Trung Quốc yêu cầu Nhật thôi chỉ trích vụ tranh chấp ở Biển Đông
Không đồng tình với những phát biểu của Nhật, Trung Quốc yêu cầu Tokyo “im lặng” và thôi chỉ trích hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Trung Quốc yêu cầu Nhật &’im lặng’ vụ tranh chấp ở Biển Đông – Ảnh: Reuters
Một trong những nhà lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết không hài lòng với những phát biểu của phía Nhật về Biển Đông và yêu cầu Nhật chấm dứt việc đưa ra những nhận định “không đúng” đối với những vấn đề tranh chấp ở khu vực này.
Ông Du Chính Thanh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản TQ, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân (Chính hiệp), người được xem là nhân vật quyền lực thứ 4 của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã bày tỏ sự không hài lòng trong buổi đón tiếp với giới chức của đảng cầm quyền Nhật ở Bắc Kinh hôm qua 4.12 nhân chuyến thăm ngoại giao nhằm cải thiện mối quan hệ của 2 cường quốc châu Á này, theo báo chí Nhật.
Ông Du yêu cầu phía Nhật kiềm chế phản ứng quá mức đối với việc làm của Trung Quốc ở Biển Đông, kể cả hoạt động cải tạo và xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông Du không đề cập đến ai trong chính phủ cầm quyền Nhật Bản và cũng không nhắc đến Thủ tướng Shinzo Abe.
Thủ tướng Abe là một trong những nhà lãnh đạo ở châu Á phản ứng mạnh mẽ nhất đối với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Video đang HOT
Ông Du nói rằng những hoạt động đó của Bắc Kinh là “bình thường” trên lãnh thổ của Trung Quốc (?) và không gây cản trở cho sự lưu thông hàng hải của phía Nhật thì Tokyo không cần phản ứng quá mức đối với Bắc Kinh, Nikkei Asian Review cho hay qua lời kể của một thành viên đảng Dân chủ Tự do Nhật tham gia trong chuyến làm việc nói trên.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một diễn đàn khu vực Đông Nam Á – Ảnh: Reuters
Ông Du còn nhắc nhở trong cuộc gặp với giới chức của đảng LDP do Tổng thư ký Sadakazu Tanigaki dẫn đầu rằng các nhà lãnh đạo, kể cả Trung Quốc và Nhật Bản, cần kín đáo và “thận trọng trong lời nói và hành động” của mình, luôn tuân thủ nguyên tắc ngoại giao là không “trở thành mối đe dọa của nhau”.
Đề cập đến căng thẳng ở Biển Đông, ông Du Chính Thanh bào chữa rằng khó có thể nói những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông có hay không có gây ra mối đe đọa cho tự do hàng hải của khu vực (!).
Không chỉ có Nhật mà nhiều nước trong đó có Mỹ, Úc, và cả EU đều phản đối việc cải tạo đất và xây dựng công trình quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng những hành động đó đang đe dọa an ninh của cả khu vực.
Không rõ phản ứng của phía Nhật như thế nào sau những lời “răn đe” của đại diện đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc gặp kéo dài 40 phút, nơi mà vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa 2 nước cũng được đề cập.
Thủ tướng Shizo Abe từng chỉ trích khá nặng nề Bắc Kinh khi cho rằng Trung Quốc đang gây căng thẳng ở Biển Đông thông qua việc cải tạo, xây dựng phi pháp đảo nhân tạo và quân sự hóa chúng.
Tokyo lên tiếng ủng hộ Mỹ tuần tra ở Biển Đông và hỗ trợ Việt Nam, Philippines tăng cường năng lực tuần tra biển nhằm nâng cao an ninh quốc phòng hàng hải. Thông qua các diễn đàn khu vực và thế giới tổ chức vừa qua ở Philippines, Malaysia và Pháp, Thủ tướng Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bắc Kinh tỏ ra giận dữ với cả Tokyo và Washington khi cho rằng tranh chấp ở Biển Đông là chuyện của Trung Quốc với các nước có tranh chấp, Nhật và cả Mỹ không cần xía vào chuyện không phải của mình.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nghị sĩ Mỹ lên án Trung Quốc không thành thật về vấn đề Biển Đông
Trang unitedstatesnews.net ngày 3.12 đưa tin một số nghị sĩ quốc hội Mỹ chỉ trích Trung Quốc không thành thật trong việc cam kết không quân sự hóa các đảo và bãi đá tranh chấp ở Biển Đông.
Không ảnh chụp từ máy bay quân sự Philippines cho thấy Trung Quốc tiếp tục hoạt động xây đảo phi pháp ở Trường Sa - Ảnh: Reuters
"Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục tuyên bố rằng Trung Quốc không dự định theo đuổi quân sự hóa ở Biển Đông, nhưng nhiều chuyên gia lập luận rằng nước này đã làm thế, và các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp có thể dùng cho dân sự lẫn quân sự", nghị sĩ Steve Chabot thuộc đảng Cộng hòa phát biểu trong một cuộc điều trần của Tiểu ban Quan hệ Đối ngoại Hạ viện nhằm thảo luận về những quyền lợi chiến lược của Mỹ ở châu Á hôm 2.12.
Chủ tịch Tiểu ban, nghị sĩ đảng Cộng hòa Matthew Salmon cũng bày tỏ lo ngại: "Tôi nghĩ họ đang ăn nói tiền hậu bất nhất".
Trung Quốc, vốn ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, đã cấp tập xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông khiến Mỹ và các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương lo ngại.
Trong chuyến thăm Nhà Trắng mới đây, ông Tập Cận Bình đã cam kết không quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này xây phi pháp ở quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á diễn ra ở Kuala Lumpur cuối tháng 11, Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân ngang nhiên tuyên bố nước này sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự và dân sự trên các đảo nhân tạo phi pháp này, theo hãng tin Bloomberg.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Tòa trọng tài cho Trung Quốc cơ hội cuối để giải trình vụ kiện Biển Đông Tòa trọng tài thường trực cho Trung Quốc cho cơ hội cuối cùng trước hạn 1.1.2016 để giải trình và phản bác về những cáo buộc của Philippines trong vụ kiện về tranh chấp ở Biển Đông. Người biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông - Ảnh:...