Trung Quốc xoa dịu Mỹ, Úc sau khi bị lên án ở Biển Đông
Một quan chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc vừa lên tiếng kêu gọi Mỹ cùng giải quyết những khác biệt về vấn đề Biển Đông một cách mang tính xây dựng.
Reuters ngày 13/5 đưa tin cho biết, một quan chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc vừa lên tiếng kêu gọi Mỹ cùng giải quyết những khác biệt về vấn đề Biển Đông một cách mang tính xây dựng.
Fang Fenghui, một thành viên của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, nói với tướng Joseph Dunford, Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, trong một cuộc đàm thoại qua truyền hình rằng “hai bên cần kiềm chế các hành động gây phương hại đến quan hệ giữa hai quốc gia và quân đội hai nước”.
Fang Fenghui, một thành viên của Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Ảnh Reuters.
Cuộc thảo luận được tổ chức trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng căng thẳng do những tuyên bố chủ quyền (phi pháp) của Bắc Kinh đối với phần lớn diện tích Biển Đông. Mỹ đã khẳng định quyền tự do hàng quốc tế thách thức các tuyên bố phi lý của Trung Quốc bằng cách tiến hành các hoạt động tuần tra ở vùng biển này.
Hôm thứ Ba, Trung Quốc đã điều hai máy bay và ba chiến hạm xua đuổi tàu khu trục Mỹ tuần tra nhằm “thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý” của Bắc Kinh trong phạm vi 12 hải lý xung quanh Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện do Trung Quốc kiểm soát trái phép.
Tuy nhiên, trong cuộc đàm thoại với Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Fang nói rằng Trung Quốc không đổ lỗi cho Mỹ về sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và kêu gọi “xử lý bất đồng một cách mang tính xây dựng”.
Tân Hoa Xã dẫn lời tướng Dunford đáp lại cho biết, Mỹ kêu gọi Trung Quốc kiềm chế ở Biển Đông và Washington sẵn sàng làm việc với Bắc Kinh để thiết lập “một cơ chế hiệu quả về kiểm soát rủi ro nhằm duy trì ổn định ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình”.
Video đang HOT
Vấn đề Biển Đông cũng đã được thảo luận tại một cuộc họp riêng giữa Sun Jianguo, Đô đốc và Phó Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân, và Phó Đô đốc Ray Griggs, Tư lệnh lực lượng Hải quân Úc.
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull hôm thứ Năm đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với hoạt động tuần tra Biển Đông của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, trong cuộc hội đàm, Sun nói với Phó Đô đốc Griggs rằng Biển Đông là không thể và không nên trở thành một vấn đề giữa Trung Quốc và Australia, và rằng Úc không nên làm những việc có “hại cho hòa bình khu vực và sự ổn định hoặc quan hệ Trung-Úc”.
Trong một bình luận đăng tải ngày 12/5 trên tờ Diplomat, nhà phân tích Ankit Panda đã bày tỏ ngạc nhiên trước phản ứng khác thường của Bắc Kinh trong sự kiện tàu Mỹ tuần tra trong phạm vi 12 hải lý từ Đá Chữ Thập.
Ttháng 1/2016, khi tàu USS Curtis Wilbur tiến hành tuần tra trong phạm vi 12 hải lý từ Đảo Trí Tôn (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), đại diện của Trung Quốc đã lên tiếng cáo buộc Mỹ xâm nhập “lãnh hải” của nước này bất hợp pháp.
Tuy nhiên, trong sự kiện tương tự hồi đầu tuần này tại Đá Chữ Thập, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ đề cập một cách không cụ thể rằng tàu chiến Mỹ “xâm nhập trái phép” chứ không phải dùng cụm từ “xâm nhập lãnh hải” như trước.
Theo chuyên gia Panda, việc Tòa Trọng tài chuẩn bị đưa ra phán quyết được dự đoán là sẽ bất lợi cho Trung Quốc đã khiến nước này thận trọng hơn trong các tuyên bố chủ quyền (sai trái) của mình và đang cố gắng xoa dịu sự phản đối, tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia khác.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc đổi giọng sau khi tung máy bay, tàu chiến 'đuổi' tàu Mỹ ở Biển Đông
Trung Quốc nói muốn quân đội Mỹ và Trung Quốc cùng kiềm chế hành động của mình và tránh gây bất lợi cho quan hệ giữa hai nước chỉ vì vấn đề ở Biển Đông.
Tướng Phòng Phong Huy đổi giọng với Mỹ sau vụ tàu chiến Mỹ tuần tra bên trong đá Chữ Thập ngày 10.5.2016AFP
Sau vụ tàu khu trục William P. Lawrence của Mỹ tuần tra đi vào khu vực 12 hải lý quanh đá Chữ Thập hôm 10.5 khiến Trung Quốc tung máy bay, tàu chiến ra nghênh cản, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Phòng Phong Huy đã có cuộc nói chuyện trực tuyến trên "tinh thần xây dựng" với Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford, Tân Hoa xã cho hay ngày 13.5.
Trong cuộc nói chuyện, tướng Phòng nói với ông Dunford rằng "hai bên cần kiềm chế hành động của mình, tránh gây tổn hại cho quan hệ giữa 2 nước và 2 quân đội" trước những bất đồng liên quan đến Biển Đông.
Khu trục hạm William P. Lawrence (DDG 110) của Hải quân Mỹ di chuyển trên Biển Philippines (phía bắc Biển Đông) ngày 30.3.2016. HẢI QUÂN MỸ
Phát biểu của tướng Trung Quốc được đưa ra sau khi Bắc Kinh xua 3 tàu chiến và 2 máy bay ra "đuổi" khu trục hạm William P. Lawrence của Mỹ khi tàu này tuần tra thực thi "quyền tự do hàng hải" ở đá Chữ Thập - bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng.
Trong cuộc đối thoại trực tuyến, viên tướng thuộc Quân ủy trung ương (CMC) Trung Quốc còn nói rằng Bắc Kinh "tôn trọng quyền tự do hàng hải, hòa bình và ổn định ở Biển Đông nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới" (?).
Tướng Trung Quốc còn xuống giọng với tướng Mỹ khi nói: "Trung Quốc không đổ lỗi cho Mỹ gây căng thẳng ở Biển Đông (?), thay vào đó thúc giục 2 bên kiên nhẫn, chịu đựng trước tình hình, cố gắng kiểm soát sự khác biệt trên tinh thần xây dựng", Reuters dẫn lại từ Tân Hoa xã.
Tướng Joseph Dunford. REUTERS
Trong khi trong bản tin tiếng Anh, Tân Hoa xã dẫn phát biểu của tướng Phòng chỉ nói "Trung Quốc không phải là bên gây căng thẳng ở Biển Đông".
Giới chức cấp cao của Trung Quốc thường cáo buộc tình hình Biển Đông căng thẳng là do sự can thiệp của Mỹ, chỉ trích Washington đưa máy bay, tàu chiến vào vùng biển này và tổ chức các cuộc tập trận với các nước châu Á. Ngược lại, các nước có tranh chấp với Trung Quốc và nhiều nước không có liên quan đều khẳng định căng thẳng ở Biển Đông là do hoạt động quân sự hóa của Bắc Kinh.
Trong khi đó, Tân Hoa xã trích phát biểu của tướng Dunford nói rằng ông cũng kêu gọi "kiềm chế" như tướng Phòng và cho biết Washington sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh để thiết lập "một cơ chế hiệu quả nhằm kiểm soát rủi ro cũng như duy trì ổn định ở Biển Đông với những hoạt động vì mục đích hòa bình".
Đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng ở Biển Đông, điều mà Bắc Kinh không thích trong khi Washington muốn can thiệp để kiềm chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc điều máy bay ném bom H-6K ra Trường Sa? Truyền hình nhà nước Trung Quốc đã phát sóng cảnh máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K bay qua đá Chữ Thập - nơi Bắc Kinh xây đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Máy bay ném bom chiến lược tầm xa H-6K của Trung Quốc. QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC Loạt phóng sự trong chương...