Trung Quốc xem xét dự luật cải tổ hệ thống bầu cử Hong Kong
Quốc hội Trung Quốc đang nghiên cứu dự thảo luật cho phép Bắc Kinh thẩm tra ứng viên tranh cử ở Hong Kong và loại bỏ người không phù hợp.
Bắc Kinh xác nhận kế hoạch cải tổ hệ thống bầu cử Hong Kong trong cuộc họp quốc hội thường niên khai mạc hôm nay. Đây sẽ là những thay đổi quan trọng nhất trong hệ thống chính trị và hành chính Hong Kong, nơi từng là thuộc địa của Anh trước khi được trao trả cho Trung Quốc năm 1997, cũng như củng cố sự kiểm soát của Bắc Kinh với cách điều hành đặc khu.
Hạ Bảo Long, quan chức hàng đầu của Bắc Kinh phụ trách các vấn đề Hong Kong, cho rằng cải tổ hệ thống bầu cử là rất cần thiết để đảm bảo “chỉ những người yêu nước” mới có quyền điều hành thành phố này.
Các đại biểu quốc hội Trung Quốc họp tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh hôm 5/3. Ảnh: AFP
Theo hệ thống hiện hành, Hội đồng Lập pháp Hong Kong là cơ quan chịu trách nhiệm xem xét các dự luật, bỏ phiếu thông qua và phê duyệt ngân sách, cũng như có quyền thông qua quyết định bổ nhiệm hay bãi nhiệm các thẩm phán của Tòa chung thẩm và chánh án Tòa án tối cao của đặc khu.
Video đang HOT
Hội đồng có 70 ghế, trong đó 35 ghế được bầu trực tiếp tại 5 khu vực. 35 ghế còn lại được bầu gián tiếp thông qua các khu bầu cử chức năng, được cho là do các hội ngành hoặc nhóm lợi ích đặc biệt, chủ yếu là những người thân Bắc Kinh, bầu ra.
Truyền thông Hong Kong dẫn các nguồn tin giấu tên cho hay Bắc Kinh đã đề xuất tăng quy mô Hội đồng Lập pháp Hong Kong lên 90 ghế, trong đó tăng thêm ghế cho các thành viên thân Bắc Kinh. Kế hoạch cải cách cũng nhằm nâng số lượng thành viên trong ủy ban bầu cử thành phố, cơ quan lựa chọn lãnh đạo Hong Kong, từ 1.200 lên 1.500 người.
Số ghế bổ sung sẽ được trao cho các thành viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) và các nhóm yêu nước khác. Vương Thần, nhà lập pháp cấp cao của Trung Quốc, cho biết Trung Quốc sẽ thay đổi quy mô, thành phần và cách thức thành lập của ủy ban bầu cử, trao cho ủy ban quyền lựa chọn nhiều nhà lập pháp của thành phố.
Dự thảo luật mà Bắc Kinh đưa ra có thể sẽ loại bỏ ủy viên hội đồng quận, thể chế dân chủ toàn diện duy nhất của Hong Kong, khỏi ủy ban bầu cử và Hội đồng Lập pháp. Trong cuộc bầu cử hội đồng quận năm 2019, các ứng viên ủng hộ dân chủ đã giành gần 90% trong số 452 ghế.
Những thay đổi này sẽ mở đường cho Bắc Kinh củng cố quyền kiểm soát với Hong Kong, tiếp theo luật an ninh quốc gia có hiệu lực từ 30/6/2020. Trương Nghiệp Toại, phát ngôn viên quốc hội Trung Quốc, cho rằng cần thiết phải cải tổ hệ thống bầu cử Hong Kong để “phù hợp với thời đại”, nói thêm quốc hội có quyền và trách nhiệm đưa ra quyết định “cải thiện” hệ thống chính trị đặc khu.
Dự thảo luật dự kiến được thông qua vào tuần sau. Đây được coi là đòn giáng mạnh nhất vào phe đối lập tại Hong Kong, vốn đang lao đao sau khi 47 thành viên bị bắt và buộc tội lật đổ chính quyền và nhiều nghị sĩ đối lập bị tước ghế.
“Nếu các biện pháp cải cách này được thông qua, phe đối lập sẽ mất tiếng nói”, Willie Lam, nhà phân tích về Trung Quốc tại Đại học Hong Kong, nhận định.
Kỳ họp quốc hội, một trong hai sự kiện quan trọng trong “lưỡng hội” Trung Quốc, diễn ra trong bối c ảnh Bắc Kinh đang tăng cường nỗ lực thắt chặt kiểm soát với Hong Kong, sau khi ban hành luật an ninh quốc gia với đặc khu hồi năm ngoái. Luật an ninh quốc gia hình sự hóa nhiều tội danh, trong đó có hành vi “cấu kết với thế lực nước ngoài” đe dọa an ninh quốc gia tại Hong Kong.
Trung Quốc thông qua bãi nhiệm 4 nghị sĩ đối lập Hong Kong
Bốn nghị sĩ đối lập Hong Kong bị mất ghế ngay lập tức sau khi quốc hội Trung Quốc cho phép chính quyền đặc khu bãi nhiệm nghị sĩ.
Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (NPCSC), tức quốc hội Trung Quốc, hôm nay thông qua nghị quyết cho phép chính quyền Hong Kong truất ghế lập tức các nghị sĩ của cơ quan lập pháp trong một số trường hợp nhất định.
Nghị quyết nêu rõ bất kỳ thông báo nào về việc truất quyền các nghị sĩ sẽ do chính quyền Hong Kong trực tiếp đưa ra, không cần thông qua tòa án thành phố.
Nghị sĩ bị bãi nhiệm là những người được cho là thúc đẩy hoặc ủng hộ khái niệm độc lập Hong Kong, từ chối tán thành đất nước tiếp quản chủ quyền đối với Hong Kong, lôi kéo thế lực nước ngoài can thiệp vào công việc của thành phố hoặc tham gia hành vi gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Bốn nghị sĩ đối lập Hong Kong bị truất quyền hôm nay, từ trái qua phải gồm: Alvin Yeung Ngok-kiu, Kwok Ka-ki, Kenneth Leung và Dennis Kwok. Ảnh: SCMP .
Vài phút sau khi nghị quyết được thông qua, 4 nghị sĩ đối lập lập tức bị bãi nhiệm gồm Alvin Yeung Ngok-kiu, Kwok Ka-ki và Dennis Kwok của đảng Dân sự, cùng Kenneth Leung của Hội Nhà nghề. Leung trước đó bị cấm tham gia bầu cử Hội đồng Lập pháp, trước khi các cuộc bỏ phiếu bị hoãn lại đến tháng 9/2021.
Sau khi nghe quyết định bãi nhiệm, 4 nghị sĩ từ từ rời khỏi phòng họp của Hội đồng Lập pháp, lên án quyết định này là "vi phạm rõ ràng" Luật Cơ bản và quyền của họ về tham gia các vấn đề công.
"Nếu việc tuân thủ quy trình hợp lý và đấu tranh cho dân chủ có thể dẫn đến việc bị bãi nhiệm, thì đó sẽ là vinh dự của tôi", Dennis Kwok nói, thêm rằng họ sẽ tham vấn đại diện pháp lý của mình trước khi quyết định có phản đối quyết định tại tòa án hay không.
Một cuộc họp của Hội đồng Lập pháp đã bị đình chỉ ngay sau thông báo của Bắc Kinh. 19 nghị sĩ đối lập hôm 9/11 đã dọa từ chức trước nguy cơ Bắc Kinh sẽ bãi nhiệm bất kỳ ai trong số họ.
Trung Quốc quyết ngăn 'thế lực nước ngoài' can thiệp Hong Kong Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố "kiên quyết đề phòng và răn đe" thế lực nước ngoài can thiệp Hong Kong khi phát biểu tại quốc hội. "Chúng ta sẽ kiên quyết đề phòng và răn đe sự can thiệp của các thế lực bên ngoài vào vấn đề Hong Kong và Macau. Chúng ta sẽ hỗ trợ cả hai...