Trung tá Mỹ: Cần lập trung tâm điều phối hàng hải quốc tế đối phó Trung Quốc
Trong bài viết đăng tải trên website của Học viện Hải quân Mỹ ngày 9/3, Trung tá Jeff W. Benson đã đưa ra đề xuất thành lập trung tâm điều phối hàng hải quốc tế ở Indonesia để đối phó với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Đô đốc Harry B. Harris Jr., chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương Mỹ (trái) và chỉ huy lực lượng tự vệ hàng hải Nhật Bản Kazutaka Sugimoto. (Ảnh: US Navy)
Trong bài viết đăng tải ngày 9/3 trên trang web USNI News, Trung tá Benson, thuộc Trung tâm Tác chiến mặt nước của Hải quân Mỹ, dẫn lời Đô đốc Harry B. Harris, tân tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ (PACOM), khẳng định hồi cuối năm ngoái rằng: “Sự trỗi dậy của Trung Quốc thành một cường quốc quân sự trong khu vực và cường quốc kinh tế của thế giới, với tốc độ hiện đại hóa quân sự nhanh chóng cùng thái độ hung hăng của Bắc Kinh với láng giềng, mang đến cả cơ hội và thách thức cho nước Mỹ”.
Bài viết của ông Benson cho hay hải quân Trung Quốc (PLAN) đã không ngừng nỗ lực chế tạo tàu ngầm, tàu chiến. Bắc Kinh dự định đưa vào hoạt động 3 tàu sân bay trong thời gian tới, đồng thời duy trì khả năng phòng thủ biển dựa vào loại tên lửa đạn đạo chống hạm như DF-21D.
Đến năm 2020, PLAN sẽ tiếp tục bổ sung các tàu ngầm hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương, nâng tổng số lên gấp đôi so với hiện nay, tương đương 60% số tàu ngầm Mỹ sẽ được triển khai tại vùng biển này.
Video đang HOT
Để đối phó với thách thức từ Bắc Kinh, Trung tá Benson đã nêu ra đề xuất thành lập trung tâm điều phối hàng hải quốc tế (IMOC) tại Jakarta (Indonesia) để chứng minh cam kết của Washington với châu Á-Thái Bình Dương cũng như theo dõi các diễn biến trên Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Theo ông Benson, IMOC sẽ đóng vai trò như cầu nối để tăng cường mối quan hệ với các lực lượng hải quân Ấn Độ, Indonesia và các nước Đông Nam Á khác. Đồng thời, cơ quan này sẽ đảm bảo việc giao thương hàng hải vốn rất quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trung tá Benson lý giải lựa chọn Indonesia làm nơi đặt trung tâm IMOC rằng: Trước hết Indonesia là một nước lớn trong khu vực với nền kinh tế tương đối phát triển. Thứ hai, Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo nhiều lần bày tỏ mong muốn đưa Indonesia thành một cường quốc về hàng hải. Hơn nữa, vị trí của nước này cũng nằm ở trung tâm giúp hạm đội 7 của Mỹ có thể bao quát vùng biển rộng lớn nhờ liên kết với 35 quốc gia trong khu vực.
Trong bài viết của mình, ông Benson nhấn mạnh Mỹ cần có hành động tại châu Á-Thái Bình Dương để tránh mất uy tín với các đồng minh dù chiến dịch xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương của nước này đang bị phân tán bởi một số điểm nóng khác trên thế giới.
Thoa Phạm
Theo Dantri/USNI News
Lo ngại ảnh hưởng Trung Quốc, Thủ tướng Ấn Độ thăm 3 nước Ấn Độ Dương
Thủ tướng Ấn Độ Modi sẽ có chuyến thăm gia quốc gia Nam Á trong tuần này. Theo một số nguồn tin, chuyến công du lần này của ông Modi sẽ giúp thúc đẩy hợp tác các vấn đề về dân sự và quân sự giữa Ấn Độ với Seychelles, Mauritius và Sri Lanka, qua đó gia tăng ảnh hưởng của New Delhi.
Chuyến thăm của Thủ tướng Narenda Modi tới các quốc gia láng giềng nêu trên được đánh giá là kế hoạch của Ấn Độ nhằm gia tăng sự hiện diện của New Delhi tại Ấn Độ Dương, khu vực từng được coi là "sân sau" của Ấn Độ song trên thực tế, ảnh hưởng của New Delhi ở khu vực này đang bị ảnh hưởng mạnh những năm qua.
Sự xuất hiện của Trung Quốc thông qua kênh ngoại giao và các chương trình hỗ trợ tài chính với các quốc đảo Ấn Độ Dương đã giúp Bắc Kinh gia tăng hiện diện tại khu vực thời gia qua.
Thủ tướng Narenda Modi (Ảnh: NDTV)
Năm 2012, Seychelles, quốc đảo có vị trí chiến lược ở Ấn Độ Dương, từng đề nghị hỗ trợ Trung Quốc xây dựng một căn cứ tại đây để hỗ trợ các hoạt động của hải quân Trung Quốc khi tham gia các chiến dịch quốc tế. Tuy nhiên, đề nghị này đã bị Bắc Kinh bác bỏ vì lo ngại có thể tác động tới cán cân sức mạnh ở khu vực Nam Á.
Trước đây, Ấn Độ là quốc gia hỗ trợ quân sự chính cho Seychelles, chủ yếu tập trung vào việc cung cấp các trang thiết bị và huấn luyện quân đội của Seychelles. Năm 2012, Ấn Độ đã công bố gói hỗ trợ tài chính trị giá 50 triệu USD tín dụng và 25 triệu USD tiền mặt để củng cố mối quan hệ song phương. Ngoài ra, hải quân Ấn Độ cũng thường xuyên tổ chức các chuyến viếng thăm tới các cảng của Seychelles.
Dự kiến, trong chuyến thăm tới Seychelles của Thủ tướng Modi, hai bên sẽ ký thỏa thuận về việc vẽ lại các vùng lãnh hải giữa hai nước và tiếp đó là thúc đẩy quan hệ quân sự. Còn tại Mauritius, Thủ tướng Modi sẽ là khách mời danh dự trong ngày Quốc khánh và sẽ dự lễ hạ thủy tàu tuần tra Barracuda, vốn là loại tàu do Ấn Độ sản xuất và lần đầu tiên được xuất khẩu. Hiện New Delhi có kế hoạch hỗ trợ tài chính để Mauritius sở hữu 13 chiếc tàu Barracuda trong thời gian tới.
Điểm đến cuối cùng trong chuyến công du của Thủ tướng Modi sẽ là Sri Lanka. Đây sẽ là sự kiện đánh dấu 28 năm một vị Thủ tướng Ấn Độ tới thăm Sri Lanka. Chưa kể, sự kiện này diễn ra trong thời điểm quan hệ Sri Lanka và Trung Quốc đang gặp trở ngại sau thất bại của cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa. Kể từ khi lên nắm quyền, chính phủ mới của Tổng thống Maithripala Sirisena đã có những thay đổi về chính sách đối ngoại, thay vì thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh, nước này đang tập trung phát triển mối quan hệ với Ấn Độ.
Cụ thể, Tổng thống Sirisena đã chọn New Delhi là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nuóc ngoài kể từ sau khi nhậm chức. Cùng với tuyên bố có "cách tiếp cận khác" với chính sách trước đó về việc cho phép tàu ngầm Trung Quốc cập cảng ở Colombo, Sri Lanka cũng tạm ngừng dự án bất động sản trị giá 1,5 tỷ USD của một tập đoàn Trung Quốc tại nước này. Dự kiến trong thời gian ở thăm Sri Lanka, Thủ tướng Modi sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội và tới thăm một số thành phố, gồm cả thành phố Jaffna, nơi từng được coi là thành trì của lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil trước đây.
Chuyến công du lần này của Thủ tướng Modi được giới quan sát đánh giá là chiến lược giành lại ảnh hưởng của Ấn Độ ở Ấn Độ Dương và Nam Á thông qua con đường ngoại giao và hợp tác quốc phòng. Có thể "cuộc chơi" lớn nhất của thế kỷ 21 sẽ diễn ra trên các vùng biển ở Ấn Độ Dương, nơi Trung Quốc đã công bố một phần kế hoạch xây dựng "Con đường tơ lụa trên biển" trị giá tới 40 tỷ USD với mục tiêu kết nối nước này với các điểm trên toàn cầu.
Tuy nhiên, Ấn Độ được cho là sẽ không "ngồi yên" để Trung Quốc dễ dàng tiến vào Ấn Độ Dương. Hiện chính phủ của Thủ tướng Modi không chỉ tăng cường hợp tác với các quốc gia ở khu vực Đông Á mà còn tận dụng thời cơ hiện nay để giành lại ảnh hưởng ở "sân sau" Nam Á. Dù còn quá sớm để nói bên nào sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua này nhưng chí ít, chuyến thăm các quốc đảo của Thủ tướng Modi trong tuần này sẽ mang tới những bước ngoặt mới trong cuộc đua.
Ngọc Anh
Theo Dantri/Diplomat
Hoa Đông "dậy sóng" khi Nhật liên tục phải chặn chiến đấu cơ Trung Quốc Các tư lệnh Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật (ASDF) mới đây tiết lộ mỗi ngày, ít nhất một lần máy bay chiến đấu F-15 của Nhật phải cất cánh từ căn cứ ở đảo Naha để chặn đầu máy bay nước ngoài, phần lớn là Trung Quốc trên không phận biển Hoa Đông. Các máy bay của Nhật trong một...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga tuyên bố không chấp nhận khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine

Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường

Lãnh đạo Mexico và Mỹ nhất trí thúc đẩy cân bằng thương mại song phương

Hàn Quốc có quyền Tổng thống mới

Bí ẩn 'người cây': Thực vật biết 'đi bộ', rễ hóa 'chân', tự di chuyển gây sốt TG

Anh trở thành trung tâm tài chính cho dự án nhiên liệu hóa thạch quy mô lớn

Tổng thống Trump bổ nhiệm lãnh đạo tạm thời của Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine

Cựu Tổng thống Nga Medvedev: Ông Trump 'sai lầm' khi áp thuế với Trung Quốc

Thông báo mới nhất của Bộ Thương mại Trung Quốc về tình hình đàm phán thuế quan với Mỹ

Thông tin chi tiết thỏa thuận khoáng sản và những đảm bảo với Kiev

Tổng thống Trump đề cử ông Mike Waltz làm đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc

Nga cảm ơn Mỹ vì hỗ trợ quân sự trong Thế chiến II
Có thể bạn quan tâm

Người thắng đậm nhờ bản remix 45 giây và tinh thần yêu nước của người trẻ dịp lễ 30/4
Nhạc việt
19:58:16 02/05/2025
Nữ NSND đầu tiên hát Bài ca thống nhất lịch sử, đứng ra bảo vệ Long Nhật vì một điều
Sao việt
19:51:25 02/05/2025
Hoa hậu nắm trong tay 7.000 tỷ, có cuộc sống bí ẩn nhất showbiz là ai?
Sao châu á
19:42:37 02/05/2025
Quang Linh bị bắt, team châu Phi tan rã, Công Giáp rời nhóm tự lập kênh?
Netizen
19:40:31 02/05/2025
Báo chí thế giới ngả mũ trước Lamine Yamal
Sao thể thao
19:36:37 02/05/2025
Bắt tạm giam người đàn ông bị cáo buộc lừa "chạy" việc giáo viên
Pháp luật
19:26:32 02/05/2025
Thực đơn phục hồi gan sau nhiều ngày uống bia rượu
Sức khỏe
19:20:56 02/05/2025
Vì sao chó nghe và hiểu khi chủ nhân gọi tên?
Lạ vui
18:39:44 02/05/2025
Thị trường di động toàn cầu nhận tin tốt
Thế giới số
18:31:19 02/05/2025
Honda CR-V 2026 có phiên bản off-road nhẹ
Ôtô
18:06:38 02/05/2025