Trung tâm giới thiệu việc… lừa!
Bằng thủ đoạn tung tin tuyển dụng lao động và giới thiệu việc làm lên mạng internet, Hoàng Thị Thắng đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều sinh viên đang theo học ở Hà Nội, có nhu cầu tìm việc làm để có thêm thu nhập chi trả học phí.
Nghi vấn từ phòng bán vé máy bay
Trung tâm “lừa” của chị em Thắng, Trung ở 54 – Nguyễn Tuân và tang vật các vụ lừa đảo
Đầu tháng 4-2011, qua công tác nắm tình hình địa bàn, CAP Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân phát hiện phòng bán vé máy bay của Vietnam Airlines tại 54 – Nguyễn Tuân có nhiều sinh viên đến đây nộp hồ sơ xin việc làm. Tiến hành xác minh, CAP Thanh Xuân Trung được biết phụ trách phòng bán vé máy bay này là Hoàng Thị Thắng, SN 1984, quê quán ở Khoái Châu – Hưng Yên, hiện thuê trọ ở ngõ 335, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân. Tiếp tục tìm hiểu từ một số sinh viên, cơ quan công an nắm được họ đến đây nộp hồ sơ và tiền để được Thắng giới thiệu cho những công việc văn phòng như trực điện thoại, sắp xếp hồ sơ, hoặc soạn thảo văn bản… Ai có nhu cầu xin việc, Thắng yêu cầu họ nộp 200 nghìn đồng tiền phí đào tạo và 500 nghìn đồng tiền đặt cọc, làm hồ sơ tuyển dụng lao động.
Đáng chú ý là, tuy đã có khá nhiều nhiều người đến đây nộp tiền và hồ sơ, nhưng chưa có ai được Thắng tuyển hoặc giới thiệu làm việc gì. Một số người sau khi nộp các khoản phí được Thắng giao cho một tập tài liệu liên quan đến các hoạt động du lịch và bảo mang về nghiên cứu, viết ra một chuyên đề giới thiệu các tour du lịch trong nước, quốc tế, hẹn một tháng sau nộp lại để kiểm tra trình độ. Đến hẹn, người có nhu cầu xin việc mang “trả bài” liền bị Thắng chê bai, cho là viết không đạt để kiếm cớ đơn phương hủy bỏ hợp đồng mà không trả lại họ các khoản lệ phí ban đầu.
Lật tẩy trò lừa đảo
Trước những dấu hiệu nghi vấn về hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, 13h chiều 26-4, CAP Thanh Xuân Trung đã tổ chức kiểm tra hành chính hoạt động của cơ sở này. Qua kiểm tra, cơ quan công an phát hiện phòng bán vé máy bay do Thắng quản lý không có giấy phép ủy quyền đại lý cấp 2 của Vietnam Airlines. Đối tượng Thắng đã tự treo biển phòng bán vé máy bay của Vietnam Airlines, nhằm mục đích lập “đại bản doanh” để che đậy hành vi lừa đảo.
Trưa 27-4, sau khi bị CAP Thanh Xuân Trung bắt giữ về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, Hoàng Thị Thắng khai cuối năm 2010, đã thuê nhà số 54 – Nguyễn Tuân, để thực hiện hành vi lừa đảo dưới hình thức môi giới việc làm, tuyển dụng lao động. Kể từ đó đến khi bị phát hiện, Thắng đã lừa đảo, chiếm đoạt tiền của hàng chục người có nhu cầu tìm việc làm, chủ yếu là sinh viên ngoại tỉnh đang theo học ở Hà Nội. Thắng còn lập một văn phòng “ma” tại nơi mình thuê trọ ở ngõ 335 – đường Nguyễn Trãi, để làm nơi thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, mỗi khi phòng vé 54 – Nguyễn Tuân quá tải về lượng người đến xin việc.
Trả lời câu hỏi của phóng viên ANTĐ về động cơ dẫn đến hoạt động lừa đảo, Hoàng Thị Thắng khai do hoàn cảnh gia đình khó khăn, 2 vợ chồng mới ly thân và phải nuôi con nhỏ, Thắng đã nảy sinh ý định lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những người có nhu cầu tìm việc làm. Trước đây, Thắng từng làm giám đốc một công ty TNHH có chức năng tuyển dụng lao động. Kể từ khi 2 vợ chồng Thắng ly thân, công ty này cũng ngừng hoạt động và Thắng đã sử dụng con dấu của công ty cũ để đóng vào các hóa đơn thu lệ phí và hồ sơ tuyển dụng lao động, giới thiệu việc làm. Ngoài ra, Thắng còn làm giả một con dấu khác để thực hiện hành vi lừa đảo. Mở rộng điều tra, CAP Thanh Xuân Trung làm rõ Hoàng Văn Trung, SN 1990, em trai Thắng đã giúp việc đắc lực cho chị gái mình trong các hoạt động lừa đảo. Vụ việc đang được CAP Thanh Xuân Trung phối hợp với Cơ quan CSĐT – CAQ Thanh Xuân tiếp tục làm rõ.
Theo ANTD
Video đang HOT
Lật tẩy "màn kịch" thương tâm
Nhiều bạn đọc thông tin: với chiêu thức dàn cảnh để người đi đường va quẹt, làm đổ gánh tàu hủ (hoặc tự đổ) rồi khóc lóc kêu gọi lòng thương của người khác, chỉ sau một giờ một người đàn bà đã thu lợi hơn 700.000 đồng.
Bà Ký tại trụ sở Công an P.22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: H.Lộc
Trưa 24-4, Công an P.22, Q. Bình Thạnh (TP.HCM) đã vạch trần màn kịch của người đàn bà với gánh tàu hủ diễn ra ngay trên cầu Sài Gòn. Tại Công an P.22, bà ta khai tên Đặng Thị Ký, 57 tuổi, quê ở Tư Nghĩa, Quảng Ngãi.
Chiêu thức cũ
Ngày 27-3, khoảng 10g30, chúng tôi bắt gặp người đàn bà này ngồi bên hành lang bộ hành trên cầu Sài Gòn. Xung quanh là chén, muỗng và tàu hủ đổ vương vãi xuống nền đường. Người đàn bà lúc thì ngồi úp mặt xuống gối, lúc lại ngẩng mặt lên trời khóc rất thê thảm, liên tục đưa tay phải quệt nước mắt, tay trái lấy muỗng xúc tàu hủ vương vãi vào nồi. Chỉ hơn một giờ đã có hàng chục lượt người dừng xe cho tiền với mệnh giá 20.000, 50.000 đến 100.000 đồng, không một ai có chút nghi ngờ.
11g50, bà ta nhanh chóng gói ghém bộ đồ nghề, quảy gánh về phía Q.Bình Thạnh, chui xuống một gốc cây dưới gầm cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh bắt đầu châm thuốc hút phì phèo và đếm tiền. Tất cả có bốn xấp tiền loại 100.000 và 50.000 đồng. Sau đó bà ta leo lên xe ôm và mất hút khi đến một con hẻm trên đường Bùi Đình Túy (Q.Bình Thạnh).
Màn dàn cảnh đổ tàu hủ trên cầu Sài Gòn để người đi đường rủ lòng thương cho tiền - Ảnh: Hoàng Lộc
Theo dõi nhiều ngày, chúng tôi nhận ra: để tránh sự nghi ngờ, cứ cách một tuần người đàn bà này lại xuất hiện và thực hiện màn kịch một lần. Địa điểm hoạt động thay đổi liên tục, khi ở cầu Thị Nghè 2, lúc ở giữa cầu Sài Gòn. Thời gian hoạt động thường cố định vào tầm từ 10g30 đến gần 12g và chỉ kéo dài trong hơn một giờ (vì từ 10g30 đến gần 12g, lượng người lưu thông qua cầu rất đông).
Dù hành vi lừa đảo diễn ra liên tục, trên cùng một vài địa điểm cố định nhưng vẫn có lắm người bị lợi dụng lòng tốt. Trưa 24-4, chúng tôi chứng kiến cảnh cặp vợ chồng người nước ngoài dù đã chạy xe qua gần cả trăm mét nhưng nhìn thấy cảnh tượng thương tâm nên không kìm được, quay lại hỏi thăm, cho tiền. Cá biệt, trưa 27-3, giữa nắng chang chang, cầu Sài Gòn đông nghẹt, một bà mẹ chở con nhỏ khoảng 6 tuổi chạy ngang qua nhưng sau đó vẫn gắng dừng lại để đứa bé nhảy xuống xe cho người đàn bà này 20.000 đồng.
Anh Trần Minh Hoàng, công tác tại Công ty TNHH Cầu phà TP.HCM, bức xúc: "Lần đầu tôi thấy bà ta khóc lóc bên gánh tàu hủ đổ vãi, rất tội nghiệp nên móc bóp cho 50.000 đồng. Lần một, lần hai, lần ba rồi đến nay là lần thứ tư vẫn gặp bà ta cứ gào khóc bên đống tàu hủ, tôi biết ngay là chiêu thức lừa đảo. Đến lần thứ năm, tôi quyết định đuổi cổ bà ta đến hai lần, bà ta mới chịu dời đi".
Một giờ thu 700.000 đồng
Tại cơ quan công an, bà Ký cho rằng do "gánh lên cầu mỏi vai, đổi vai nên người ta đụng vào đổ và người ta tự đền tiền". Tuy nhiên, khi được hỏi người ta đền tiền rồi sao không đi mà ngồi khóc lóc thảm thương gần một giờ trên cầu thì bà Ký ậm ự không trả lời. Khi xem những đoạn video clip, hình ảnh cảnh bà hành nghề và ngồi đếm tiền với số lượng lớn thì bà mới thú nhận: "Trong một lần đi bán, do chân tui yếu nên ngã làm đổ tàu hủ ra đường. Thấy nhiều người cho tiền nên...".
Bà Ký cho biết mỗi lần dàn cảnh chỉ trong một giờ như vào trưa 24-4, bà thu được 700.000 đồng. Tuy nhiên, khi yêu cầu công khai số tiền thu được thì cơ quan chức năng phát hiện đến hơn 700.000 đồng. Bộ đồ nghề của bà Ký rất sơ sài, hai đầu đòn gánh là một cái nồi lớn đựng tàu hủ (đã đổ), trong đó có ba chiếc muỗng lớn đủ loại cũ rích, bị gãy cán và bảy chiếc muỗng nhỏ, bảy cái chén lớn. Đầu bên kia là một cái thau lớn đựng mấy hòn than củi vây quanh đống tro tắt ngúm từ lâu (không hoạt động) và một bịch nước đường thắng màu vàng cam.
Bà Ký dàn cảnh đổ tàu hủ để ăn vạ, xin tiền - Ảnh: Trần Hưng - Hoàng Lộc
Ông Võ Văn Trai (trưởng Công an P.22, Q.Bình Thạnh): Phạt hành chính 2-5 triệu đồng Bà Ký đã thừa nhận hành vi dàn cảnh để lừa đảo nhưng theo nghị định 73/CP ngày 12-7-2010, điều 18, khoản 2, bà ta chỉ bị phạt hành chính 2-5 triệu đồng rồi thả. Bởi vì chưa có người bị hại đến trình báo và chưa biết mức độ thiệt hại là bao nhiêu nên trước mắt là phạt hành chính trong khung quy định, rồi theo dõi. Nếu tái phạm sẽ có hình thức xử lý mạnh hơn. Thời gian qua, chúng tôi cũng ghi nhận nhiều trường hợp lợi dụng lòng thương để lừa đảo. Chiêu thức không mới nhưng nhiều người vẫn bị lừa vì cả tin, vì thế chính người dân phải cảnh giác. Nếu phát hiện báo ngay về chính quyền gần nhất để kịp thời xử lý.
HOÀNG LỘC - TRẦN HƯNG
Giả khổ xin tiền
Giả điên, giả bệnh, giả nghèo khó..., những "kịch bản" kiếm tiền dễ dàng.
Tại cửa hàng xăng số 18 Petrolimex (444 Trần Hưng Đạo, Q.5, TP.HCM) thường xuyên xuất hiện một người phụ nữ bế trên tay một đứa trẻ khoảng 2-3 tuổi lân la xin tiền người dân vào đổ xăng.
Khi chúng tôi vào đổ xăng, bà này ngay lập tức "diễn" vở kịch quen thuộc: "Tui tên Yến, nhà ở quận 8, gần cầu Bà Tàng, lên quận 1 mượn tiền của dì mua sữa cho con mà dì không có nhà. Sáng giờ con tui chưa có gì vào bụng cả, tui thương nó quá, đành phải đứng đây xin tiền mua sữa cho con".
Ngày hôm sau, khi chúng tôi trở lại cây xăng này thì thấy người phụ nữ kia vẫn tiếp tục "vở diễn" tại đây, vẫn với đứa con làm "đạo cụ" chính. Ngay lập tức một người khách hàng đổ xăng tỏ ra hào phóng móc ra hai tờ 10.000 đồng đưa cho bà.
Tại cây xăng số 37 Petrolimex (615 Trần Hưng Đạo, Q.1), một người đàn bà mặc chiếc áo khoác trắng, quần đen, mang một chiếc túi xách, thấy chúng tôi mở nắp bình xăng vội chìa bàn tay đang cầm 2 tờ 500 đồng nói: "Giúp cô 2.000 đồng nữa để về xe buýt đi, cô xin được một ngàn rồi".
Chúng tôi tỏ vẻ quan tâm hỏi về chuyện gia đình của người đàn bà tự xưng là Huệ thì nhận được câu trả lời rành rọt: "Nhà tôi ở Q.7, đi ra Q.1 mượn tiền chị bà con để mua thuốc uống nhưng chị không có nhà, trong túi thì không còn đồng nào về xe". Đến ngày 21-4, chúng tôi quay lại cửa hàng xăng trên để tìm hiểu sự việc thì bất ngờ gặp lại người phụ nữ tên Huệ nói trên, tiếp tục diễn vở kịch xin tiền người qua đường.
Cũng theo thông tin của bạn đọc phản ảnh, tại giao lộ Ba Tháng Hai - Lê Đại Hành, những ngày gần đây xuất hiện một thanh niên chừng 30 tuổi, mặc bộ đồ rách rưới, đầu tóc bù xù, tay chân co giật quéo lại, hai mắt trợn ngược và bọt mép liên tục xì ra, dưới chân kẹp cái nón, nằm lăn lộn cạnh lề đường. Chỉ chưa đầy một giờ quan sát đã có hàng chục người dân đi đường là "nạn nhân" với trò lừa đảo của người thanh niên nói trên.
Khoảng 16g30, khi nhận thấy cửa hàng xăng Comeco (917 Ba Tháng Hai, Q.11) nườm nượp khách ra vào, người thanh niên "khuyết tật" nhanh chóng chuyển địa bàn hoạt động xin ăn vào cây xăng.
Sau khi liên tục chìa tay ra xin tiền và nhận được khá nhiều tiền từ khách vào đổ xăng và người đi đường, phát hiện có người theo dõi, ngay lập tức thanh niên này... tỉnh táo như không có bệnh, đi lại bình thường lẩn vào trụ điện ngay ngã tư, rồi thoăn thoắt chạy sang góc đường Lãnh Binh Thăng "trú ẩn". Ở đó một bàn nhậu đã được dọn sẵn, hình ảnh một người tàn tật đáng thương biến mất, thay vào đó là một tên "bợm nhậu" với điếu thuốc phì phèo trên tay.
ĐỖ PHI - DŨNG TUẤN
Theo Tuổi Trẻ
TP.HCM: Quý bà 'chuyên làm từ thiện' bị bắt giữ Với danh xưng "Hoa từ thiện" có tổ chức từ thiện khắp Việt Nam, người đàn bà gần 60 tuổi giờ chiêu lừa đảo hàng loạt nạn nhân với chiêu cho không biếu không... nền đất. Quý bà hào phóng Ngày 21/4, cơ quan CSĐT Công an Q.Bình Tân, TP.HCM đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Lê Thị Hoa...