Trung Quốc xóa sổ 115 tổ chức khủng bố ở Tân Cương
Nhật báo Tân Cương số ra ngày 25/11 đã tiết lộ thông tin về công tác chống khủng bố trong sáu tháng qua ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc kể từ khi chiến dịch chống khủng bố kéo dài một năm được khởi động hôm 23/5, một ngày sau cuộc tấn công khủng bố đẫm máu ở Urumqi, thủ phủ khu tự trị này, khiến 39 người thiệt mạng.
Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc tuần tra tại Urumqi, Tân Cương (nguồn: AFP/TTXVN)
Theo báo trên, 115 tổ chức khủng bố đã bị xóa sổ và các cơ quan chức năng đã ngăn chặn được hầu hết các cuộc tấn công khủng bố trước khi chúng xảy ra.
Nhà chức trách nói rằng chiến dịch trên, sẽ kéo dài đến tháng 6/2015, bao gồm “các biện pháp cực kỳ nghiêm ngặt.”
Tờ báo cho rằng Tân Cương, mặt trận chống khủng bố chính ở Trung Quốc, đang trong tình trạng nguy hiểm trước chủ nghĩa ly khai, Hồi giáo cực đoan và khủng bố, những vấn đề hàng đầu phá hoại sự ổn định của khu tự trị.
Đến nay, Tân Cương đã xử lý 44 vụ liên quan đến hướng dẫn gây nổ trên Internet, 294 vụ liên quan đến phát tán tài liệu hình ảnh, âm thanh bạo lực và 4 vụ liên quan đến việc tung tin đồn.
Trong nỗ lực trên, 171 cơ sở huấn luyện tôn giáo đã bị đóng cửa và 238 cá nhân điều hành những cơ sở này bị bắt giữ.
Sự hợp tác của người dân địa phương cũng góp phần quan trọng hỗ trợ công tác chống khủng bố ở khu tự trị này.
Trong tháng Bảy vừa qua, đã có gần 30.000 người dân tham gia truy bắt những nghi phạm khủng bố bỏ trốn ở Moyu, thuộc khu vực Hotan (Hòa Điền).
Video đang HOT
Chính quyền Tân Cương đã tuyên bố thưởng khoảng 300 triệu Nhân dân tệ (48,9 triệu USD) cho tất cả những người tham gia./.
Theo (Vietnam )
Người "suýt xóa sổ không quân Trung Quốc" là ai?
Tạp chí Nhân vật Hoàn Cầu (thuộc báo Hoàn Cầu) hôm 17/11 điểm danh 11 tư lệnh không quân trong lịch sử Trung Quốc, trong đó nhân vật được đặc biệt nhắc tới là Ngô Pháp Hiến - một viên tướng có tài nhưng mù quáng đến mức "suýt xóa sổ cả không quân Trung Quốc".
Cựu Tư lệnh không quân Trung Quốc Ngô Pháp Hiến. Ảnh: Phượng Hoàng
Thờ nhầm chủ
Trong những năm đầu sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1/10/1949), không quân Trung Quốc cũng như các lĩnh vực khác, có những bước phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên, cùng với việc Tư lệnh không quân thứ 2 Ngô Pháp Hiến từng bước trở thành nhân vật chủ chốt của tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu, ông Ngô không chỉ bị cáo buộc "phạm tội nghiêm trọng" trong Cách mạng Văn hóa (CMVH), mà còn "suýt chút nữa xóa sổ toàn bộ lực lượng không quân".
Ngô Pháp Hiến xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Giang Tây. Sau khi tham gia cách mạng, Ngô dần dần phát triển thành một chỉ huy thiện chiến và nhà công tác chính trị - tư tưởng. Từ Quân đoàn 1 Hồng quân thời Trường Chinh cho đến Sư đoàn 115 thuộc Bát lộ quân trong thời kỳ kháng chiến, Ngô Pháp Hiến luôn là nhân vật xuất chúng trong đội ngũ của Lâm Bưu.
Sau khi chiến tranh kháng Nhật của Trung Quốc thắng lợi, Ngô Pháp Hiến dẫn quân về vùng Đông Bắc, gia nhập Quân đoàn dã chiến Đông Bắc. Ngô một lần nữa trở thành bộ hạ của Lâm Bưu.
Tướng Ngô Pháp Hiến (phải) và cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông.
Trung thành tuyệt đối với Lâm Bưu
Ngô Pháp Hiến theo "phò tá" Lâm Bưu trong một thời gian dài, đồng thời cũng vô cùng sùng bái Lâm và được Lâm cất nhắc. Ngô Pháp Hiến thậm chí từng thề thốt trước vợ chồng Lâm Bưu rằng: "Trời, đất, vũ trụ có thay đổi, nhưng lòng trung thành của tôi với Phó chủ tịch Lâm vĩnh viễn không đổi".
Thời kỳ đầu CMVH, Ngô Pháp Hiến cũng từng bị "đấu tố", thậm chí tưởng như đã tới bước đường cùng. Nhưng Ngô luôn được Lâm Bưu ra tay bảo vệ.
Có lần, "phe tạo phản" đang đấu tố Ngô Pháp Hiến dữ dội, Lâm Bưu liền phái cảnh vệ xông vào hội trường hộ tống Ngô Pháp Hiến ra ngoài. Lâm Bưu nhiều lần khẳng định - "Ngô Pháp Hiến là đồng chí tốt, là thành viên cánh tả. Không những không được kỳ thị, mà còn phải trọng dụng".
Vào thời điểm đó, Lâm Bưu là Phó thống soái, không ai dám chống lệnh ông ta. Từ đây, Ngô Pháp Hiến nhanh chóng biến thành tay sai đắc lực cùng Lâm Bưu đi... đấu tố người khác.
Lòng trung thành của Ngô Pháp Hiến đối với Lâm Bưu không chỉ thể hiện ở việc phục tùng tuyệt đối, mà gần như đến mức bất chấp mọi nguyên tắc. Đặc biệt, mọi công tác trong không quân, Ngô đều thực hiện theo lời của Lâm. Lâm Bưu sai Ngô vu cáo người khác, ông này cũng nghe theo.
Ngô Pháp Hiến và Lâm Bưu (thứ 2 và thứ 3 từ trái qua).
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của CMVH, tham vọng của Lâm Bưu càng ngày càng lớn. Lâm quyết tâm hạ bệ những kẻ đối địch và sai Ngô Hiến Pháp ra mặt vu cáo hãm hại Tổng tham mưu trưởng Dương Thành Võ, Chính ủy không quân Dư Lập Kim và Tư lệnh Bộ đội Vệ Tuất Bắc Kinh Phó Sùng Bích.
Ngày 24/3/1968, Tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương tổ chức hội nghị tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh với sự tham gia của hơn 10.000 quân đồn trú. Lâm Bưu tuyên bố trước hội nghị rằng Dương Thành Võ, Dư Lập Kim và Phó Sùng Bích "tấn công vũ trang Cách mạng Văn hóa Trung ương", "âm mưu chiếm đoạt quyền lực không quân". Sau đó, chính quyền Bắc Kinh quyết định cách chức 3 ông, đây chính là "sự kiện Dương, Dư, Phó" nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Gọi con trai Lâm Bưu là "siêu thiên tài", trao cả không quân vào tay "giặc"
Vợ chồng Lâm Bưu - Diệp Quần thấy Ngô Pháp Hiến nhất mực trung thành, cho nên đã gửi con trai Lâm Lập Quả - sử dụng tên gọi khác là Lý Quả - và con gái Lâm Lập Hoành vào công tác trong không quân.
Năm 1967, Lý Quả gia nhập không quân khi mới 23 tuổi. Ngô Pháp Hiến sắp xếp cho Lý làm thư ký Văn phòng Bộ Tư Lệnh. Chỉ sau vài tháng, Lý được Ngô Pháp Hiến giới thiệu vào đảng.
Hai năm sau, Lý Quả được thăng chức Phó chủ nhiệm Văn phòng Bộ Tư lệnh kiêm Thứ trưởng Bộ tác chiến. Nhập ngũ được hơn hai năm với tuổi đời chỉ 25, Lý đã trở thành cán bộ cấp phó Sư đoàn.
Tháng 10/1969, Ngô Pháp Hiến triệu tập cấp dưới, tuyên bố rằng - "Lý Quả là một siêu thiên tài, có thể chỉ huy và điều động tất cả lực lượng không quân. Chúng ta phải nghe theo Lý Quả". Nói cách khác, Ngô đã trao quyền chỉ huy toàn bộ lực lượng không quân Trung Quốc vào tay con trai của Lâm Bưu.
Sau khi thâu tóm được quyền lực, Lý Quả bí mật tổ chức "Hạm đội liên hợp" âm mưu đảo chính vũ trang. Tháng 3/1971, Lý chủ trì thiết lập kế hoạch đảo chính mang tên "Công trình kỷ yếu 571", âm mưu ám sát Mao Trạch Đông và thay đổi cả Trung ương nhưng thất bại.
Ngày 13/9/1971, Lý Quả cùng Lâm Bưu, Diệp Quần ngồi máy bay bỏ trốn và gặp nạn ở Mông Cổ.
Năm 1981, với tội danh là chủ phạm trong vụ án "Lâm Bưu, Giang Thanh phản cách mạng", Ngô Pháp Hiến bị kết án 17 năm, tước quyền chính trị trong 5 năm.
qTheo Đại Lộ
Cựu quan chức Mỹ bày cách làm lung lay chiến lược biển của Trung Quốc Seth Cropsey cho rằng, Mỹ cần hỗ trợ cho người Hồi giáo ở Tân Cương, triển khai hành động làm gia tăng sự lo ngại của Trung Quốc về mối đe dọa phía bắc... Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 19 tháng 11 dẫn trang mạng "The Japan Times" Nhật Bản ngày 13 tháng 11 đăng bài viết "Mối đe dọa...