“Trung Quốc xưa nay không đe dọa nước khác” – đâu là sự thực?
“Trung Quốc không mở rộng quân sự, Trung Quốc xưa nay không có ý đe dọa nước khác…”- Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không ngừng nhấn mạnh. Nhưng những điều Trung Quốc nói và những việc nước này đã làm xem ra có một số khác biệt.
Hành động sau những cam kết…
Đối thoại Shangri-La lần đầu tiên chứng kiến sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và tại hội nghị, ông Lương Quang Liệt không ngừng nhấn mạnh Trung Quốc không mở rộng quân sự, Trung Quốc xưa nay không có ý đe dọa nước khác… Những phát biểu này của ông Lương Quang Liệt có thể xem là một sự trấn an đối với các nước Đông Nam Á.
Nhưng những cam kết mà quan chức Trung Quốc đưa ra tại hội nghị không xoa dịu được lo ngại của các nước láng giềng đối với Bắc Kinh, và thực tế cho thấy hành động của họ không liên quan đến những cam kết do chính họ phát ngôn. Christopher Roberts, chuyên gia các vấn đề châu Á Đại học Canbera (Australia), cho rằng rõ ràng là những cam kết của Trung Quốc đối với an ninh khu vực không hề thuyết phục được người khác. Những điều Trung Quốc nói và những việc nước này đã làm xem ra có một số khác biệt.
Những khác biệt này là gì, chỉ cần điểm lại những việc Trung Quốc làm ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt rời khỏi hội nghị Shangri-La hôm 5/6.
Căng thẳng ở Biển Đông sau đó đã gia tăng thêm sau các biến cố dồn dập mới đây, lần này cũng do Trung Quốc khởi động bằng cách cắt dây cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam.
Trung Quốc kỷ niệm “Ngày Đại dương thế giới” 8/6 bằng việc khẳng định tham vọng trở thành một siêu cường hàng hải cũng như tuyên bố sẽ đẩy mạnh kiểm soát các vùng biển, trong đó có cả những khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.
Trung Quốc không giấu giếm việc Cơ quan Hải giám Trung Quốc được trang bị khoảng 300 tàu hải giám, trong đó có 30 tàu trọng tải trên 1.000 tấn và 10 máy bay, kể cả 4 máy bay trực thăng. Cơ quan này cũng đang trang bị hệ thống thông tin liên lạc hiện đại để kết nối với các hệ thống thông tin liên lạc bờ biển, trên không, trên biển và vũ trụ. Bắc Kinh đã tiết lộ một kế hoạch tham vọng tăng cường thêm nhiều tàu hải giám hiện đại trong 5 năm tới, theo đó lực lượng giám sát biển sẽ được mở rộng lên 16 trực thăng và 350 tàu, với 45 tàu thuộc loại có trọng lượng nước rẽ trên 1.000 tấn.
Trung Quốc dường như không giấu giếm tham vọng muốn củng cố vai trò cường quốc khu vực nên đã tăng cường ngân sách quốc phòng. Thập niên vừa qua, Trung Quốc là nước mua vũ khí lớn nhất thế giới, tiêu tốn tới 24 tỷ USD, vượt Ấn Độ, Hàn Quốc và Hy Lạp. Riêng năm 2010, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đạt 81 tỷ euro, chiếm 7,3% chi phí quốc phòng thế giới, vượt cả Anh, Pháp và Nga. Tuy nhiên, so với Mỹ thì khoảng cách còn xa, năm 2010, Mỹ chi đến 682 tỷ euro.
Các quốc gia châu Á từ lâu ngờ vực những cam kết ngoại giao của Trung Quốc về hòa bình và ổn định khu vực trong khi Bắc Kinh đẩy nhanh quá trình xây dựng quân đội, đồng thời ngày càng mạnh bạo trong các tuyên bố chủ quyền với những vùng biển tranh chấp. Tuần này, việc Tổng tham mưu trưởng PLA Trần Bính Đức xác nhận kế hoạch đóng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc càng làm dấy lên quan ngại.
Mới đây nhất, cuộc xuất quân lớn nhất trong những năm gần đây của tàu chiến hải quân Trung Quốc trên biển Thái Bình Dương hôm 9/6 đã khiến Nhật Bản lo âu thật sự. Hải quân Nhật Bản được đặt trong tình trạng báo động khi nhóm gồm 11 tàu của hải quân Trung Quốc diễu qua vùng biển trung lập giữa các đảo Okinawa và Miyako của Nhật Bản.
Tình thế khó xử thời hiện đại
Video đang HOT
Tướng Reiti Oriki, người đứng đầu Bộ tổng tham mưu lực lượng phòng vệ Nhật Bản, hôm qua đã phát biểu ý kiến bày tỏ thái độ trong tương quan gia tăng hoạt tính của hải quân Trung Quốc.
Cũng như Nhật Bản, các láng giềng trong khu vực hiện đều tiếp nhận từng động thái của Hải quân Trung Quốc một cách thận trọng. Cả việc Bắc Kinh triển khai chương trình xây dựng hàng không mẫu hạm riêng của mình cũng làm dấy lên nhiều đồn đoán. Giới chuyên gia nhận định trong 5 năm trở lại đây, đã có sự thay đổi về chất trong cách tiếp cận của ban lãnh đạo chính trị-quân sự nước này, thậm chí có thể nói rằng trước mắt chúng ta đang hiển hiện sự hình thành “chiến lược đại dương vĩ đại của đất nước Trung Hoa”.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc từng bước mở rộng khả năng quân sự của mình, công khai thể hiện tham vọng trở thành cường quốc chính trị-quân sự số 1. Một yếu tố quan trọng là việc xây dựng hạm đội tàu sân bay, – chuyên viên quân sự Igor Korotchenko Trưởng biên tập tạp chí Defence nhận xét như vậy. Chuyên viên Nga nhìn thấy ở đây một vấn đề hệ trọng.
Cả Mỹ cũng công khai lo ngại những động thái quân sự của Trung Quốc, trong bối cảnh chính quyền Obama đã chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang Đông Nam Á, cho dù ai đó từng hy vọng rằng người Mỹ vướng bận với hoạt động quân sự cùng với lực lượng liên quân phương Tây trong các chiến dịch ở Iraq và Afghanistan.
Giam đôc Cuc Tinh bao Trung ương My (CIA) Leon Panetta, người nhiều phần chắc chắn sẽ tiếp quản vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thay ông Robert Gates từ ngày 1/7 tới, hôm qua tuyên bố ông sẽ theo dõi sát tình hình. Theo ông, tốc độ và quy mô hiện đại hoá quân sự của Trung Quốc, kết hợp với việc thiếu minh bạch, đã đặt ra nhiều nghi vấn.
Theo y kiên cua ông Panetta, Trung Quôc đang gia tăng tiêm năng quân sư đê săn sang ưng pho vơi nhưng cuôc xung đôt tiêm tang gân biên giơi nươc minh, trong đo co xung đôt quân sư vơi Mỹ. Xet theo moi viêc, Băc Kinh muôn có được những khả năng quân sự cho phép nước này tiến hành những hành động chiến đấu và giành chiến thắng trong những cuộc xung đột chớp nhoáng trên biên giới. Trong tương lai gân, Trung Quôc se săn sang ưng pho vơi nhưng xung đôt tiêm tang liên quan đên Đai Loan, co thê vơi sư can thiêp quân sư tư phia My. “Mỹ cân phai chu y theo doi viêc cung cô tiêm năng quân sư cua Trung Quôc”, ông khẳng định.
Hải quân Mỹ vừa tuyên bố sẽ đưa tàu chiến USS Chung-Hoon mang tên lửa tới Tây Thái Bình Dương giữa lúc căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Con tàu đã rời căn cứ tại Hawaii hôm thứ 4 và 280 thuỷ thủ của tàu dự kiến sẽ hợp tác với các đối tác liên minh trong khu vực.
Trong khi các chuyên gia an ninh khu vực nhận xét Trung Quốc “đang tung các cú đấm trên mặt biển để tái khẳng định chủ quyền của họ trên Biển Đông”, báo chí khu vực cho rằng xung quanh Trung Quốc đang hình thành một tập hợp – không phải là một tổ chức chính thức – âm thầm kháng cự lại Bắc Kinh. Những liên lạc và hợp tác kín đáo giữa họ đang gia tăng, được bao trùm bởi những câu hỏi về an ninh và chiến lược nảy sinh do sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Có thể coi đây là một nhóm hỗ trợ, tự giúp đỡ lẫn nhau của các nhà ngoại giao và quan chức an ninh. Họ đoàn kết bởi một vấn đề chung là tất cả cảm thấy cần tiếp tục can dự sâu sắc với Trung Quốc, nhưng cũng muốn tìm cách kháng cự lại Bắc Kinh khi cần thiết.
Những người trong cuộc gọi đây chính là một tình thế khó xử thời hiện đại.
Theo DÂn Trí
"Đường lưỡi bò": Áp đặt vô lý
TS Nguyễn Ngọc Trường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển kiêm nhiệm Phần Lan, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mexico kiêm nhiệm Panama và Peru, cho rằng các hành động mang tính chất gây hấn của Trung Quốc trong thời gian qua nhằm áp đặt chủ quyền để khai thác tài nguyên trên biển Đông
* Phóng viên: Ông nhìn thận thế nào trước việc tàu Trung Quốc (TQ) liên tục xâm phạm sâu vùng thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam để tiến hành các hoạt động phá hoại?
TS Nguyễn Ngọc Trường:
TQ đang bước vào giai đoạn mới để áp đặt đòi hỏi vô lý của họ về chủ quyền trong cái gọi là "đường lưỡi bò". Điều này thể hiện qua các cuộc xung đột với 3 nước ASEAN là Philippines, Việt Nam và Malaysia. Họ đã chuẩn bị kỹ và lâu dài cho đòi hỏi này về cả pháp lý và thực tế.
Mục đích: Khai thác tài nguyên
* Căn cứ nào để ông có nhận định như vậy?
tháng 5-2009. Cuối tháng 5 vừa qua, TQ đã hạ thủy giàn khoan khổng lồ có khả năng khoan ở nơi biển sâu 3.000 m và khoan sâu 12.000 m xuống đáy biển. Trong khi đó, đội tàu hải giám, tuần ngư cũng đã có 27 chiếc và sắp tới sẽ nâng lên 45 chiếc để bao quát toàn bộ biển Đông. TQ cũng đã chính thức xác nhận và sắp cho hạ thủy tàu sân bay đầu tiên. Đó là những bước chuẩn bị cho giai đoạn mới là áp đặt chủ quyền để từ đó khai thác trực tiếp tài nguyên trên biển Đông.
* Ông nói TQ áp đặt chủ quyền, tức là những hành động tương tự như với tàu Bình Minh 02 và Viking II sẽ còn tái diễn?
Không những tiếp tục như vậy trong tương lai mà chúng ta còn phải chuẩn bị cho những khả năng xấu hơn. Những xung đột vừa qua của TQ với Việt Nam hay Philippines, Malaysia... là những dấu hiệu lẻ tẻ để báo hiệu điều đó.
Sức mạnh: Lý của kẻ mạnh
* Theo ông, vì sao TQ lại dùng sức mạnh để áp đặt chứ không đàm phán để giải quyết tranh chấp trên biển Đông?
Nếu tranh tụng pháp lý thì TQ hoàn toàn không có cơ sở để đòi chủ quyền trên biển Đông. Một vị giáo sư của Nga có nói rằng nếu TQ cho rằng việc phát hiện các loại chén, đĩa từ thời Tây Hán tại Hoàng Sa và Trường Sa là cơ sở pháp lý, vậy nếu người ta tìm thấy chai rượu thời Napoleon tại Moscow thì Moscow lại là thành phố của Pháp sao? Không có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học nhưng TQ có cái lý của kẻ mạnh, cái lý của chính sách ngoại giao pháo hạm và ngoại giao tiền bạc.
* Tại Diễn đàn Đối thoại Shang-ri La, TQ nhắc đi nhắc lại lập trường không đe dọa và không dùng sức mạnh. Phải chăng TQ luôn nói không đi đôi với làm trong vấn đề biển Đông?
TQ nói mà đi đôi với làm thì làm sao theo đuổi tham vọng lợi ích của họ. Theo dõi các chuyến thăm cấp cao, trong đó có chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng TQ, tôi thấy họ không tham gia những cuộc cãi nhau, phần lớn là cười và bày tỏ thiện chí.
Hải quân Việt Nam tập luyện tác chiến. (Nguồn: VNExpress)
Tham dự diễn đàn Shang-ri La, ông cố vấn hạm đội biển Tây của Canada nói Bộ trưởng Quốc phòng TQ đối diện với một cử tọa mà họ không tin những lời ông ta nói. Một giáo sư Viện Nghiên cứu Chiến lược ở Singapore cho rằng TQ có nói gì đi chăng nữa thì người ta khó mà tin được và điều TQ cần làm là chứng minh bằng hành động.
* Lời nói không đi đôi với việc làm của TQ trên biển Đông có tổn hại tới lợi ích toàn cầu?
TQ đang trên đường trở thành cường quốc toàn cầu nhưng họ cũng đang theo đuổi những lợi ích cục bộ. Có thể thấy điều này qua việc thâm nhập châu Phi, vùng Vịnh, Nam Mỹ...
Cục diện thế giới đang thay đổi nên người TQ cũng phải thay đổi tư duy. Cứ theo đuổi tư duy Đại Hán là không có lợi cho chính TQ. Hơn nữa, thời đại hiện nay, thời đại mà TQ muốn làm gì thì làm ở các nước phương Nam, nơi mà nhiều cường quốc và trung tâm quyền lực khác của thế giới có lợi ích chiến lược, cũng đã qua từ lâu.
Sức mạnh Việt Nam: Đoàn kết
* Ông có cho rằng TQ đã phớt lờ phản ứng của Việt Nam sau sự kiện tàu Bình Minh 02 khi tiếp tục gây ra sự kiện Viking II?
- TQ đã có kịch bản sẵn cho từng giai đoạn trên biển Đông. Nay đến giai đoạn triển khai áp đặt chủ quyền thì TQ cứ thế thực hiện bất chấp phản ứng và dư luận khu vực. Vấn đề hiện nay không ở TQ mà từ phía các bên liên quan khác có để TQ làm điều đó hay không. Với chúng ta, chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết dân tộc với 86 triệu dân trên dưới một lòng là một sức mạnh không ai có thể xem thường.
* Việc các nước ASEAN phản ứng riêng rẽ cho dù cùng bị quấy rối, gây hấn đã khuyến khích TQ triển khai kịch bản áp đặt chủ quyền trên biển Đông?
Sau va chạm trực diện giữa tàu Mỹ và tàu TQ trên biển Đông đầu năm 2009, hai nước này đã bước vào giai đoạn hòa hoãn từ đầu năm nay. Tuy nhiên, tôi không nghĩ Mỹ sẽ nhường châu Á và Đông Nam Á, nơi mà họ nói có lợi ích quốc gia, cho TQ. Mỹ nhường một bước là mất tất cả vì quan trọng nhất với Mỹ là mất niềm tin với cam kết tại khu vực. Mỹ luôn là một lực lượng mà ai cũng phải xem trọng.
Tư tưởng ngoại giao hòa hiếu
TS Nguyễn Ngọc Trường cho rằng Việt Nam phải rất xem trọng quan hệ với TQ, phải giữ được hòa hiếu với TQ. Đó là ngoại giao truyền thống hàng ngàn năm và cũng là cốt lõi của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Phải tìm cách tiếp cận và tạo mối quan hệ mới với TQ khi họ đang trở thành một cường quốc. Chúng ta phải thay đổi tư duy về điều này, không nên giữ tư duy và hành động theo kiểu cũ.
"Thời đại mà chúng ta đi với một bên để chống một bên đã vĩnh viễn qua rồi"- TS Nguyễn Ngọc Trường nói và nhấn mạnh: "Chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết 86 triệu dân, trên dưới một lòng là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết với ASEAN, các nước lớn và TQ cũng là sức mạnh của chúng ta".
Theo Người Lao Động
Philippines sẽ vẫn tiếp tục thăm dò dầu khí Báo Inquirer và báo Phil Star của Philippines ngày 10-6 đưa tin Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile đã tuyên bố yêu cầu đại sứ Lưu Kiến Siêu thôi lên lớp với Philippines, nếu không Philippines cũng có thể lên lớp lại Trung Quốc. Chủ tịch Juan Ponce Enrile chê trách Trung Quốc đã dùng thế của nước mạnh để đối...