Trung Quốc xuất hiện ổ dịch Covid-19 mới, ghi nhận ca Omicron đầu tiên
Chiết Giang đang trở thành điểm nóng bùng phát dịch Covid-19 do biến chủng Delta. Trong khi đó, Trung Quốc cũng ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron.
Trung Quốc tiếp tục phát hiện các cụm dịch Covid-19 do biến chủng Delta (Ảnh: Reuters).
Chiết Giang, tỉnh duyên hải phía đông của Trung Quốc, đang trở thành điểm nóng bùng phát các ca Covid-19 ở nước này do biến chủng Delta gây ra. Báo South China Morning Post dẫn thông tin từ giới chức địa phương ngày 13/12 cho biết, kể từ ngày 5/12 đến nay, tỉnh này đã phát hiện 192 ca Covid-19. Trong đó, 123 ca ghi nhận ở thành phố Thiệu Hưng, 51 ca ở thành phố Ninh Ba và 18 ca ở Hàng Châu.
Đợt bùng phát dịch này do biến chủng Delta gây ra và có thể liên quan đến các ca phát hiện ở Thượng Hải và tỉnh Giang Tô.
Trước tình hình này, giới chức tỉnh Chiết Giang đã lập tức siết chặt các biện pháp kiểm soát, trong đó có lệnh yêu cầu người dân không được phép ra khỏi địa phương nếu không có lý do cần thiết. Hàng loạt doanh nghiệp cũng buộc phải tạm ngừng sản xuất.
Giới chức thành phố Thiệu Hưng cũng triển khai xét nghiệm diện rộng để truy vết, ngăn dịch lây lan. Địa phương này đã lập ra 3 cơ sở xét nghiệm phao để tăng cường xét nghiệm. Riêng trong ngày 12/12, Thiệu Hưng ghi nhận 55 ca nhiễm mới, trong khi Ninh Ba phát hiện 14 ca sau đợt xét nghiệm lần 3.
Tại Hàng Châu, giới chức địa phương yêu cầu người dân tránh tập trung đông và tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
Video đang HOT
Trung Quốc gần như là thành trì cuối cùng còn theo đuổi chiến lược “Không Covid-19″ (Zero Covid) bằng các biện pháp ứng phó quyết liệt nhằm dập dịch triệt để như phong tỏa, truy vết và xét nghiệm diện rộng.
Tuy nhiên, mới đây, giới chức y tế Trung Quốc cho biết, nước này đang thực hiện chiến lược “Không Covid-19″ linh hoạt. Ông Lương Vạn Niên (Liang Wannian), lãnh đạo Ủy ban Y tế Quốc gia, cho biết Trung Quốc không theo đuổi mục tiêu không ca nhiễm, mà là kiểm soát dịch sớm nhất có thể.
“Khi phát hiện một ca nhiễm, giới chức năng sẽ nhanh chóng triển khai các biện pháp y tế và can thiệp về mặt xã hội, bao gồm kiểm soát các khu vực bùng phát dịch, kiểm soát các tiếp xúc gần với bệnh nhân, thực hiện điều tra dịch tễ và hạn chế việc tụ tập đông người”, ông Lương nói.
Để đối phó với nguy cơ bùng phát dịch vào dịp tết cổ truyền sắp tới do làn sóng di cư về quê, giới chức nhiều địa phương ở Trung Quốc đã vận động người dân “ăn tết tại chỗ”.
Bất chấp các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, các ổ dịch nhỏ vẫn xuất hiện ở Trung Quốc thời gian qua do sự xuất hiện của Delta – biến chủng SARS-CoV-2 trội toàn cầu hiện nay và có thể sắp bị thay thế bởi biến chủng Omicron.
Ca mắc Omicron đầu tiên
Trong khi đó, Trung Quốc hôm nay đã ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên ở thành phố Thiên Tân. Bệnh nhân là một người nước ngoài đến Thiên Tân hôm 9/12 và đang được điều trị cách ly.
Omicron được phát hiện lần đầu tại châu Phi vào tháng trước và hiện đã lan ra hơn 60 quốc gia. Theo dữ liệu ban đầu, biến chủng này được cho là dễ lây lan hơn so với Delta, làm giảm hiệu quả của vaccine nhưng có thể chỉ gây triệu chứng nhẹ.
Trung Quốc bùng đợt dịch lớn nhất do biến chủng Delta
Ít nhất 21 tỉnh, thành, khu vực ở Trung Quốc bị ảnh hưởng trong đợt bùng dịch lớn nhất do biến chủng Delta gây ra ở nước này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở Đại Liên, Trung Quốc (Ảnh: VCG).
Reuters dẫn số liệu từ giới chức y tế Trung Quốc cho biết, trong ngày 14/11, nước này ghi nhận thêm 32 ca Covid-19 nội địa, trong đó chủ yếu ở Đại Liên, một thành phố cảng ở tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc.
Như vậy, trong đợt dịch từ ngày 17/10 đến 14/1, tổng số ca nhiễm mới nhất ở quốc gia này là 1.308 ca. Con số này đã vượt qua con số 1.280 ca nhiễm trong đợt bùng dịch Covid-19 hồi mùa hè do biến chủng Delta gây ra.
Đợt dịch hiện nay đánh dấu đợt dịch lây lan rộng nhất ở Trung Quốc có liên quan đến biến chủng Delta với ít nhất 21 tỉnh, thành, khu vực của nước này đã bị ảnh hưởng.
Tuy quy mô bùng dịch vẫn nhỏ hơn nhiều so với ở các nước khác, nhưng chính quyền các địa phương vẫn vật lộn đối phó bởi Trung Quốc đến nay vẫn theo đuổi chính sách đối phó không khoan nhượng với Covid-19.
Hàng nghìn sinh viên bị phong tỏa
Đội ứng phó Covid-19 ở Đại Liên (Ảnh: Reuters).
Đại Liên hiện là tâm dịch trong đợt bùng phát mới nhất tại Trung Quốc. Kể từ khi phát hiện ca Covid-19 cộng đồng đầu tiên trong đợt dịch mới hôm 4/11, hiện tại, mỗi ngày thành phố 7,5 triệu dân này ghi nhận trung bình khoảng 24 ca/ngày, nhiều hơn bất cứ thành phố nào khác ở Trung Quốc.
Hơn 10.000 sinh viên của 2 trường đại học tại Đại Liên đã bị chuyển đến gần 80 khách sạn để cách ly tập trung sau khi phát hiện các ca nhiễm trong khu ký túc xá.
Chính quyền địa phương cũng huy động hàng nghìn tình nguyện viên cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân. Các sinh viên bị cách ly sẽ được cung cấp mỗi ngày 3 bữa ăn miễn phí giao đến tận cửa phòng.
Chính quyền thành phố Đại Liên đã khuyến cáo người dân không rời khỏi nhà và tạm dừng hoạt động tại các địa điểm công cộng được coi là không cần thiết. Các cơ sở kinh doanh không thiết yếu, trường học cũng buộc phải đóng cửa. Một số địa phương của Đại Liên đã tiến hành xét nghiệm diện rộng lần 3 sau hai đợt xét nghiệm toàn thành phố.
Giới chức Đại Liên vẫn đang ra sức truy tìm nguồn lây dẫn đến đợt bùng phát hiện nay. Giới y tế tại đây cho rằng, đợt bùng phát này liên quan đến các đơn vị nhập khẩu thực phẩm, đưa virus từ bên ngoài vào thành phố. Ca bệnh đầu tiên tại Đại Liên trong đợt dịch mới là một người đàn ông 52 tuổi làm việc tại một kho hàng đông lạnh.
Đại Liên, nơi có cảng quan trọng tiếp nhận các chuyến hàng hải sản cũng như trái cây và một số loại thịt, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm đông lạnh nhập khẩu phải tạm ngừng hoạt động.
Trước diễn biến dịch ở Đại Liên, để đề phòng nguy cơ dịch lây lan, các thành phố lân cận như Đan Đông, An Sơn, Thẩm Dương đã yêu cầu toàn bộ người đến từ Đại Liên phải cách ly tập trung 14 ngày.
Cố vấn Trung Quốc nêu tiêu chí sống chung với Covid-19 Chuyên gia nhận định Trung Quốc cần đạt miễn dịch cộng đồng, có thuốc điều trị Covid-19 và chấp nhận kiểm soát lây nhiễm thường xuyên. Theo Chung Nam Sơn, chuyên gia hàng đầu Trung Quốc về bệnh phổi và cố vấn chính phủ về ứng phó Covid-19, nước này cần kiểm soát tỷ lệ người nhiễm nCoV tử vong ở mức 0,1%...