Trung Quốc: Xôn xao tin đồn “Bộ Tứ” muốn lật đổ Tập Cận Bình
Trong bốn tháng qua, truyền thông Trung Quốc đang xôn xao về tin đồn xuất hiện một “Bộ Tứ” trong giới chính trị nước này, gồm những nhân vật muốn lật đổ nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Vậy sự thật ra sao?
Theo The Diplomat, truyền thông Trung Quốc cho rằng “Bộ Tứ” này gồm 4 nhân vật là Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Từ Tài Hậu và Bạc Hy Lai, đã bắt tay cùng nhau kết bè phái với âm mưu lật đổ nhà lãnh đạo Tập Cận Bình thông qua một cuộc đảo chính.
Dù đây mới chỉ là tin đồn nhưng một số sự kiện thực tế đã khiến truyền thông Trung Quốc có cơ sở để “bán tín bán nghi” về sự xuất hiện của “Bộ Tứ” này.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Thứ nhất, khi Cựu Ủy viên thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc, Chu Vĩnh Khang bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản vào ngày 5/12/2014, truyền thông Trung Quốc đã đồng loạt đưa tin ông Chu “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng về nguyên tắc chính trị, tổ chức và bí mật”.
Hôm 3/4, Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã chính thức khởi tốcựu quan chức an ninh Chu Vĩnh Khang (72 tuổi). Ông Chu đã trở thành vị quan chức cấp cao nhất trong đảng Cộng sản Trung Quốc đối mặt với tội danh tham nhũng.
Trong thời kỳ đỉnh cao quyền lực, ông Chu từng nắm quyền kiểm soát các lực lượng cảnh sát, cơ quan tình báo, tòa án và văn phòng công tố tại Trung Quốc. Là thành viên trong Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Chu từng là một trong chín quan chức cấp cao điều hành quốc gia 1,3 tỷ dân. Tới năm 2012, ông này về nghỉ hưu.
Video đang HOT
Thứ hai, một tuần sau khi Chánh văn phòng Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Lệnh Kế Hoạch bị điều tra tội “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng”, Bộ Chính trị nước này đã tổ chức một cuộc họp với nội dung phản đối tư tưởng bè phái chính trị vào ngày 29/12/2014. Trong cuộc họp này, chính phủ Trung Quốc đã nêu rõ những quy định cấm “tập hợp các cá nhân để kết thành bè phái chính trị hay kết bè phái để mưu lợi cá nhân”.
Thứ ba, vào ngày 18/3/2015, trong một bài báo được đăng trên Nhật báo Giám sát và Kiểm tra kỷ luật Trung Quốc, ông Zhou Qiang, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trung Quốc đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm mà ông này học được từ Tổng bí thư Tập Cận Bình. Điều đáng nói, ông Zhou nhấn mạnh Chu Vĩnh khang và Bạc Hy Lai đã “chà đạp lên luật pháp, làm suy yếu tình đoàn kết trong đảng và tham gia các hoạt động chính trị phi chính phủ”.
Tuy nhiên, những bằng chứng trên dường như chưa đủ tính thuyết phục về việc bốn nhân vật quyền lực trong giới chính trị Trung Quốc thành lập “Bộ Tứ” nhằm lật đổ Tập Cận Bình. Điển hình, không có bằng chứng nào cho thấy Từ Tài Hậu tự tham gia hay tham gia cùng Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch và Bạc Hy Lai vào “các hoạt động chính trị phi chính phủ”. Do đó, tội của Từ Tài Hậu, Cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc chỉ là nhận hối lộ chứ không phải tham gia âm mưu đảo chính.
Trong khi đó, Lệnh Kế Hoạch cũng được xác định không liên quan gì tới hoạt động kết bè phái chính trị với Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai. Ngoài ra, không có bằng chứng nào cho thấy Chu Vĩnh Khang hay Bạc Hy Lai tham gia nhóm “Xishan Hui” của Lệnh Kế Hoạch. Nhóm “Xishan Hui” gồm các thành viên là quan chức chính phủ và doanh nhân tại tỉnh Sơn Tây.
Thậm chí, cũng không có bằng chứng xác đáng nào có thể chứng minh Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai âm mưu tiến hành đảo chính. Nhiều khả năng trước khi xảy ra vụ việc Vương Lập Quân, Cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh tới đại sứ quán Mỹ xin tị nạn hồi tháng 2/2012, Chu Vĩnh Khang đã có những suy nghĩ đánh giá cao Bạc Hy Lai. Ngoài ra, có thể ông Chu đã liên lạc riêng với Bạc để nghĩ cách giải quyết vụ bê bối của Vương Lập Quân. Tuy nhiên, khó có thể khẳng định được rằng Chu Vĩnh Khang cam kết sẽ hậu thuẫn cho Bạc Hy Lai sau hai năm ông này nghỉ hưu.
Cuối cùng, không có bằng chứng nào cho thấy “Bộ Tứ” đã tổ chức các cuộc họp riêng để bàn bạc với nhau. Cơ hội duy nhất để họ xuất hiện cùng một địa điểm với hàng ngàn người khác là trong các kỳ họp Quốc hội. Do đó, theo Diplomat, không thể chứng minh cả 4 người này cùng tham gia vào “các hoạt động chính trị phi chính phủ”.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Theo MINH THU /Infonet
Chu Vĩnh Khang liên minh với nhiều "con hổ" tham nhũng
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 17/3 đã đăng tải thông tin khẳng định cựu ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang, người đang bị điều tra tham nhũng, đã từng liên minh với một loạt "con hổ" đã bị đả, trong đó có Từ Tài Hậu và Lệnh Kế Hoạch.
Ông Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra tham nhũng (Ảnh: China Daily)
Thông tin được tờ China Daily đăng tải, dẫn bài viết của tạp chí Caijing. Theo đó Chu Vĩnh Khang từng có liên hệ mật thiết với Từ Tài Hậu, nguyên phó chủ tịch Quân ủy trung ương của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), người vừa qua đời vì ung thư bàng quang cuối tuần trước.
Ngoài ra, ông Chu còn được tin là thân thiết với Lệnh Kế Hoạch, nguyên chánh văn phòng trung ương đảng, nguyên Vụ trưởng vụ Mặt trận thống nhất đảng Cộng Sản Trung Quốc.
"Chu bị nghi đã lạm dụng quyền lực để tạo dựng những lợi ích chính trị và kinh tế mật thiết với các quan chức tham nhũng khác, gồm Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch, Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh, và Lí Đông Sinh, cựu thứ trưởng bộ công an, người đã bí mật tạo dựng phe cánh", bài báo khẳng định.
Ngoài ra, các quan chức cấp cao này, hay "những con hổ", bị nghi đã lạm dụng quyền lực để mưu lợi cho một số doanh nghiệp và những người liên quan khác, và nhận những khoản hối lộ khổng lồ.
Zhou Ruijin, nguyên phó tổng biên tập Nhân dân nhật báo nhận định: "Thời gian qua, một số vấn đề tham nhũng có xu hướng liên quan tới các gia đình, phe cánh hoặc nhóm người", và khẳng định vụ điều tra tham nhũng với Chu Vĩnh Khang có liên quan tới nhiều quan chức tham nhũng, những người bị nghi đã tạo thành một "mạng lưới tham nhũng khổng lồ".
Zhao Hongzhu, phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương khẳng định, cho dù những người có liên quan là ai, các quan chức bị nghi tham nhũng đều bị điều tra kỹ lưỡng.
Kể từ năm 2012, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhậm chức, ông đã thực hiện một chiến dịch sâu rộng để bài trừ tham nhũng.
Đến nay, hơn 90 quan chức cấp cao, trong đó có 63 người hàm bộ trưởng hoặc cao hơn và 30 tướng trong quân đội đã bị điều tra vì nghi "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", một thuật ngữ thường được dùng để ám chỉ tội danh tham nhũng.
Chu Vĩnh Khang là quan chức cấp cao nhất bị điều tra trong cuộc chiến chống tham nhũng từ năm 1978, khi công cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc được triển khai.
Ông Chu, về hưu năm 2012, bị bắt tháng 12 vừa qua, và bị khai trừ đảng, chuyển cơ quan công tố điều tra. Trong số các tội danh cựu chính trị gia này đối mặt có nhận hối lộ và làm lộ bí mật nhà nước.
Zhou Qiang, chánh án tòa án nhân dân Tối cao Trung Quốc khẳng định: "Sau khi truy tố, tòa án sẽ xử lý trường hợp của ông Chu đúng pháp luật. Không ai đứng trên pháp luật".
Thanh Tùng
Theo Dantri/ China Daily
Quan tham sụp đổ và chuẩn mực mới nền chính trị Trung Quốc Sự sụp đổ của Lệnh Kế Hoạch - người từng là trợ lý thân cận của cựu Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào - cho thấy một chuẩn mực mới trong nền chính trị TQ: Đó là không ai có thể an toàn. Phân tích của giáo sư Bo Zhiyue, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu chính trị TQ. Lệnh Kế Hoạch...