Trung Quốc ‘xuống nước’ với Nhật, Mỹ?
Trước những tuyên bố có phần cứng rắn của Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc bất ngờ “xuống nước”.
Malaysia nói việc kiện Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông Đằng sau các bước đi của Nga về vấn đề biển Đông Kyodo News (Nhật Bản) hôm 17/6 đưa tin, đoàn đại biểu báo chí Bộ quốc phòng Trung Quốc do người phát ngôn bộ này Cảnh Nhạn Sinh dẫn đầu đã có chuyến thăm Bộ Quốc phòng Nhật Bản và giới thiệu sách trắng “Chiến lược quân sự của Trung Quốc” mà Bắc Kinh công bố hôm 26/5. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc “giải thích” nội dung sách trắng cho Nhật Bản.
Kyodo cho hay, đại diện Nhật Bản cho biết: “Rất hy vọng Trung Quốc nâng cao độ minh bạch liên quan tới bố trí quân đội và trang thiết bị”.
Tuy nhiên, Trung Quốc không đưa ra hứa hẹn gì mà chỉ giải thích rằng “sách Trắng là báo cáo tổng kết mang tính hệ thống” và tập trung vào… diễn giải quá trình biên tập, hoàn thành sách Trắng.
Video đang HOT
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo đảo ở Biển Đông
Tờ Đại lộ dẫn bình luận trên trang Đa chiều của Trung Quốc cho rằng, việc Bắc Kinh chủ động giải thích về sách trắng quốc phòng vào thời điểm nước này sắp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng phát xít Nhật là nhạy cảm, thậm chí được xem như “một biểu hiện yếu thế trước Nhật”.
Điều này có thể được lý giải rằng Trung Quốc đang “xuống thang” với Nhật Bản sau khi nội các của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nỗ lực đạt được sửa đổi Hiến pháp cho phép Nhật đưa quân ra nước ngoài, đặc biệt là sau những tuyên bố của Tokyo về Biển Đông.
Cách đây hai ngày (17/6), Nhật Bản bày tỏ quan ngại về những hành động đơn phương của Trung Quốc làm thay đổi hiện trạng hiện nay và làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Chánh văn phòng nội các Nhật Bản thẳng thắn tuyên bố: “Dù Trung Quốc đã hoàn tất việc cải tạo đả, chúng tôi sẽ không chấp nhận việc này như sự đã rồi”.
Không chỉ đối với Nhật Bản, Trung Quốc cũng tỏ ra nhún nhường trước Mỹ sau những cảnh báo mà Washington đưa ra đối với động thái của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đô đốc chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ Harry Harris ngày 15/6 cho rằng, những hành động cải tạo đảo gần đây của Trung Quốc “làm gia tăng các thách thức đối với Mỹ và buộc Mỹ phải tiếp tục đối đầu với Trung Quốc về vấn đề này”.
Đáp lại, ngày 16/6, Trung Quốc khẳng định khẳng định sẽ dừng mọi hoạt động cải tạo đảo ở Biển Đông sau khi đã mở rộng diện tích các đảo này từ 5ha kể từ trước tháng 1/2014 lên 800ha.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Kang cho biết: “Các hoạt động cải tạo của Trung Quốc trên quần đảo Nam Sa (trên thực tế là quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là hợp pháp. Hoạt động này không nhằm vào nước nào, không gây ảnh hưởng đến tự do hàng hải và hàng không của các nước ở Biển Đông”.
Tuy nhiên, những tuyên bố có phần xoa dịu này của Trung Quốc được cho là chỉ mang tính nhất thời để tránh sự chỉ trích gay gắt của các nước nhằm vào hoạt động cải tạo đảo phi pháp của nước này.
Nhiều chuyên gia còn nhận định, Trung Quốc “dịu giọng” như vậy là để dọn đường cho chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Mỹ vào tháng 9 tới cũng như để che lấp một sự thật rằng, Trung Quốc đang cố tình tạo ra “sự đã rồi”.
“Nhân tố bí ẩn” Nga
Vào thời điểm này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang nỗ lực lôi kéo Tổng thống Nga Vladimir Putin tới hội nghị thượng định G7 2016 giữa lúc Tokyo đang tiến sâu hơn vào cuộc đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo giới quan sát, việc Nhật Bản nỗ lực tìm kiếm thái độ thiện chí hơn từ Nga trên thực tế có lợi rất lớn cho việc đối phó Trung Quốc của Mỹ và đồng minh ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông.
Nga đã nhiều lần tuyên bố không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông nhưng cũng khẳng định, Biển Đông là một vấn đề quan trọng đối với Moscow.
“….Các công ty của chúng tôi đã đầu tư nhiều vào công tác khai thác dầu khí trên biển. Và chúng ta đã hoạt động rất lâu rồi trên vùng thềm lục địa, hơn 30 năm nay rồi. Khi chúng tôi đầu tư tiền bạc, chúng tôi muốn có sự bảo đảm về an ninh. Bởi vậy chúng tôi đã đang và sẽ làm tất cả những điều có thể để tránh xảy ra thảm kịch ở khu vực này”, Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov tuyên bố trong một cuộc giao lưu trực tuyến với VnExpress.
Nga luôn thể hiện sự quan tâm và can thiệp đúng mực theo thông lệ quốc tế vào vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, trước nỗ lực lôi kéo lần này của Nhật Bản, chưa rõ Moscow có tỏ thái độ tích cực hơn đối với vấn đề Biển Đông hay không?
Theo Đất Việt