Trúng số 100 triệu nhưng không được nhận tiền
Người gặp chuyện xui rủi hi hữu này là ông Dương Văn Tùng, ngụ tổ 15, ấp Bình Hòa 2, xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Ông Tùng trúng số 100 triệu đồng, con cháu mừng rỡ xúm lại giành xem vô tình làm tờ vé số bị rách làm hai, do đó tờ vé số không còn giá trị để được nhận tiền.
Ngày 25-3, PV tìm đến gia đình ông Tùng, ông đang đi làm thuê tận ngoài đồng xa. Hàng xóm kể gia đình ông Tùng không đất đai, hoàn cảnh rất khó khăn, hiện đang nợ gần 50 triệu đồng mà không có khả năng trả. Hai đứa con ông đều đi làm thuê, bản thân ông tuy đã ngoài 50 vẫn phải đi làm mướn kiểu ai kêu gì làm đó.
Mừng quá hóa hại
Mọi người cho biết vào chiều 27 tết nghe nói ở thị trấn Phú Hòa rộ chuyện trúng độc đắc và giải an ủi, chợt nhớ mình có mua tờ vé số ở đó nên ông Tùng liền mở điện thoại ra dò.
Thấy trúng giải phụ đặc biệt 100 triệu đồng ông reo lên, con cháu mừng rỡ xúm lại giành xem. Đứa cháu L.M.K. gọi ông Tùng bằng cậu lỡ giật mạnh tay làm tờ vé số bị rách làm hai. “Khi đó không chỉ cậu cháu nó bàng hoàng đến… tái mặt, mà tụi tui cũng ngỡ ngàng, cứ tiếc hùi hụi” – ông Lâm Văn Phong nói.
Ông Tùng với tấm vé số rách – Ảnh: Đức Vịnh
Từ ngoài đồng về, ông Tùng buồn bã cho biết ông mua tờ vé số mang số 359583 xổ ngày 3-2 của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Kiên Giang. Vì biết hoàn cảnh gia đình ông khó khăn, đang lâm nợ mà không trả nổi nên khi nghe nói ông trúng 100 triệu đồng ai cũng mừng, xúm vào xem. “Cháu nó lỡ giật mạnh tay làm rách, nó ân hận lắm” – ông Tùng nói.
K. đang là sinh viên năm 2 Trường ĐH An Giang, từ hôm lỡ tay làm rách vé số K. bỏ ăn, bỏ ngủ, lánh mặt, sau đó bỏ học tính lên Bình Dương làm công nhân kiếm tiền để bù lại 100 triệu đồng cho cậu.
“Gia đình tôi và bà con xúm lại an ủi, bảo con có làm công nhân thì bao giờ mới có đủ 100 triệu. Thôi con cứ an tâm lo học hành đi, chuyện xui rủi mà. Cũng tại phần số của cô cậu nó vậy chứ không phải do con đâu. Nói mãi nó mới nguôi ngoai phần nào”- vợ chồng ông Tùng kể.
Gặp chúng tôi, K. ân hận bảo nhà cậu nghèo khó mà mình còn đi học nên không giúp đỡ được gì, khi cậu trúng số mình lại vô ý làm vé số bị rách khiến không được nhận thưởng.
Video đang HOT
Nên xem xét cho nhận thưởng
Từ hôm đó tới nay anh Nguyễn Văn Hóa, bạn thân với con ông Tùng, bỏ công ăn việc làm đi gõ cửa nhiều nơi để tìm cách giúp ông. Anh Hóa nhiều lần lấy xe máy chở ông Tùng tới tận Công ty Xổ số kiến thiết Kiên Giang gặp từng người trình bày, năn nỉ đủ điều.
Công ty không giải quyết, anh Hóa mang đơn đến tận văn phòng báo Tuổi Trẻ cầu cứu. “Tụi tui biết rõ hoàn cảnh gia đình chú Tùng, thấy tội nghiệp quá” – anh Hóa giải thích.
Bà Dương Thị Thắm, chủ tịch MTTQ xã Mỹ Khánh, cho biết lúc tờ vé số bị rách có nhiều người chứng kiến nên đã ký vào giấy làm chứng, sau khi xác minh chính quyền ấp, xã đều đã xác nhận. Người dân địa phương ai cũng đều mong muốn cho ông Tùng được nhận thưởng.
Ông Phạm Quang Đệ – phó chủ tịch UBND xã Mỹ Khánh – cho biết hộ ông Tùng thuộc gia đình văn hóa, có tiếng là đàng hoàng, rất chí thú làm ăn. Ông Đệ cũng nói xổ số kiến thiết tuy là kinh doanh nhưng còn mang ý nghĩa làm phúc lợi xã hội. Các đơn vị xổ số kiến thiết đều tích cực phục vụ công tác xã hội, từ thiện. Họ đóng góp xây dựng bao trường học, công trình phục vụ dân sinh, xây nhà tình thương cho dân, khám chữa bệnh miễn phí, phát học bổng cho SVHS nghèo…
“Với những việc làm to lớn và có ý nghĩa nhân đạo như vậy thì tôi nghĩ chắc Công ty Xổ số kiến thiết Kiên Giang cũng xem xét giải quyết cho nhận thưởng, bởi ông Tùng đã trúng giải và gia đình ông nghèo khó cũng đáng được hỗ trợ, giúp đỡ” – ông Đệ nói.
Luật sư Tống Văn Thi (An Giang) cho rằng theo quy định chung của các công ty xổ số, nếu vé rách rời thì không được nhận giải thưởng. Đó là về lý, tuy nhiên trong kinh doanh thì cũng cần cân nhắc về mặt tình, nhất là đối với một đơn vị hoạt động phục vụ phúc lợi xã hội như xổ số kiến thiết.
Theo ông Thi, trong trường hợp này bản chất vụ việc là ông Tùng có mua vé số thật, có trúng giải thật, hoàn cảnh gia đình ông khó khăn, nếu có nhiều người làm chứng ký tên và chính quyền địa phương xác nhận thì Công ty Xổ số kiến thiết Kiên Giang có thể xác minh rồi linh động xem xét tấm vé số bị rách là do khách quan, vô tình để giải quyết cho nhận thưởng.
Viet Bao.vn (Theo TTO)
Ông Võ Văn Tuấn (chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Kiên Giang):
Không thể giải quyết
Ông Võ Văn Tuấn xác nhận tờ vé số của ông Tùng là tờ vé số trúng thưởng, còn khá mới, còn nguyên dãy số nhỏ trên một phần tờ vé số: “Theo quy định trả thưởng ghi trên mặt sau của mỗi tờ vé số, tờ vé số trúng thưởng phải còn nguyên hình, nguyên số, không tách rời chắp vá. Do đó, mặc dù trên một phần tờ vé số còn đủ dãy số nhỏ nhưng tờ vé đã rách rời thành hai mảnh, công ty không thể giải quyết cho nhận thưởng”.
Theo ông Tuấn, công ty thỉnh thoảng cũng gặp những trường hợp tờ vé trúng thưởng không còn nguyên vẹn, có tờ bị nhàu do máy giặt hoặc bị xé rách.”Nếu tờ vé số bị nhàu nhưng qua kiểm tra xác định đúng là tờ vé trúng thưởng, công ty vẫn giải quyết cho nhận thưởng, riêng trường hợp vé đã rách rời thì không thể giải quyết”. Ông Tuấn cho hay có biết hoàn cảnh khó khăn của ông Tùng, nhưng quy định đã như vậy thì ông không thể làm khác: “Tôi thấy cũng tiếc cho ông Tùng, phải chi giá trị giải thưởng nhỏ, tôi sẵn sàng lấy tiền túi để chi trả” .
Theo vietbao
Vào nơi làm pháo hoa duy nhất ở Việt Nam
Nhà máy Z121 (thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng) là nơi duy nhất trong nước sản xuất và cung cấp pháo hoa để phục vụ những ngày đại lễ của dân tộc.
Nhà máy Z121 (thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng) có nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo, sản xuất cung cấp bộ phận trung tâm của đạn, mìn và các loại vũ khí, vật liệu nổ khác.
Công nhân đang hoàn thiện mẻ pháo hoa xuất sang Nhật Bản. Ảnh: M.H.
Mẻ pháo hoa đầu tiên mừng đất nước thống nhất
Đại tá Trần Thế Khanh - Chính ủy Nhà máy Z121 (xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, Phú Thọ) kể lại:"Tôi gắn bó với nhà máy hơn 40 năm rồi, những thăng trầm của nhà máy mình đều chứng kiến cả. Câu chuyện làm pháo hoa bắt đầu từ những năm 1974 - 1975".
"Ngày đó chúng tôi được cấp trên giao nhiệm vụ phải chế tạo thành công mồi lửa cho đạn pháo 155 mà quân ta vừa thu được của địch trên chiến trường nhưng phải tuyệt đối giữ bí mật vì dù có chuyên gia Trung Quốc giúp ta nhưng họ nhất quyết không giúp chế tạo loại mồi lửa đó".
"Pháo 155 vốn được tôn là vua chiến trường vì khả năng công phá cực mạnh. Biết được điều đó nên khi địch rút đi đã mang hết mồi lửa (cụm mồi lửa cho đạn nổ), bộ đội ta không thể sử dụng được.
Tôi nhớ Tết năm 1974 từ lãnh đạo đơn vị đến tất cả anh em đều ở lại làm việc, ăn Tết ngay tại nhà máy. Và chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, đơn vị đã sản xuất thành công gần 10.000 mồi lửa cho pháo 155, kịp thời đưa vào chiến trường, góp phần quan trọng vào đại thắng mùa Xuân 1975. Sau này được biết, có nhiều tù binh địch và cả chuyên gia Trung Quốc đều đặt câu hỏi là bộ đội ta lấy đâu ra mồi lửa cho pháo 155 nhanh đến như vậy!?".
Người dân xem bắn pháo hoa .
Tháng 5 - 1975, nhà máy nhận nhiệm vụ sản xuất bằng được pháo hoa để bắn chào mừng thắng lợi vĩ đại của dân tộc và kỷ niệm 30 năm thành lập nước, khánh thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
"Nói thật, anh em chúng tôi chỉ quen với việc sản xuất thiết bị nổ, pháo hoa thì chưa có kinh nghiệm. Chúng tôi có hỏi chuyên gia Trung Quốc giúp, nhưng họ không nói và khuyên chúng tôi là không nên làm vì mất rất nhiều thời gian và hiện tại cũng chưa có đủ nguyên liệu để làm".
"Trong khi đang không biết tìm lối ra thì có một đơn vị kết nghĩa tặng chúng tôi mấy thùng pháo hoa. Mừng quá, nhưng khi lấy về thì thật buồn vì toàn bộ số pháo hoa đó đã quá lâu ngày nên bị ẩm mốc không thể sử dụng được.
Gần như toàn bộ anh em kỹ thuật giỏi của nhà máy đều được trưng dụng để nghiên cứu, bóc tách từng bộ phận quả pháo. Có đồng chí được phân công vẽ mô tả lại từng vị trí sắp xếp để nghiên cứu và đặt quyết tâm nhất quyết phải hoàn thành nhiệm vụ. Bộ phận kỹ thuật có nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo bù các bộ phận hỏng của quả pháo. Gần 2 tháng sau, chúng tôi đã hoàn thành và bàn giao hơn 1.000 quả pháo hoa về Hà Nội kịp phục vụ ngày Đại lễ của dân tộc".
Pháo hoa Việt khoe sắc trời Tây
Bí thư Đoàn cơ sở nhà máy, trung úy Nguyễn Tuấn Hà dẫn chúng tôi đi một vòng quanh nhà máy. Anh nói rằng xí nghiệp sản xuất pháo hoa hiện có khoảng gần 300 cán bộ công nhân viên, làm việc trên khu đất rộng khoảng 25 hecta.
Trung tá Đặng Quang Toàn, quản đốc phân xưởng - người gần như gắn bó cả cuộc đời với những mẻ pháo hoa, tâm sự: "năm 1984- 1985, để phục vụ cho lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đơn vị được giao nhiệm vụ khôi phục và lập xưởng chế tạo pháo hoa. Biết đây là một việc rất khó khăn, nhưng anh em đều quyết tâm, vì chúng tôi biết nếu thành công thì đây sẽ là hướng đi cho đơn vị trong thời kỳ mới".
"Chúng tôi đã sưu tầm các mẫu pháo hoa nhập về, bóc tách, thiết kế và mô tả lại tỉ mỉ từng công đoạn, rồi bắt tay vào chế tạo thuốc nổ, các loại viên nén màu, vỏ pháo... Cuối cùng, những quả pháo đầu tiên đã ra lò, chúng tôi tổ chức bắn thử ngay tại nhà máy. Thất bại cũng nhiều, có nhiều quả không nổ, hoặc có nổ thì ở tầm rất thấp, nhưng cũng có nhiều quả đã cho kết quả khả quan...
Trên những quả pháo hoa đầu tiên đó còn ghi cả tên những ca trực, những đồng chí tham gia làm. Nhà máy được Tổng Cục Công nghiệp khen thưởng ghi nhận và chính thức trở thành đơn vị đầu tiên và duy nhất đến nay sản xuất pháo hoa".
Những năm 1990 trước nhu cầu các tỉnh thành trên cả nước đều tổ chức bắn pháo hoa những ngày lễ lớn, nhà máy đã cử cán bộ sang Nhật Bản học hỏi, đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, đáp ứng đủ nhu cầu pháo hoa trong nước và đã xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Úc, được bạn hàng đánh giá rất cao.
"Chúng tôi đang hoàn thiện nhiều loại sản phẩm để phục vụ cuộc sống như pháo hoa sinh nhật, pháo hoa cho những lễ hội. Nhà máy đang nghiên cứu để hoàn thiện dây chuyền sản xuất - bắn pháo hoa tự động tiên tiến trên nền nhạc đang được một số nước phát triển ứng dụng" - anh Toàn chia sẻ.
Theo soha
Thành lập Hiệp hội cá tra Việt Nam Sau 4 năm lấy ý kiến, ngày 2/3, tại TP. Long Xuyên (An Giang), Hiệp hội Cá tra Việt Nam chính thức được thành lập với sự chứng kiến của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ NN và PTNT, Hiệp hội nghề cá Việt Nam, đại diện các tỉnh khu vực ĐBSCL. Ông Huỳnh Thế Năng, Phó chủ tịch UBND tỉnh An...