Trung Quốc xem xét mua số lượng lớn trực thăng ‘cá mập đen’ của Nga
Trung Quốc đang cân nhắc mua hàng chục chiếc trực thăng tấn công Ka-52K được mệnh danh là “ cá mập đen” của Nga.
Trực thăng tấn công Ka-52K của Nga. Ảnh: EPA
Nhiều nhà phân tích quân sự đánh giá thỏa thuận mua Ka-52K là tín hiệu cho thấy quan hệ đối tác quốc phòng gần gũi hơn giữa hai quốc gia. Bên cạnh đó, thương vụ này được cho sẽ tăng thêm sức mạnh cho thế hệ tàu đổ bộ tấn công mới của quân đội Trung Quốc.
Ông Zhou Chenming tại Viện Khoa học và Công nghệ quân sự Yuan Wang ở Bắc Kinh nhận định: “Quân đội Trung Quốc đã nghiên cứu khả năng mua Ka-52K từ rất lâu. Tàu đổ bộ tấn công lớp 075 chở máy bay trực thăng của Trung Quốc cần một trực thăng tấn công hạng nặng”.
Video đang HOT
Truyền thông Nga vào ngày 16/9 đưa tin rằng quân đội Trung Quốc đang rất quan tâm đến Ka-52K và một đoàn đại biểu nước này đã thăm dây chuyền sản xuất trực thăng tại Primorye Krai, vùng Viễn Đông.
Hãng Avia.Pro (Nga) đưa tin: “Nhiều khả năng một thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh sẽ được thống nhất về việc chuyển giao tối thiểu 36 trực thăng Ka-52K cho Hải quân Trung Quốc”.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đưa tin Ka-52K do Cục thiết kế Kamov phát triển cho Hải quân Nga. Ông Zhou nhận xét Ka-52K là trực thăng tấn công trên hạm đầu tiên của Hải quân Nga với cánh quạt gấp, tạo điều kiện tiết kiệm không gian và đáp ứng nhu cầu của các tàu đổ bộ tấn công lớp 075.
Bắc Kinh đã ra mắt tàu đổ bộ tấn công lớp 075 trong tháng 1 với hy vọng phương tiện này sẽ đóng vai trò như một “tàu sân bay thu nhỏ”.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn nguồn tin giấu tên cho biết Trung Quốc đang phát triển các trực thăng trên hạm như Z-8, Z-9 và Z-20 dành cho tàu đổ bộ tấn công lớp 075 và lớp 071 tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian để Bắc Kinh đạt được mục tiêu. Do vậy, thỏa thuận Ka-52K được cho là “đôi bên cùng có lợi” cho Bắc Kinh cùng Moskva khi Nga cần nguồn tiền hỗ trợ công nghiệp quốc phòng trong khi Trung Quốc cần “câu giờ”.
Trước đây, Trung Quốc đã đặt mua chiến đấu cơ S-35 và hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Giá dầu thế giới giảm phiên thứ tư liên tiếp
Giá dầu thế giới giảm trong phiên thứ tư liên tiếp trong ngày 17/8 do những quan ngại về tình hình tại Afghanistan, đồng USD mạnh lên và số ca mắc COVID-19 tăng tại Nhật Bản đã làm suy yếu thêm triển vọng nhu cầu tại châu Á.
Khép phiên này, giá dầu Brent biển Bắc giảm 48 xu Mỹ (0,7%) xuống 69,03 USD/thùng, còn giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 70 xu Mỹ (1%) xuống 66,59 USD/thùng.
Đổ xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở New York, Mỹ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Đồng USD đã tăng giá phiên thứ hai liên tiếp trong ngày 17/8, khiến dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các đồng tiền khác. Các nguồn tin thị trường cho hay giá dầu đã nới rộng đà giảm sau số liệu từ Viện Xăng Dầu Mỹ (API) cho thấy lượng dầu tại các kho dự trữ của Mỹ giảm, phù hợp với các dự báo trong tuần trước.
Số liệu công bố ngày 16/8 cho thấy hoạt động xử lý dầu thô hàng ngày tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, trong tháng 7/2021 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020. Điều này là do các nhà máy sản xuất dầu độc lập cắt giảm sản lượng trong bối cảnh hạn ngạch thắt chặt hơn, lượng hàng dự trữ ở mức cao, còn lợi nhuận suy yếu. Sản lượng công nghiệp và tăng trưởng doanh số bán lẻ của Trung Quốc trong tháng 7/2021 cũng chậm lại và không đạt kỳ vọng do đợt bùng phát dịch COVID-19 mới và trận lũ lụt lịch sử tại miền trung Trung Quốc đã làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Về nguồn cung cho thị trường dầu, theo số liệu của Chính phủ Mỹ ngày 16/8, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ dự kiến sẽ tăng lên 8,1 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2021, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 4/2020.
Tuần trước, Chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, hay còn gọi là OPEC , tăng sản lượng dầu để giải quyết tình trạng giá xăng tăng cao. Tuy nhiên, hãng tin Reuters (Vương quốc Anh) dẫn các nguồn tin cho hay OPEC cho rằng thị trường không cần nhiều dầu thô hơn mức nhóm này dự định sẽ "bơm vào" trong những tháng tới.
Trung Quốc nói Mỹ 'để lại mớ hỗn độn' ở Afghanistan Trung Quốc cáo buộc Mỹ "để lại mớ hỗn độn khủng khiếp, những gia đình ly tán và tan vỡ" ở Afghanistan, sau khi Taliban kiểm soát đất nước. "Sức mạnh và vai trò của Mỹ là phá hoại, không phải xây dựng", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết trong cuộc họp báo hôm nay, sau...