Trung Quốc yêu cầu Ấn Độ từ bỏ Biển Đông
Ấn Độ không thể thăm dò dầu ở các khu vực tranh chấp tại Biển Đông, Bắc Kinh hôm qua 4/6 tuyên bố, đồng thời khẳng định hành lang thương mại với Pakistan của mình, vốn bị New Delhi phản đối, là một “dự án thương mại”.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trong một cuộc hội đàm tại thành phố Tây An. (Ảnh: PTI)
Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) trị giá 46 triệu USD dài 3.00km gồm một mạng lưới đường bộ, đường sắt và ống dẫn dầu nhằm kết nối vùng Tân Cương, đông bắc Trung Quốc vối cảng Gwadar tại miền tây nam Pakistan.
Hành lang này bị New Delhi ra sức phản đối vì nó chạy qua khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát (PoK), thuộc vùng tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan nhiều năm nay.
Tuy nhiên, theo ông Huang Xilian, phó giám đốc Văn phòng Châu Á tại Bộ ngoại giao Trung Quốc, Ấn Độ không có gì phải lo lắng vì đây chỉ là một dự án thương mại.
“Chúng tôi hiểu quan ngại của Ấn Độ và xin khẳng định những dự án này không mang tính chính trị. Chúng hoàn toàn nhằm mục đích tạo sinh kế cho con người”, ông Huang nói với một nhóm phóng viên và học giả Ấn Độ tại Bắc Kinh.
Song nguyên tắc này có vẻ không được áp dụng đối với Ấn Độ. Ông Huang cho biết mặc dù không biết chính xác Ấn Độ đã lên kế hoạch thăm dò dầu mỏ tại khu vực nào của Biển Đông, nhưng nếu rơi vào các khu vực tranh chấp, thì đó sẽ là vấn đề lớn.
Video đang HOT
“Ấn Độ sẽ phản đối nếu một công ty Trung Quốc đi vào một khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ với một nước láng giềng Nam Á”, ông Huang nói khi được hỏi về lý do phản đối của Bắc Kinh.
Tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ khi tập đoàn dầu khí ONGC của Ấn Độ ký kết hợp đồng thăm dò dầu mỏ với Việt Nam. New Delhi đã lên tiếng bảo vệ những dự án của mình, khẳng định chúng hoàn toàn mang tính thương mại.
Bắc Kinh tự tuyên bố chủ quyền trên hầu hết toàn bộ Biển Đông, một con đường hàng hải quốc tế quan trọng với trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt, từ đó gây tranh chấp với một số quốc gia như Việt Nam, Philippines và Brunei.
Ông Huang đã tìm cách phân biệt kế hoạch Biển Đông của Ấn Độ với dự án đầu tư qua PoK của Bắc Kinh. Ông cho rằng hoạt động thương mại của Trung Quốc tại Pakistan đã có từ lâu, còn sự tham gia của Ấn Độ tại Biển Đông là khá gần đây.
Đối với việc Ấn Độ phản đối hành lang thương mại chạy qua PoK, ông Huang cho rằng các khu vực tranh chấp lãnh thổ song phương cần được giải quyết bởi các bên liên quan.
“Chúng tôi không ủng hộ bất cứ bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Chúng tôi luôn chủ trương tranh chấp cần được giải quyết giữa các bên liên quan thông qua các biện pháp hòa bình”, ông tuyên bố.
Trung Quốc và Pakistan có mối quan hệ rất chặt chẽ và hành lang CPEC, một phần trong chiến lược “Con đường Tơ lụa” và tìm kiếm thị trường tại Tây Á và châu Âu của Bắc Kinh, sẽ là một bước tiến mới nhằm củng cố mối quan hệ này.
“Những hoạt động thương mại này không ảnh hưởng đến lập trường của Trung Quốc về các bên tranh chấp lãnh thổ”, ông Huang khẳng định.
Về phía mình, Ấn Độ đã nêu rõ quan điểm phản đối kế hoạch của Trung Quốc. “Khi Thủ tướng (Ấn Độ) đến Trung Quốc, ông đã nói về vấn đề này rất rõ ràng. Ông đã khẳng định mạnh mẽ rằng chúng tôi không đồng ý với những gì Bắc Kinh đang nói về hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan chạy qua PoK”, Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj phát biểu tại New Delhi hôm 31/5.
Nghi Phương
Theo Dantri/Hindustan Times
Trung - Ấn ký hàng loạt hợp đồng trị giá 22 tỷ USD
Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Trung Quốc, các doanh nghiệp hai nước ngày 16/5 đã ký loạt hợp đồng trị giá hơn 22 tỷ USD, giữa lúc Bắc Kinh và New Delhi kêu gọi xây dựng niềm tin.
Thủ tướng Ấn Độ Modi (trái) gặp gỡ người đồng cấp phía Trung Quốc (phải) (Ảnh: Getty)
Phát biểu tại lễ ký kết hợp đồng với sự hiện diện của lãnh đạo hơn 200 doanh nghiệp hai nước, Thủ tướng Ấn Độ Modi nói: "Hãy cùng hợp tác vì các lợi ích chung. Giờ Ấn Độ đã sẵn sàng hợp tác kinh doanh".
Các hợp đồng được ký kết trong ngày cuối cùng của chuyến thăm chính thức kéo dài 3 ngày của nhà lãnh đạo Ấn Độ. Hiện thâm hụt cán cân thương mại của Ấn Độ với quốc gia láng giềng đang ngày càng tăng.
Dù nổi tiếng với quan điểm cứng rắn, ông Modi đã có nhiều động thái tiếp cận với Bắc Kinh kể từ khi nhậm chức hồi năm ngoái, và mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế từ chuyến công du này, nhằm hiện thực hóa các cam kết khi tranh cử về việc tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại hai chiều lớn nhất của Ấn Độ với tổng kim ngạch năm 2014 đạt 71 tỷ USD. Tuy vậy, Ấn Độ lại đang là nước nhập siêu từ Trung Quốc hơn 38 tỷ USD, cao gấp 38 lần mức 1 tỷ USD giai đoạn 2001 - 2002.
Theo danh sách các hợp đồng được công bố, các ngân hàng Trung Quốc đã ký nhiều hợp đồng cấp vốn cho doanh nghiệp ngành tài chính Ấn Độ. Ngoài ra cũng có các hợp đồng viễn thông, thép, năng lượng mặt trời và lính vực điện ảnh.
"Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng thể ký này thuộc về châu Á", ông Modi phát biểu tại một diễn đàn doanh nghiệp trước lễ ký kết. Ông cũng chào đón vốn đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực như nhà ở, năng lượng tái tạo, đường sắt cao tốc, tàu điện ngầm, cảng biển và sân bay.
Trước đó ông Modi đã tiếp kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, quê nhà của ông Tập.
Mối quan hệ giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới thời gian qua vẫn gặp nhiều trắc trở, kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1962.
"Mối quan hệ của chúng ta những thập niên gần đây vẫn phức tạp", ông Modi nói, và cho biết thêm có những vấn đề "gây trở ngại cho sự phát triển suôn sẻ mối quan hệ của chúng ta".
Về phần mình, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 15/5 thừa nhận "chúng ta không thể phủ nhận việc có những bất đồng giữa chúng ta", nhưng cho biết "chúng ta có nhiều lợi ích chung hơn là khác biết".
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Ngoại trưởng Mỹ đến Bắc Kinh, kêu gọi Trung Quốc kiềm chế trên Biển Đông Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sáng nay 16/5 đã đến Bắc Kinh, kêu gọi Trung Quốc dừng những động thái mang tính hiếu chiến trên Biển Đông. Ngoại trưởng John Kery sẽ có các cuộc gặp các lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc. (Ảnh: AP) Theo BBC, Ngoại trưởng Kerry sáng nay đã tới Bắc Kinh, chuẩn bị có một loạt cuộc...