa khâu va cac cơ quan liên quan giám sát 159 lượt thi hài, tro cốt; 960 tấn hàng hóa xuất, nhập khẩu đam bao đung quy đinh.
Phối hợp vơi Cang vu hang không Miên Băc thưc hiên kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường, vê sinh an toan thưc phâm khu vưc cang hang không quốc tế Nôi Bai; hương dân cac cơ sở kinh doanh thực hiện đam bao vê sinh môi trương phong chông bênh dich va an toan thưc phâm theo quy định.
Song song với việc chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm cũng luôn được đẩy mạnh. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tăng cường đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ hệ thống ngay từ đầu năm và triển khai mô hình dự phòng và quản lý bệnh không lây nhiễm.
Triển khai hoạt động điểm can thiệp phòng chống bệnh không lây nhiễm dựa vào cộng đồng tại huyện Thạch Thất; duy trì hoạt động phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý và tư vấn một số bệnh không lây nhiễm tại tuyến y tế cơ sở và giám sát tử vong dựa vào phỏng vấn tại Long Biên…
Không chỉ vậy, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện và bao phủ toàn thành phố nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm tử vong mẹ, giảm tử vong sơ sinh và tử vong trẻ em.
Kết quả, trong 8 tháng đầu năm, tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai trên 3 lần trong 3 thời kỳ đạt 99,6%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần trở lên trong 3 thai kỳ đạt 95%; tỷ lệ phụ nữ đẻ tiêm đủ uốn ván đạt 99,9%; tỷ lệ bà mẹ sinh có cán bộ y tế hỗ trợ đạt 100%; tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc tại nhà sau sinh đạt 99,6%.
Đồng thời, hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em và dinh dưỡng cộng đồng luôn được chú trọng, 7.668 bà mẹ đã được uống vitamin A; 13.629 từ 37- 60 tháng tuổi nguy cơ cao thiếu vitamin A, dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ hoàn toàn, được uống vitamin A liều cao…
Đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, Hà Nội đã duy trì thực hiện công tác giám sát phát hiện theo quy định của Bộ Y tế; duy trì hoạt động điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại 18 cơ sở điều trị; duy trì các hoạt động nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV triển khai tại 22 phòng khám ngoại trú; các hoạt động khám chữa bệnh qua thẻ bảo hiểm y tế, phối hợp phòng chống lao/HIV và dự phong lây truyền từ mẹ sang con vẫn đang được duy trì hiệu quả…
Tiếp tục thực hiện tốt công tác y tế dự phòng những tháng cuối năm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị cần duy trì tốt hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm; tăng cường tần suất giám sát phát hiện bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại một số bệnh viện, cơ sở y tế trọng điểm.
Xây dưng và triển khai thực hiện mô hình văn phong đap ưng nhanh vơi tinh hinh dich bênh theo hương văn phong đap ưng khân câp dich bênh (EOC) cua Bô Y tê. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt các công tác tiêm chủng mở rộng, quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản; tăng cường phòng chống HIV/AIDS, mở rộng điểm uống Methadone…
Đặc biệt, các đơn vị cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để từng người dân nâng cao nhận thức về dịch bệnh qua đó sẽ tự giác thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế…
Nguyễn Minh
Theo laodongthudo
Số người cần chăm sóc phục hồi chức năng ở Việt Nam ngày càng tăng
Đến nay, đã có 63 bệnh viện/Trung tâm phục hồi chức năng tuyến Trung ương và tuyến tỉnh; 100% bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh có khoa phục hồi chức năng.
Phục hồi chức năng cho người bệnh với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại. (Ảnh: T.G/Vietnam )
Theo tổng điều tra dân số gần đây nhất, Việt Nam có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật (chiếm 7-10% dân số). Theo báo cáo của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, hiện Việt Nam có khoảng 4,8 triệu người bị phơi nhiễm với chất độc hóa học, hơn 3 triệu nạn nhân chất độc hóa học/dioxin.
Đặc biệt, số người khuyết tật có xu hướng ngày một tăng cao do hậu quả của chiến tranh còn rất nặng nề, do sự già hóa dân số, do tai nạn giao thông, tai nạn lao động và do mắc các bệnh không lây nhiễm có xu hướng tăng cao... Chính vì vậy, người khuyết tật rất cần được chăm sóc về phục hồi chức năng để phục hồi sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng.
Phó giáo sư Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội phục hồi chức năng Việt Nam đã phân tích như vậy khi phát biểu tại Hội nghị quốc tế về khoa học công nghệ và giải pháp tăng cường công tác phục hồi chức năng, do Hội phối hợp với Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Công ty Cổ phần thương mại Dược Hà Nội, Công ty TNHH tư vấn, thương mại và dịch vụ Transmed tổ chức ngày 20/9 tại Hà Nội.
Hội nghị với sự tham gia của nhiều đại biểu trong nước và quốc tế. (Ảnh: PV/Vietnam )
Tiến sỹ Cao Hưng Thái - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho hay, trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành phục hồi chức năng trên thế giới, công tác phục hồi chức năng tại Việt nam cũng ngày càng phát triển.
Đến nay, đã có 63 bệnh viện/Trung tâm phục hồi chức năng tuyến Trung ương và tuyến tỉnh; 100% bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và tuyến tỉnh có khoa phục hồi chức năng; 50% bệnh viện chuyên khoa có khoa phục hồi chức năng. Đặc biệt, ngành y tế đã thành lập hệ thống khoa phục hồi chức năng-Y học cổ truyền tại các trung tâm y tế tuyến huyện; tuyến xã đã có 90% số xã bố trí cán bộ theo dõi công tác phục hồi chức năng tại xã để cung cấp được các dịch vụ này ngay tại cộng đồng.
Bên cạnh đó, chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được quan tâm, đầu tư và triển khai ở nhiều địa phương, góp phần làm giảm tỷ lệ khuyết tật, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật về mọi mặt. Chương trình giúp người khuyết tật được hòa nhập và tham gia bình đẳng vào các hoạt động trong xã hội, phát huy tối đa năng lực của người khuyết tật đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng.
Mặt khác, tiến sỹ Norbert Moos, chuyên gia y học thể thao, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Saint Josef, Bonn (Đức) chia sẻ, vấn đề về đột quỵ không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam cùng chung một xu thế dân số già đi, việc điều trị tốt lên tỷ lệ bệnh nhân bị đột quỵ và di chứng của đột quỵ sẽ gia tăng.
"Trong công tác điều trị bệnh đột quỵ hiện nay quan trọng nhất là vai trò của sự phối hợp giữa các chuyên ngành như phục hồi chức năng, tim mạch, thần kinh, phẫu thuật. Ở Việt Nam tôi thấy đã có nhiều tiến bộ trong công tác phục hồi chức năng nhưng để có công tác điều trị toàn diện chúng ta phải có sự phối hợp tốt giữa các chuyên ngành để can thiệp sớm trong điều trị cho bệnh nhân để phòng và hạn chế những biến chứng cho bệnh nhân về sau," tiến sỹ Norbert Moos chỉ rõ.
Giáo sư Cao Minh Châu - Tổng thư ký Hội phục hồi chức năng Việt Nam, phân tích về phục hồi chức năng sau đột quỵ:
Giáo sư Cao Minh Châu, Tổng thư ký Hội phục hồi chức năng Việt Nam phân tích, bệnh đột quỵ não để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể, khả năng nhận thức, rối loạn ngôn ngữ.
Để phục hồi sau đột quỵ, giáo sư Châu cho hay, bệnh nhân cần được chăm sóc, chú trọng vào việc phục hồi tế bào não bị tổn thương, khả năng phản xạ, kết nối các tế bào thần kinh. Phương pháp hiện nay đang được sử dụng phổ biến và hiệu quả là sử dụng trang thiết bị, công nghệ hiện đại và các thuốc, sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe trí não./.
Hội nghị quốc tế về khoa học công nghệ và giải pháp tăng cường công tác phục hồi chức năng tập trung đi sâu vào các giải pháp phục hồi sau khi bị đột quỵ, chấn thương não bộ.
Hội nghị với 8 chuyên đề/16 chuyên đề về phục hồi liên quan đến não bộ, được chia sẻ bởi hai chuyên gia quốc về về phục hồi chức năng là tiến sĩ Norbert Moos - Chuyên gia y học thể thao, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Saint Josef, Bonn (Đức) và chuyên gia Soon Yong Kwon đến từ Bệnh viện Bobath Memorial (Hàn Quốc) và các bác sỹ chuyên gia đầu ngành đến từ các bệnh viện lớn trong nước.
Bên lề hội nghị cũng diễn ra triển lãm trưng bày các sản phẩm về khoa học công nghệ và giải pháp trong công tác phục hồi chức năng.
Một số hình ảnh tại hội nghị và triển lãm:
Tiến sĩ Norbert Moos chia sẻ về công tác phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ. (Ảnh: PV/Vietnam )
Các sản phẩm công nghệ mới nhất được trưng bày. (Ảnh: PV/Vietnam )
Tham quan các gian hàng tại triển lãm. (Ảnh: PV/Vietnam )
Video hướng dẫn chăm sóc người bệnh, người nhà sau đột quỵ. (Ảnh: PV/Vietnam )
Trao đổi, chia sẻ các thông tin tại triển lãm. (Ảnh: PV/Vietnam )
Thùy Giang
Theo vietnamplus
Hơn 5.000 người đã đăng ký tham gia cuộc thi đi bộ vì sức khỏe Theo WHO, đi bộ 6.000 - 10.000 bước mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm. Đi bộ khiến cho nhịp thở của bạn nhanh hơn, khi đó oxy được chuyển đến tim nhanh hơn giúp tim thêm khỏe. Ban Tổ chức trao giải tháng thứ nhất Cuộc thi Đi bộ vì sức khỏe. (Ảnh: PV/Vietnam ) Ngày...