Trung tâm 115 TP.HCM triển khai taxi y tế đưa bệnh nhân đi cấp cứu
Do số lượng xe cấp cứu của Trung tâm 115 hiện không đủ đáp ứng nhu cầu cả thành phố, Sở Y tế TP.HCM đã nâng cấp taxi truyền thống thành taxi y tế, hiện chuẩn bị 200 xe.
Trưa 27/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong kiểm tra hệ thống chuyển bệnh nhân (thuộc Trung tâm Cấp cứu 115 TP) tại Công viên Phần mềm Quang Trung, quận 12.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đề nghị trung tâm bổ sung chức năng tư vấn cho bệnh nhân Covid-19 sau xuất viện bằng cách kết nối với số điện thoại của tổ phản ứng nhanh ở quận, huyện, và TP Thủ Đức. Ông yêu cầu mở thêm nhiều kênh thông tin để khi người dân gặp khó khăn hay vấn đề về sức khỏe có thể liên lạc.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong (áo trắng, giữa) kiểm tra hệ thống của Trung tâm cấp cứu 115. Ảnh: Thành ủy TP.HCM.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong chỉ đạo đẩy nhanh việc thành lập, vận hành 4 trung tâm cấp cứu khu vực để đồng bộ các đầu mối. Ông nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng là giải quyết nhanh việc vận chuyển bệnh nhân khi có yêu cầu bởi liên quan đến tính mạng, sức khỏe của người dân.
Ông Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM, cho biết mục tiêu của trung tâm là tất cả cuộc gọi đến phải được nghe, sàng lọc và đáp ứng. Từ 6 đường truyền, trung tâm đã nâng lên 14 đường truyền. Trước đây, mỗi ngày trung tâm nhận khoảng 1.200 cuộc gọi. Hiện, con số này lên đến 5.000.
Trong điều kiện giãn cách xã hội và tổng đài viên phải hoạt động 24/24, lãnh đạo TP.HCM chỉ đạo di dời toàn bộ tổng đài lên Công viên Phần mềm Quang Trung để tăng công suất từ 14 lên 40 đường truyền và mở rộng hơn nếu cần.
Hệ thống xe cấp cứu tại TP.HCM hiện không đủ để phục vụ nhu cầu toàn thành phố. Ảnh: Phạm Ngôn.
Về nhân sự, trung tâm có 20 người là lực lượng nòng cốt và cần thêm 100 tình nguyện viên của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Hiện, 30 sinh viên đã sẵn sàng tham gia.
Trung tâm 115 đang quản lý 23 xe cứu thương và chiều nay nhận thêm 6 chiếc. Số lượng này không đủ để đáp ứng nhu cầu của cả thành phố. Trong khi, xe của các bệnh viện đã nhận nhiệm vụ xét nghiệm, tiêm chủng.
Để giải quyết nhu cầu, Sở Y tế có kế hoạch nâng cấp taxi truyền thống thành taxi y tế. Theo kế hoạch, TP chuẩn bị 200 taxi y tế gồm tài xế, nhân viên y tế theo xe. Mỗi xe có 2 bình oxy 7 lít, bộ xét nghiệm nhanh, khử trùng và phương tiện thiết yếu khác.
Trưa cùng ngày, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đến thăm công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại nơi phong tỏa trên đường Hồ Học Lãm (phường An Lạc, quận Bình Tân). Trao đổi với người dân, Bí thư Thành ủy TP.HCM mong muốn chủ nhà trọ vận động người thuê phòng nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm, giữ khoảng cách; hướng dẫn, hỗ trợ công nhân vượt qua khó khăn.
Ông Nên cũng đề nghị chính quyền quận Bình Tân vận động người dân trên địa bàn chấp hành giãn cách, không tụ tập đông người, chỉ ra đường khi thật sự cần thiết. Lãnh đạo Thành ủy TP.HCM đề nghị phát tờ rơi hướng dẫn công tác phòng dịch Covid-19; tăng tuyên truyền bằng loa phát thanh.
Phó thủ tướng: Mục tiêu cao nhất là giảm ca tử vong ở TP.HCM. Sáng 27/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Bệnh viện Quân y 175. Ông Đam cho biết mục tiêu cao nhất là giảm ca tử vong do Covid-19 tại TP.HCM.
Tăng cường thực hiện Chỉ thị 16 tại TP.HCM: Giám sát chặt các ca F0, F1 cách ly tại nhà
Trong số nhiều nội dung chỉ đạo, lãnh đạo UBND TP.HCM yêu cầu giám sát, quản lý chặt chẽ các gia đình có ca F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà.
Bệnh nhân dương tính Covid-19 điều trị tại Bệnh viện hồi sức Covid-19 TP.HCM. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký ban hành văn bản khẩn gửi các sở, ban ngành, TP.Thủ Đức, quận huyện về việc tiếp tục tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn TP theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy.
Theo UBND TP, trước tình hình Covid-19 diễn biến nhanh, khó lường, để ngăn chặn số ca nhiễm mới, hạn chế tối đa trường hợp tử vong, bảo vệ hệ thống y tế và khả năng điều trị, cứu chữa bệnh nhân; UBND TP chỉ đạo tập trung thực hiện một số biện pháp.
Theo đó, thời gian thực hiện các nội dung này từ 24.7 đến hết ngày 1.8, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP nếu để xảy ra trường hợp không chấp hành nghiêm quy định trên địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách.
Bản tin Covid-19 ngày 24.7: Cả nước công bố 9.256 ca bệnh; TP.HCM, Hà Nội phải dùng biện pháp mạnh
Kiểm soát chặt chẽ tại nhà với F0, F1
Cụ thể, về nâng cao hiệu quả công tác xét nghiệm, điều trị và tiêm vắc xin, cần truy vết, xét nghiệm nhanh, tìm nguồn F0 và cách ly F1 sớm, tránh lây lan trong cộng đồng; phát huy thế mạnh của xét nghiệm test kháng nguyên nhanh tại các vùng nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, điểm nóng để quét nhanh, bóc tách trường hợp nghi nhiễm và nhiễm Covid-19 ra khỏi cộng đồng. Đồng thời, tổ chức chặt chẽ đội nhóm trực 24/24 để tiếp nhận thông tin tại từng khu phố, ấp và đáp ứng kịp thời xét nghiệm cho người có triệu chứng, người có yếu tố dịch tễ (kể cả trong khu vực phong tỏa, khu vực nguy cơ hay khu vực cộng đồng ít nguy cơ).
Thực hiện tốt công tác theo dõi F0 tại các cơ sở cách ly tập trung tại TP.Thủ Đức và các quận huyện, bệnh viện dã chiến tiếp nhận điều trị Covid-19 và phát huy Đội phản ứng nhanh của các quận, huyện và TP.Thủ Đức để kịp thời xử lý ngay khi người bệnh có dấu hiệu chuyển nặng.
Công tác tiêm vắc xin đợt 5 đang triển khai. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
UBND TP cũng yêu cầu Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, bệnh viện thu dung, điều trị và các quận, huyện, TP.Thủ Đức thực hiện nghiêm việc cập nhật thông tin liên quan đến công tác xét nghiệm, cách ly, điều trị Covid-19 để Trung tâm cấp cứu 115 TP có số liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời nhằm giúp điều hành tốt công tác chuyển viện, cấp cứu bệnh nhân trong thời gian sớm nhất nhằm giảm thiểu tử vong.
Về công tác tổ chức tiêm vắc xin, UBND TP.HCM nhấn mạnh cần tập trung thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin đợt 5 đảm bảo an toàn, công bằng, minh bạch. Trong đó, cần ưu tiên cho người cao tuổi (trên 65 tuổi) và người có bệnh nền; với mục tiêu là tiêm an toàn, không chạy theo tiến độ, thực hiện đúng tinh thần giãn cách. Đồng thời đẩy nhanh công tác đàm phán và mua vắc xin, phấn đấu đến quý 1/2022 sẽ có 2/3 dân số TP được tiêm vắc xin Covid-19.
Hỗ trợ người lao động kịp thời
Về đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân, tổ chức thực hiện phương án cung ứng hàng hóa phù hợp trên cơ sở tình hình, diễn biến dịch bệnh hiện nay; hỗ trợ nguồn hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho các quận, huyện, TP.Thủ Đức để kịp thời phân phối đến người dân tại các khu cách ly, khu phong tỏa và bệnh viện dã chiến.
Đối với công tác hỗ trợ người lao động, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, UBND TP giao Sở LĐ-TB-XH TP tiếp tục đẩy nhanh thực hiện giải ngân gói an sinh xã hội cho người lao động không giao kết hợp đồng lao động; người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; các hộ kinh doanh cá thể bị dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền. Khẩn trương rà soát, đề xuất, tiến hành hỗ trợ đối với các lao động tự do không đủ điều kiện được hỗ trợ.
Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về phòng chống dịch
Về công tác đảm bảo giao thông, an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ trên địa bàn TP, UBND TP.HCM giao Công an TP chủ trì, phối hợp với các ban, ngành tổ chức các chốt trạm kiểm soát cấp TP, trong đó chỉ thực hiện kiểm tra đối với các phương tiện có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống dịch và an toàn giao thông. Không thực hiện kiểm tra phòng, chống dịch tại chốt kiểm soát dịch trên tất cả các tuyến giao thông đối với phương tiện vận tải hàng hoá có giấy nhận diện phương tiện (QR code) do Sở GTVT tỉnh, TP trực thuộc T.Ư cấp nhằm tạo điều kiện lưu thông hàng hoá.
Đồng thời, chỉ đạo công an địa phương tham mưu tổ chức các chốt trạm kiểm soát cấp quận, huyện, TP.Thủ Đức và tổ tuần tra xử lý đảm bảo khép kín địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, Chỉ thị 16, Chỉ thị 12 hoặc lợi dụng tình hình dịch bệnh để hoạt động phạm tội hoặc xuyên tạc, kích động, chống phá trên địa TP.
UBND TP cũng giao cho UBND TP.Thủ Đức, các quận huyện xử lý các vấn đề nhân đạo tại địa bàn, khu điều trị. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát vai trò người đứng đầu UBND phường, xã, thị trấn trong xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết, bảo đảm các chỉ đạo của các cấp phải được tổ chức triển khai kịp thời đến từng khu phố, ấp và hộ dân.
Ngoài ra, củng cố phát huy vai trò của tổ giám sát và tuyên truyền Covid-19 cộng đồng để kiểm tra, giám sát thực hiện nghiêm túc các quy định trong khu vực phong tỏa, khu cách ly tập trung trên địa bàn quản lý, nhất là giám sát, quản lý chặt chẽ các gia đình có ca F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà và thực hiện cưỡng chế, xử phạt thật nghiêm đối với người vi phạm theo quy định.
Trong ngày 22-7 đã có 2.046 bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM xuất viện Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, trong ngày 22-7 thành phố có 2.046 bệnh nhân COVID-19 được xuất viện, nâng tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 8.468. Các bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến số 3 đang chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân - Ảnh: HOÀNG AN...