Trung tâm đông lạnh xác chờ hồi sinh lớn nhất thế giới
Trung tâm Kéo dài sự sống Alcor sử dụng phương pháp đông lạnh để bảo quản xác người, chờ hồi sinh trong tương lai, khi khoa học công nghệ đã phát triển.
Năm 1972, sau khi xem một chương trình khoa học viễn tưởng cho trẻ em có tên Time Slip (Bước nhảy thời gian), nói về các nhân vật bị đóng băng, Max More đã nảy ra ý tưởng đông lạnh cơ thể người để chờ “hồi sinh”. Đây là tiền đề quan trọng cho những đóng góp sau này của ông đối với ngành y học.
Hiện tại, More là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Trung tâm Kéo dài sự sống Alcor (Alcor Life Extension Foundation), một trong những trung tâm đông lạnh cơ thể người lớn nhất thế giới.
Đông lạnh xác (Cryonics) là quá trình đóng băng cơ thể người đã chết ở nhiệt độ rất thấp, khoảng -196 độ C, lưu trữ chúng để chờ hồi sinh trong tương lai. Điều này chỉ được thực hiện sau khi bệnh nhân chết lâm sàng.
Đây là ý tưởng được ưa chuộng bởi những nhà khoa học theo chủ nghĩa tương lai. Lý luận chung của họ rất đơn giản: Thuốc men và y khoa luôn phát triển. Những căn bệnh nan y hôm nay có thể được chữa trị vào ngày mai. Đông lạnh xác là cách để thu hẹp khoảng cách giữa hai mốc thời gian đó.
Chuyên gia y tế chuẩn bị các loại thuốc cho bệnh nhân trước khi tiến hành đông lạnh. Ảnh: GOST
Giám đốc More nói: “Chúng tôi coi nó như mở rộng phương pháp cấp cứu. Trung tâm chỉ tiếp quản bệnh nhân khi y học ngày nay đã hết cách. Hãy nghĩ về nó như thế này: 50 năm trước, nếu thấy một người tắt thở khi đang chạy bộ, bạn sẽ kết luận luôn rằng họ đã chết. Ngày nay, chúng ta không còn làm vậy. Thay vào đó, chúng ta tiến hành hô hấp nhân tạo, làm thủ thuật sơ cứu… Những người đã chết 50 năm trước đáng ra có thể được cứu sống. Đông lạnh xác cũng hoạt động như vậy, chúng tôi chỉ ngăn cơ thể họ bị tổn hại nặng nề hơn, cho đến khi y học có cách chữa trị”.
Khách hàng của Alcor đến từ khắp nơi trên thế giới. Trong điều kiện lý tưởng, trung tâm sẽ tiên lượng thời điểm tử vong của bệnh nhân. Các chuyên gia thành lập một danh sách thành viên mắc bệnh nặng, theo dõi diễn tiến sức khỏe của họ. Khi thời điểm “sinh tử” gần đến, họ cử một nhóm dự phòng đến bên giường bệnh và chờ đợi.
“Có thể là vài giờ, vài ngày. Chúng tôi từng phải chờ khoảng 3 tuần”, ông More nói.
Video đang HOT
Sau khi bệnh nhân được tuyên bố tử vong hợp pháp, quá trình bảo quản bắt đầu. Đây là giai đoạn đầy khó khăn.
Đầu tiên, nhóm dự phòng chuyển người bệnh sang “giường băng”, phủ lên cơ thể họ một lớp đá lạnh. Sau đó, Alcor dùng máy hồi sức tim phổi, đưa máu đi khắp cơ thể trở lại. Các chuyên gia sử dụng 16 loại thuốc khác nhau để bảo vệ tế bào, khiến chúng không bị suy giảm chức năng khi người bệnh đã chết.
Trung tâm lưu ý trên trang web chính thức: “Bởi vì bệnh nhân đã qua đời hợp pháp, Alcor có thể áp dụng các phương pháp chưa được chấp thuận trong y tế thông thường”.
Khi người bệnh đã được chườm lạnh và cấp thuốc, nhân viên chuyển họ đến địa điểm phẫu thuật. Tại đây, bác sĩ sẽ rút hết máu và dịch lỏng ra khỏi cơ thể họ, thay thế chúng bằng dung dịch không đóng đá, giống với chất chống đông sử dụng bảo quản nội tạng cấy ghép. Tiếp đến, họ tiến hành mở lồng ngực, tìm kiếm các mạch máu chính, gắn chúng vào thiết bị giúp loại bỏ lượng máu còn sót lại trong cơ thể.
Về cơ bản, quá trình này nhằm đảm bảo các tinh thể đá không hình thành trong tế bào của bệnh nhân.
Bác sĩ phẫu thuật mở lồng ngực của bệnh nhân. Ảnh: Alcor Life Extension Foundation
Khi tĩnh mạch được bơm chất chống đông, Alcor bắt đầu hạ nhiệt người bệnh xuống khoảng 0,5 độ C mỗi giờ, chạm ngưỡng -196 độ C sau hai tuần.
Cuối cùng, cơ thể được bảo quản lộn ngược trong tủ đông có nitơ lỏng.
Đây là kịch bản lý tưởng. Song không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra theo kế hoạch. Nếu bệnh nhân đột ngột qua đời, quá trình này có thể bị trì hoãn vài giờ đến nhiều ngày.
Năm 2014, một khách hàng của trung tâm tự tử. Các chuyên gia phải thương lượng với cảnh sát và điều tra viên để được tiếp nhận thi thể. Giám đốc More cho biết khoảng thời gian giữa việc qua đời và bảo quản càng lâu, các tế bào bị phân hủy càng nhiều, việc hồi sinh và cứu chữa sẽ trở nên khó khăn hơn.
Chính ông cũng thừa nhận không điều gì là chắc chắn trong việc đông lạnh xác người.
“Chúng tôi chẳng thể biết được, nhiều sai sót có thể xảy ra”, ông nói.
Tiền đề cơ bản của đông lạnh xác người còn chưa được kiểm chứng. Đến nay, chưa bệnh nhân nào thực sự được hồi sinh sau khi bảo quản. Khái niệm này cũng khác với phương pháp “ngủ đông” nhân tạo mà y bác sĩ thường sử dụng trong các ca cấp cứu. Họ hạ thân nhiệt của người bệnh xuống còn 33 độ C trong vòng 24 giờ. Sau đó, tăng mức nhiệt dần lên 0,15 độ C mỗi giờ, cho tới 37 độ C.
Hôm 16/9, một nam thanh niên 19 tuổi bị điện giật ở Đà Nẵng đã được cứu sống ngoạn mục bằng hình thức này.
Thùng nitơ lỏng để bảo quản xác người nhiều năm. Ảnh: GOST
Tuy nhiên, đóng băng cả cơ thể trong nhiều thập kỷ lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Các nhà khoa học từng thành công đối với tế bào, cá thể giun. Nhưng mở rộng quy mô lên toàn bộ cơ thể người không phải điều đơn giản.
“Chưa có cách thức cơ bản để sửa chữa các mô. Nó không giống như du hành thời gian”, ông More nói. Dù ngành khoa học tái tạo mô đang dần phát triển, không ai biết chắc khi nào có thể đánh thức các bệnh nhân. Được hỏi về khoảng thời gian đó, người đứng đầu Alcor đưa ra con số từ 50 đến 100 năm.
Đến nay, hơn 1.000 người đã đăng ký bảo tồn cơ thể sau khi qua đời. Chi phí duy trì thành viên hàng năm là khoảng 770 USD. Quá trình đông lạnh toàn bộ cơ thể có giá lên tới 80.000 đến 200.000 USD. Theo ông More, số tiền này được chuyển vào quỹ ủy thác chăm sóc bệnh nhân, giữ cho cơ sở hoạt động và lưu trữ các thi thể trong thời gian dài.
Người Trung Quốc 'né' đồ đông lạnh nhập khẩu
Nhiều người tiêu dùng Trung Quốc hoang mang và cho biết sẽ tránh mua thực phẩm đông lạnh nhập khẩu sau thông tin phát hiện nCoV trên mặt hàng này.
Giới chức hai thành phố ở Trung Quốc hôm 13/8 tuyên bố phát hiện nCoV trên mẫu bề mặt cánh gà đông lạnh nhập khẩu từ Brazil và tôm đông lạnh từ Ecuador, làm dấy lên lo ngại trong người dân, dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã trấn an về nguy cơ virus xâm nhập chuỗi thực phẩm.
Wang Chao, một người Thượng Hải, cho hay ông sẽ chuyển sang mua thực phẩm địa phương nhiều hơn. "Tôi sẽ không chọn sản phẩm nhập khẩu, vì tình hình đại dịch ở nước ngoài bây giờ nghiêm trọng hơn ở Trung Quốc", ông nói.
Austin Hu, đầu bếp kiêm chủ nhà hàng cao cấp Heritage by Madison ở Thượng Hải, chế biến cá đông lạnh hôm 14/8. Ảnh: Reuters
Nỗi lo sợ về thực phẩm đông lạnh nhập khẩu ban đầu xuất phát từ việc nCoV được tìm thấy trên một chiếc thớt tại chợ Tân Phát Địa, Bắc Kinh, hồi tháng 6. Người bán hàng đã dùng chiếc thớt này để chế biến cá hồi nhập khẩu.
Austin Hu, đầu bếp tại nhà hàng cao cấp Heritage by Madison ở Thượng Hải, cho biết sau sự việc trên đã tạm ngừng nhập các hải sản sống như hàu, do niềm tin của khách hàng bị ảnh hưởng và giới chức tăng cường kiểm tra.
"Tình hình buôn bán ngày càng khó khăn, đặc biệt là hải sản, vì những sự việc xảy ra với tôm và cá hồi", Hu nói.
Khi được hỏi về thực phẩm nhập khẩu từ Brazil hôm 14/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho hay chính quyền đang làm việc với nước liên quan và không bình luận về khả năng cấm hàng nhập khẩu.
Trong khi đó, một số người tiêu dùng Trung Quốc vẫn đặt niềm tin vào cơ quan chức năng và các tiểu thương kinh doanh thực phẩm.
"Chúng ta cần cẩn trọng, nhưng tôi nghĩ thực phẩm đã được ra bán thì phải an toàn. Nếu họ đã bán thì nghĩa là chúng không có vấn đề gì", một người đàn ông họ Lei nói.
Covid-19 được cho là khởi phát từ chợ hải sản và động vật hoang dã ở thành phố Vũ Hán từ tháng 12/2019. Dịch bệnh đã xuất hiện ở 213 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 21,3 triệu người nhiễm nCoV, hơn 762.000 người chết. Trung Quốc về cơ bản đã khống chế được dịch và cuộc sống ở Vũ Hán đã dần quay trở lại bình thường.
Covid-19: Ca tử vong tăng kỷ lục, Pháp chuyển chợ thực phẩm thành nhà xác Trong bối cảnh số người chết vì đại dịch Covid-19 tại Pháp tiếp tục gia tăng, cảnh sát nước này hôm 2-4 cho biết chính phủ sẽ biến một phần chợ bán sỉ thực phẩm lớn nhất thế giới ở thủ đô Paris thành nhà xác tạm thời. Tính đến ngày 2-4, Pháp ghi nhận tổng cộng 59.105 ca nhiễm và 5.387 ca...