Trung Quốc: Xuất hiện nhiều cách âm thầm khuyến khích người dân sinh con
Tỷ lệ sinh Trung Quốc giảm đến mức kỷ lục trong những năm gần đây khiến nước này phải cố gắng tìm mọi cách để thúc đẩy việc sinh đẻ của người dân.
Tác phẩm điêu khắc ở Vũ Hán đã được chỉnh sửa từ gia đình có 1 trẻ em lên 3 trẻ em. Ảnh: Sixthtone
Nhiều năm qua, người dân thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã quen thuộc với sự hiện diện của tác phẩm điêu khắc mô tả một gia đình ba người, gồm cha mẹ và một đứa con bên bờ sông ở công viên Hán Khẩu Giang Than. Nhưng dường như chỉ sau một đêm, số lượng trẻ em tăng gấp ba lần.
Guo Xue – nhà điêu khắc tạo nên tác phẩm có tên “Tương lai tươi đẹp” này, nói với tờ The Paper rằng ông đã thêm hai đứa trẻ vào tác phẩm theo yêu cầu của quan chức địa phương vào cuối năm 2023. Lý do được đưa ra là nhằm “cải thiện văn hóa”, để phản ánh tốt hơn chính sách ba con hiện nay của Trung Quốc.
Kể từ năm 2021, chính phủ Trung Quốc đã cho phép các cặp vợ chồng có thể sinh ba con, sau 5 năm cho phép sinh hai con và hơn ba thập kỷ thực hiện chính sách một con. Trước đây, chính sách đó là để kiểm soát tốc độ tăng trưởng dân số và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế. Nhưng hiện nay, tỷ lệ sinh giảm đã trở thành mối lo ngại lớn khi Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức về nhân khẩu học do dân số ngày càng thu hẹp và già đi.
Theo dữ liệu mới nhất từ Cục Thống kê Quốc gia, tỷ lệ sinh của Trung Quốc đạt mức thấp kỷ lục vào năm 2023 khi dân số nước này giảm năm thứ hai liên tiếp. Do đó, chính phủ đã ưu tiên khuyến khích người dân sinh thêm con. Nhưng so với những khẩu hiệu thẳng thắn về chính sách một con, việc khuyến khích người dân sinh thêm con lại gặp nhiều thách thức hơn.
Hiệp hội Kế hoạch hóa Gia đình Trung Quốc – cơ quan được thành lập vào năm 1980 để hạn chế việc gia tăng dân số, đến năm 2021 lại nhờ công chúng hỗ trợ trong việc xây dựng các khẩu hiệu tuyên truyền mới cho chính sách ba con.
Thay vào đó, các quan chức đang thử những phương pháp thúc đẩy chính sách sinh thêm con một cách tinh tế hơn.
He Zeying, một lập trình viên 24 tuổi Hàng Châu, đã nhận ra được cả những dấu hiệu được “cài cắm” để khuyến khích hôn nhân và sinh con ở chương trình Gala Tết hàng năm trong những năm gần đây, chẳng hạn như những bức phác họa một gia đình có nhiều con cháu.
Video đang HOT
“Tôi cảm thấy một loại áp lực vô hình, như thể việc có con và kết hôn đã chuyển từ nhiệm vụ gia đình sang nhiệm vụ xã hội”, He nói.
Những phương pháp này cũng đã tồn tại từ thời kỳ chính sách hai con. Đầu năm 2021, truyền thông địa phương đưa tin bìa sách giáo khoa môn “Đạo đức” cho học sinh lớp ba đã được thay đổi, trong đó có hình một đôi vợ chồng với không chỉ một, mà là hai đứa con. Chưa rõ với chính sách mới hiện nay, liệu đứa trẻ thứ ba có được thêm vào trang bìa hay không.
Bìa sách giáo khoa môn “Đạo đức” lớp ba trước (bên trái) và sau khi sửa đổi. Ảnh: Sixthtone
Trong nhiều năm nay, những ẩn ý mang tính định hướng về chính sách kế hoạch hóa gia đình đã ẩn chứa trong các nội dung, tài liệu chính thức. Ví dụ, vào năm 2019, những con tem chính thức mới kỷ niệm năm Hợi có hình hai con lợn trưởng thành và ba con lợn con được hiểu là dấu hiệu cho thấy chính sách hai con sắp được nới lỏng.
Theo Yang Xueyan, giáo sư từ Viện Nghiên cứu Dân số và Phát triển tại Đại học Giao thông Tây An, “hình thức tuyên truyền này nhằm thể hiện lập trường của chính phủ, cho mọi người biết rằng các quan chức đang ủng hộ và khuyến khích việc sinh con”.
Giáo sư Yang tin rằng sự khuyến khích tinh tế như vậy sẽ hiệu quả hơn việc trực tiếp kêu gọi sinh thêm con. Như vào lễ Thất Tịch (lễ tình nhân của Trung Quốc) năm 2023, các quan chức địa phương ở thành phố Tây An đã bị chê cười khi gửi tin nhắn tới người dân, khuyến khích họ sinh thêm con để “kế thừa dòng máu Trung Quốc và gánh vác trách nhiệm trẻ hoá đất nước”.
Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo rằng trở ngại lớn nhất đối với những người có con vẫn là chi phí nuôi dạy quá cao.
Trong khi các thành phố lớn như Hàng Châu hay Trịnh Châu, đã triển khai các chương trình trợ cấp tài chính trong năm qua cho các cặp vợ chồng sinh con, nhưng vẫn không giải quyết được hàng loạt vấn đề ngăn cản mọi người sinh con, chẳng hạn như sự mất cân bằng giữa cuộc sống và công việc phổ biến ở giới trẻ.
“Chỉ thúc đẩy một chính sách mà không giải quyết các vấn đề cơ bản vẫn không đủ để gây ảnh hưởng đến hành vi và việc ra quyết định của cá nhân”, giáo sư Yang bổ sung.
Lu Di, một bà mẹ 27 tuổi có con trai 1 tuổi cũng thấy tác phẩm điêu khắc mới ở công viên Hán Khẩu Giang Than mang lại “cảm giác gia đình đẹp đẽ”. Tuy nhiên, cô chưa có kế hoạch sinh thêm con vì cảm thấy đó là việc rất đau đớn.
Các quan chức nhận thức được thách thức mà họ gặp phải. Trong những năm gần đây, nhiều cơ quan chính phủ đã triển khai các phúc lợi bảo hiểm, nhà ở và giáo dục cho những người mới làm cha mẹ. Ngoài ra, còn có hàng chục dự án thí điểm đã được triển khai trên khắp đất nước, nhằm cố gắng mở ra một “kỷ nguyên mới” về hôn nhân và sinh con.
Tỉnh đầu tiên của Trung Quốc xoá bỏ hạn chế sinh đẻ
Một tỉnh của Trung Quốc sẽ dỡ bỏ "lệnh cấm" sinh con đối với những người chưa kết hôn và loại bỏ giới hạn số con nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh của đất nước.
Trẻ sơ sinh trong phòng bệnh tại một bệnh viện ở Hợp Phì, tỉnh An Huy. Ảnh: Reuters
Theo trang The Guardian (Anh), hôm 30/1, Uỷ ban Y tế tỉnh Tứ Xuyên công bố từ ngày 15/2, chính quyền sẽ không yêu cầu cha mẹ phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn để làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con. Ngoài ra, tỉnh này cũng sẽ loại bỏ quy định về số lượng đăng ký khai sinh cho các bậc cha mẹ. Các biện pháp này sẽ được áp dụng trong 5 năm.
Cho đến nay, uỷ ban này chỉ cho phép các cặp vợ chồng muốn có tối đa 2 con đăng ký với chính quyền địa phương. Trong thông báo của chính phủ, chính quyền Tứ Xuyên cho biết biện pháp mới nhằm "chuyển trọng tâm của việc đăng ký sinh sang thúc đẩy mong muốn sinh con và kết quả sinh con".
Các chính sách sinh sản của Trung Quốc không cấm phụ nữ chưa kết hôn sinh con một cách rõ ràng. Tuy nhiên, cha mẹ thường phải có bằng chứng về hôn nhân để tiếp cận các dịch vụ miễn phí - bao gồm chăm sóc sức khỏe trước khi sinh, nhận lương trong thời gian nghỉ thai sản và đảm bảo việc làm.
Những người muốn đăng ký khai sinh ngoài giá thú thường phải đối mặt với những khoản tiền phạt nặng để có hộ khẩu cho đứa trẻ. Giấy đăng ký hộ khẩu quan trọng của Trung Quốc cho phép đứa trẻ tiếp cận giáo dục và các dịch vụ xã hội.
Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra ngày càng nhiều các biện pháp và tiến hành thay đổi sâu rộng về luật pháp để khuyến khích nhiều người sinh con hơn. Vào năm 2022, số dân của quốc gia này đã giảm lần đầu tiên sau 6 thập kỷ. Chính phủ lo ngại dân số già sẽ gây ra tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, do tỷ lệ người trong độ tuổi lao động giảm mạnh còn người cao tuổi cần hỗ trợ phúc lợi tăng lên.
Theo số liệu của chính phủ, Tứ Xuyên đứng thứ 7 về tỷ lệ dân số trên 60 tuổi, tương đương hơn 21%. Tỉnh này là một trong số những khu vực đã thử nghiệm nhiều biện pháp khuyến khích tăng tỷ lệ sinh. Vào tháng 7/2021, chính quyền đã tung ra các khoản trợ cấp hàng tháng cho cha mẹ sinh con thứ hai, hoặc thứ ba cho đến khi trẻ lên 3 tuổi.
Người phụ nữ và một đứa trẻ tại một trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Sau nhiều thập kỷ áp dụng chính sách một con và kết thúc hồi năm 2016, xã hội Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, do tâm lý thích con trai. Trong khi đó, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi từ chối kết hôn và sinh con, do chi phí sinh hoạt cao, áp lực nghề nghiệp và kỳ vọng của xã hội đối với phụ nữ gia tăng.
Ông Yi Fuxian - nhà nghiên cứu sản phụ khoa tại Đại học Wisconsin-Madison, chuyên gia về thay đổi dân số của Trung Quốc - cho biết trước đây, yêu cầu kết hôn thường kèm theo các giới hạn sinh con, chỉ sinh 1 con (sau này là 2 hoặc 3 con)/ người đàn ông và phụ nữ.
"Giờ đây, chính sách mới đã hoàn toàn hủy bỏ các hạn chế đó. Vì vậy, không cần phải lấy hôn nhân làm điều kiện tiên quyết", ông nói và cho biết chính sách mới tôn trọng quyền sinh sản ngoài giá thú nhưng không khuyến khích sinh con ngoài giá thú, đồng thời cho biết thêm rằng việc có con ngoài giá thú vẫn chưa phổ biến ở Đông Á.
Trước những thay đổi ở Tứ Xuyên, người dân Trung Quốc đã có những phản ứng trái chiều. Trên mạng xã hội, hàng chục triệu người đã chia sẻ và thảo luận về vấn đề này. Một số người cho biết các biện pháp này không giải quyết được mối lo ngại của họ về giá nhà ở, trong khi những người khác bình luận về mối liên hệ giữa chính sách mới với tình trạng ngoại tình và lo ngại chính sách này ảnh hưởng đến việc mang thai hộ bất hợp pháp.
Một số người chỉ trích đây là chính sách tuyệt vọng để tăng tỷ lệ sinh. Một người nói: "Hãy xem xét câu hỏi có nên sinh con hay không sau khi cải cách hệ thống giáo dục và y tế".
Một số người ủng hộ chính sách mới cho rằng: "Nếu có những hạn chế về hôn nhân, buộc hai người phải lấy nhau rồi ít lâu sau, họ ly hôn - thì thật hỗn loạn! Chính sách mới bớt rắc rối hơn và tôn trọng quyền tự do sinh sản hơn".
Trung Quốc nỗ lực tạo ra môi trường 'thân thiện' để tăng tỷ lệ sinh Trung Quốc sẽ khởi động các dự án thí điểm để tạo ra môi trường nuôi dạy con thân thiện nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh của nước này. Trẻ em Trung Quốc tại một công viên ở thủ đô Bắc Kinh hồi năm 2021. Ảnh REUTERS Hoàn Cầu thời báo ngày 15.5 đưa tin Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình Trung...