Trung Quốc “xua” gần 9.000 tàu cá ra Biển Đông
Sau khi lệnh cấm bắt cá Trung Quốc đơn phương đưa ra hết hiệu lực vào 12h trưa ngày 1/8, Trung Quốc đã “xua” tổng cộng gần 9.000 tàu cá ra Biển Đông.
Tàu cá Trung Quốc quy tụ ở Tam Á, Hải Nam, chuẩn bị đổ ra Biển Đông khi lệnh cấm đánh bắt Trung Quốc đơn phương đưa ra kết thúc vào 12h trưa ngày 1/8 (Ảnh Tân Hoa xã).
Trước đó, Trung Quốc đã đưa ra cái gọi là lệnh cấm bắt cá hàng năm trên Biển Đông, kéo dài từ 16/5-1/8 mỗi năm. Lệnh cấm này chấm dứt vào đúng 12h trưa ngày 1/8. Đây là năm thứ 16 Trung Quốc đưa ra lệnh cấm bắt cá phi lý này trên Biển Đông.
Theo Tân Hoa xã ngư dân ở Tam Á, tỉnh Hải Nam đã sẵn sàng đổ ra Biển Đông khi lệnh cấm đánh bắt được dỡ bỏ vào 12h trưa ngày thứ sáu 1/8.
Các tàu đã quy tụ về cảng Tam Á để chuẩn bị sẵn sàng đổ ra Biển Đông từ hôm thứ năm, 31/7.
Video đang HOT
Tờ báo cũng cho biết tổng cộng 8.955 dự kiến sẽ ra Biển Đông sau lệnh cấm đánh bắt kéo dài 2 tháng rưỡi.
Việt Nam đã nhiều lần phản đối lệnh cấm bắt cá phí lý trên của Trung Quốc và tuyên bố lệnh cấm là vô giá trị. Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt lệnh cấm đánh bắt phi lý này.
Trung Anh
Theo Dantri
Philippines đưa ra giải pháp "cuối cùng" về Biển Đông
Philippines dự kiến sẽ đưa ra các giải pháp "ngay lập tức, trung gian và cuối cùng" đối với các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông tại cuộc họp sắp tới của ASEAN.
Philippines dự kiến sẽ đưa ra các cách tiếp cận "ngay lập tức, trung gian và cuối cùng" với vấn đề Biển Đông tại ASEAN vào tháng này.
Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) hôm nay 1/8 ra tuyên bố cho biết Kế hoạch ba hành động (TAP) sẽ được đệ trình lên các cuộc họp cấp bộ trưởng của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tại Nay Pyi Taw vào tháng này. Và đây là "khung vững chắc nhằm giải quyết cho những căng thẳng đang leo thang" ở trong các vùng biển tranh chấp của Biển Đông.
"Philippines hi vọng các nước tuyên bố chủ quyền, các nước ASEAN khác và các Đối tác đối thoại của ASEAN sẽ xem xét nghiêm túc đề xuất này bởi đây là đề xuất toàn diện, mang tính xây dựng và kết hợp các sáng kiến khác nhau mà Philippines và các nước khác đã và đang đóng góp để giải quyết vấn đề Biển Đông trong những năm qua", DFA cho hay.
Giải pháp ngay lập tức kêu gọi tạm ngưng các hoạt động cụ thể làm leo thang căng thẳng, theo như gợi ý của Mỹ trong những tháng vừa qua.
Ngoài ra còn có bước đi nhằm thúc đẩy một định nghĩa cụ thể hơn trong đoạn 5 của Tuyên bố ứng xử về Biển Đông giữa ASEAN-Trung Quốc (DOC) được ký năm 2002. DOC được cho là thỏa thuận không có tính giàng buộc, vì vậy mà cần phải có một Bộ quy tắc ứng xử (COC) mới.
Giải pháp trung gian của DFA ủng hộ việc cần phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện COC.
Trong khi đó, giải pháp cuối cùng thúc đẩy một "cơ chế giải quyết nhằm đưa các tranh chấp tới một nghị quyết cuối cùng và lâu dài theo luật quốc tế".
"Philippines đang theo đuổi một nghị quyết như vậy qua tòa trọng tài và tin rằng tòa trọng tài sẽ giải thích rõ các quyền về biển cho tất cả các bên. Và đây sẽ là nền tảng để giải quyết tranh chấp", DFA tuyên bố.
TAP không đề cập trực tiếp với từng tranh chấp cụ thể hiện nay mà nhằm giảm sự hồ nghi giữa các nước và nguy cơ xảy ra xung đột bất ngờ.
TAP lần đầu tiên được công bố một cách không chính thức vào cuối tháng 6 vừa qua, khi căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng cao sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Mới đây, Trung Quốc đã rút giàn khoan này về đảo Hải Nam của nước này.
Trung Anh
Theo Dantri/ philstar
Trung Quốc công bố vị trí hoạt động mới của Hải Dương-981 Cục Hải sự Trung Quốc hôm nay 24/7 đã thông báo vị trí hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 tại khu vực đảo Hải Nam từ 23/7-30/9. Dàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc. Trang web của Cục hải sự Trung Quốc (msa.gov.cn) cho biết Hải Dương-981 sẽ "tác nghiệp với thời gian gần 2 tháng tại "dự án Lăng Thủy"". "Từ...