Trung Quốc yêu cầu Mỹ ’sửa sai’
Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ đẩy quan hệ hai nước xuống mức thấp nhất nhiều thập kỷ, yêu cầu Washington “sửa chữa sai lầm”.
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao hàng đầu của nước này, hôm 5/2 điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, cho rằng Mỹ “nên sửa chữa những sai lầm gần đây, đồng thời hợp tác để thúc đẩy quan hệ Mỹ – Trung phát triển ổn định và lành mạnh, bằng cách nêu cao tinh thần không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi”, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Nhà ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh hai bên nên tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau, cũng như hệ thống chính trị và con đường phát triển mà họ lựa chọn.
“Mỗi bên nên tập trung chăm lo vào công việc đối nội của mình”, ông Dương nói, khẳng định Trung Quốc sẽ “kiên định theo đuổi con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” và không ai có thể ngăn cản nước này “chấn hưng quốc gia”.
Dương Khiết Trì phát biểu tại diễn đàn trực tuyến do Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Mỹ – Trung tổ chức hôm 2/2. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Quan hệ Mỹ – Trung dưới thời tổng thống Donald Trump đã bị đẩy xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, khi hai bên thường xuyên đối đầu trong nhiều vấn đề từ thương mại, công nghệ, an ninh khu vực và nhân quyền. Các tuyên bố và động thái gần đây của chính quyền mới Joe Biden cho thấy Mỹ khó thay đổi cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc.
Phát biểu tại trụ sở Bộ Ngoại giao hôm 4/2, Tổng thống Biden mô tả Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất” của Mỹ và đưa ra các kế hoạch chống lại “cuộc tấn công vào nhân quyền, sở hữu trí tuệ và quản trị toàn cầu” của Bắc Kinh.
Trong cuộc điện đàm hôm 5/2, ông Dương Khiết Trì nêu một số vấn đề tiếp tục khiến quan hệ hai nước căng thẳng, trong đó có Đài Loan. Quan chức ngoại giao này cũng cảnh báo Ngoại trưởng Blinken các vấn đề liên quan tới Hong Kong, Tân Cương và Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc, đồng thời cho biết Bắc Kinh không chấp nhận bất kỳ can thiệp nào từ bên ngoài.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo về cuộc điện đàm, nêu rằng ông Blinken đã nói với ông Dương rằng Mỹ “sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền và các giá trị dân chủ, gồm cả ở Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong”. Blinken đồng thời “hối thúc Trung Quốc tham gia cùng cộng đồng quốc tế lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar”.
Blinken cũng nhấn mạnh Mỹ sẽ buộc Trung Quốc phải “chịu trách nhiệm về những nỗ lực đe dọa sự ổn định ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, gồm cả eo biển Đài Loan, và việc hủy hoại hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ”.
Ngoại trưởng Mỹ điện đàm, gây sức ép với Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ gây sức ép về Đài Loan, Hong Kong, Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ khi điện đàm với nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc.
"Tôi đã nói rõ rằng Mỹ sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng tôi, bảo vệ các giá trị dân chủ của chúng tôi và buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về việc lạm dụng hệ thống quốc tế", Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đăng Twitter hôm 5/2 sau cuộc điện đàm đầu tiên với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai quan chức từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ra thông cáo về cuộc điện đàm, nêu rằng ông Blinken đã nói với ông Dương Mỹ "sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền và các giá trị dân chủ, gồm cả ở Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong". Blinken đồng thời "hối thúc Trung Quốc tham gia cùng cộng đồng quốc tế lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar".
Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tại cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao hôm 4/2. Ảnh: AFP .
Bắc Kinh từng ủng hộ chính quyền quân sự Myanmar, trước khi đất nước này chuyển sang chế độ dân sự được Mỹ hỗ trợ. Quân đội ở quốc gia Đông Nam Á đầu tuần này tiến hành một cuộc đảo chính, bắt lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi. Truyền thông nhà nước Trung Quốc mô tả đây là "cuộc cải tổ nội các lớn".
Blinken cũng nhấn mạnh Mỹ sẽ buộc Trung Quốc phải "chịu trách nhiệm về những nỗ lực đe dọa sự ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, gồm cả eo biển Đài Loan, và việc hủy hoại hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ".
Trung Quốc hiện chưa bình luận về cuộc điện đàm.
Giọng điệu cứng rắn được đưa ra sau khi Blinken trong phiên điều trần xác nhận bổ nhiệm nói rằng ông sẽ tiếp tục cách tiếp cận cứng rắn đối với Trung Quốc của cựu tổng thống Donald Trump. Blinken đồng tình với quyết định của Bộ Ngoại giao dưới thời Trump rằng Bắc Kinh đang thực hiện "tội diệt chủng" ở khu vực phía tây Tân Cương, nơi các nhóm nhân quyền cho rằng hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác bị giam trong các trại cải huấn. Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này.
Bắc Kinh cũng ban hành luật an ninh mới ở Hong Kong, động thái bị Mỹ và các nước phương Tây cho rằng vi phạm quyền tự chủ, tự do của đặc khu hành chính này.
Tuy nhiên, Biden đã chìa ra cành ô liu nhỏ trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại hôm 4/2 khi nói rằng trong khi Mỹ sẽ "đối đầu" Trung Quốc nhưng sẵn sàng "hợp tác với Bắc Kinh khi có lợi". Blinken từng đề cập biến đổi khí hậu như một lĩnh vực hợp tác vì Trung Quốc và Mỹ là hai nước phát thải khí nhà kính lớn nhất.
Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc lên tiếng về quan hệ Mỹ-Trung Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì kêu gọi Mỹ "gỡ bỏ những vướng mắc" trong quan hệ song phương. Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì . Ảnh AFP Hãng Bloomberg đưa tin trong bài phát biểu tại sự kiện "Hội đàm với ủy viên Bộ Chính trị Dương Khiết...