Trung tâm hành chính lớn nhất VN sắp hoạt động
Vào ngày 20/2 tới, Trung tâm hành chính tập trung được coi là lớn nhất Việt Nam tọa lạc tại Bình Dương sẽ đi vào hoạt động.
Vào ngày 20/2 tới, Trung tâm Hành chính tập trung được coi là lớn nhất Việt Nam tọa lạc tại Bình Dương sẽ đi vào hoạt động.
Tòa nhà được khởi công xây dựng vào năm 2011 và đến nay đã hoàn thành với độ cao 104m, 2 tầng để xe, 20 tầng lầu, tầng kỹ thuật, mái và bãi đáp trực thăng. Tổng vốn đầu tư cho dự án 1.400 tỷ đồng. Tòa nhà gồm 2 tháp A và B, bố trí gần 60 cơ quan, đoàn thể, đơn vị khối Đảng, đoàn thể chính trị, cơ quan quản lý nhà nước, các sở, ngành, các đơn vị sự nghiệp.
Phối cảnh tòa tháp đôi Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương
Khi đưa vào sử dụng, Trung tâm Hành chính tập trung sẽ trở thành biểu tượng cho sự phát triển của Bình Dương trong kỷ nguyên mới. Đồng thời tạo bước đột phá của Chính quyền tỉnh với sự tập trung tất cả các loại hình dịch vụ và công nghệ cao. Qua đó giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn với nền quản lý chính trị và hành chính thân thiện, hiệu quả.
Video đang HOT
Dịp này, lãnh đạo tỉnh Bình Dương cũng công bố việc khởi động, xây dựng thành phố mới Bình Dương. Dự án này có quy mô 1.000ha được Chính phủ phê duyệt trở thành khu đô thị văn minh, hiện đại, sẽ trở thành quận trung tâm của thành phố Bình Dương trực thuộc Trung ương theo định hướng quy hoạch đến năm 2020.
Được biết, thành phố mới Bình Dương nằm ở vị trí thuận lợi để kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các tỉnh Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và TP.HCM thông qua các trục đường giao thông lớn như: đường Xuyên Á, Hồ Chí Minh, kết nối đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây…
Theo Thúy Ngà (Infonet.vn)
Chính phủ yêu cầu xác minh tố cáo sai số liệu tại Từ Liêm
Văn phòng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Nội vụ xem xét, trả lời đại biểu HĐND Nguyễn Hữu Kiên về một số vấn đề liên quan đề án thành lập hai quận tại Từ Liêm, Hà Nội.
Đây là lần thứ hai, Văn phòng Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và trả lời đại biểu Kiên về nội dung này.
Cuối tháng 1, Văn phòng Chính phủ nhận được công văn của đại biểu HĐND huyện Từ Liêm Nguyễn Hữu Kiên gửi Thủ tướng tiếp tục phản ánh một số sai sót liên quan đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập hai quận và 23 phường mới.
Trước đó một tháng, đại biểu Kiên cũng gửi kiến nghị tương tự tới Thủ tướng và ngày 31/12/2013, ông nhận được văn bản trả lời của Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, theo ông Kiên, văn bản này thực chất là một dạng công văn chuyển nội dung giải thích của UBND huyện Từ Liêm và báo cáo của UBND Hà Nội, chứ chưa thể hiện vai trò chủ trì của Bộ Nội vụ trong việc trả lời cụ thể những phản ánh của báo chí và đặc biệt là nội dung kiến nghị mà ông đã nêu.
Đề án chia tách hai quận mới đã được Chính phủ phê duyệt.
Do vậy, ông Kiên tiếp tục có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng và yêu cầu tiếp tục làm rõ tại sao đề án nhằm tách một huyện ra làm 2 quận mà lại xây dựng theo hướng nâng từ một huyện lên một quận.
Bên cạnh đó, ông Kiên cho biết trong báo cáo gửi ông, Hà Nội đã thừa nhận những sơ xuất về thống kê và trả lại địa vị pháp lý cho các hộ dân, cá nhân đang sinh sống hợp pháp trên 9,3 ha tách từ Xuân Phương về Tây Tựu (596 nhân khẩu), trên 3,3 ha tách từ Cầu Diễn về Cổ Nhuế 1 (372 nhân khẩu), trên 1,6 ha tách từ Cầu Diễn về Cổ Nhuế 2 (292 nhân khẩu).
Với nội dung này, ông Kiên cho rằng, báo cáo giải trình của huyện và thành phố đều tiếp tục không tuân thủ pháp luật, thậm chí không tuân thủ ngay chính nội dung do Bộ Nội vụ ban hành. Thế nhưng, Bộ Nội vụ không những không "tuýt còi" mà vẫn gửi báo cáo này cho ông.
Trong văn bản gửi Thủ tướng, đại biểu Kiên cũng đề nghị xem xét trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm và Chủ tịch UBND Hà Nội do không tuân thủ đúng quy định của pháp luật trong việc xây dựng đề án điều chỉnh địa giới hành chính.
Ngoài ra, theo ông Kiên, Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm và các cơ quan chuyên môn liên quan của huyện Từ Liêm đã cố tình "làm số" và ghi khống số liệu nhằm báo cáo sai cơ quan dân cử và cơ quan quản lý cấp trên trong quá trình xin thông qua đề án. Khi nhận được phản ánh của đại biểu và chỉ đạo của Thủ tướng, họ cũng đã không cầu thị xem xét kỹ lưỡng, tiếp tục vi phạm quy định của pháp luật.
Ông Kiên cho rằng Chủ tịch UBND Hà Nội và Bộ trưởng Nội vụ đã thiếu trách nhiệm khi rà soát lại đề án trong phần thẩm quyền của mình dẫn đến tình trạng đề án xây dựng sai quy định của pháp luật vẫn được trình lên Thủ tướng.
Đoàn Loan
Theo VNE
Cơ quan nào chịu trách nhiệm vụ dây diện đứt, giật chết dân? Cho rằng việc chị Ngô Thị Nơi bị điện giật chết là lỗi của ngành chức năng, gia đình đã yêu cầu làm rõ nhưng nhiều ngày qua vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Quá bức xúc, người nhà đã mang di ảnh, lư hương của nạn nhân kéo đi "đòi" trách nhiệm. Vào khoảng 8h sáng ngày 4/1, người nhà...