Trung Quốc xây “tàu sân bay không thể đánh chìm” trên Biển Đông
Trung Quốc xây “tàu sân bay không thể đánh chìm” trên Biển Đông, là tựa bài của trang Motley Fool ngày 17.5, nhằm vạch rõ lý do Trung Quốc ngang ngược tuyên bố độc chiếm gần như toàn bộ vùng biển này.
Mỹ đang tính khả năng đưa gần tàu chiến đến gần quần đảo Trường Sa
“Trong Thế chiến 2, các đô đốc Mỹ thường gọi một loạt đảo và bãi san hô vòng mà họ chiếm được là “tàu sân bay không thể đánh chìm” để sử dụng trong cuộc chiến chống Nhật.
Trong Thế Chiến 3, liệu các đảo sẽ lại được sử dụng theo cách đó ?
Đó là nỗi lo khiến các nhà lập kế hoạch Lầu Năm Góc mất ngủ lúc đêm, khi TQ xây “tàu sân bay không thể đánh chìm” trên Biển Đông là một dự án kéo dài hàng tháng nhằm cải tạo các bãi san hô, bãi cát nửa chìm nửa nổi trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, để biến chúng thành căn cứ quân sự cho không-hải quân TQ.
Nhưng tại sao TQ làm thế, ai có lợi, và sẽ tốn kém bao nhiêu ?
TQ đã ngang ngược tuyên bố độc chiếm 90% Biển Đông, bằng cách xây 7 đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trên thực tế, các đảo này gần Việt Nam, Malaysia và Philippines hơn. Nhưng người phát ngôn Châu Hải Toàn của chính phủ TQ ngang ngược gọi chúng “cần cho việc bảo đảm quyền toàn vẹn lãnh thổ và quyền hàng hải, và giúp TQ hoàn thành các trách nhiệm quốc tế ở nhiều lĩnh vực, gồm tìm kiếm và cứu hộ”.
Mỹ lên tiếng phản đối hành vi xây đảo mới của TQ trên Biển Đông rồi tuyên bố chúng thuộc lãnh thổ TQ.
Một công trình của TQ
Tại sao TQ lại đòi chủ quyền quần đảo Trường Sa một cách phi lý? Vì nhiều lý do, như đa phần thương mại đường biển của thế giới đều đi qua Biển Đông và quần đảo Trường Sa.
Video đang HOT
Là nền kinh tế thiên về xuất khẩu, TQ để mắt tới tuyến thương mại này vì quyền lợi. TQ xây một loạt “tàu sân bay không chìm” ở Biển Đông là một cách để giành quyền lợi ấy.
Tranh chấp lãnh thổ với các nước Đông Nam Á là lý do khác để TQ xây dựng “cơ sở thực tế” cho tuyên bố phi lý độc chiếm gần trọn Biển Đông, dẫn đến tranh chấp về pháp lý và quyền đánh cá giữa TQ với Việt Nam, Philippines, thậm chí với láng giềng Nhật.
Dầu thô là động cơ chính phía sau việc TQ giành đất trên Biển Đông, theo nhiều nhận định của các chuyên gia.Nhưng một khi TQ có chân đứng ở Biển Đông, sẽ rất khó kéo họ ra. Cựu đại tá quân đội Mỹ David Hunt đã giải thích: “Khi ai đó đã “dựng cờ” trên một hòn đảo, bất kỳ ai khác muốn hòn đảo ấy đều có hai lựa chọn: thương lượng hoặc bắn bỏ người đó”….
Theo Cục thông tin năng lượng Mỹ, khi không ai có thể khẳng định rằng thực sự có các kho dự trữ dầu dưới thềm lục địa quần đảo Trường Sa, khu vực này “có thể chứa nhiều kho hydrocarbon chưa được phát hiện.
Cơ quan thăm dò địa chính Mỹ ước tính khu vực này có khoảng từ 0,8 đến 5,4 tỷ thùng dầu, và từ 7,6 đến 55,1 tỷ tấn khí tự nhiên ở những nguồn chưa được phát hiện.
Để kiểm soát nguồn dầu này, TQ nuôn tham vọng bành trướng ra nhiều đảo mới với tổng diện tích 2.000 mẫu Anh, biến mỗi đảo này thành một vùng kinh tế độc quyền trên toàn Biển Đông.Và TQ tham lam muốn độc chiếm để hưởng hết tất cả. Nay, ước tính trung bình có 6,9 tỷ “thùng tương đương dầu” dưới quần đảo Trường Sa. Với giá khoảng 60 USD/thùng hiện nay, nguồn tài sản dầu trị giá 414 tỷ USD ấy có thể sớm được thêm vào bảng kho dữ trữ của tập đoàn dầu khí CNOCC của TQ.
Dự án tham lam này tốn kém bao nhiêu ?
Khoảng 10 năm trước, Dubai chi 14 tỷ USD để xây 12.800 mẫu Anh đất mới trong dự án xây đảo nhân tạo “Thế giới” của họ. Ngày nay, trị giá mỗi mẫu này là 1,4 triệu USD.
Nếu nhân cho 2.000 mẫu, TQ có thể tốn ít nhất 2,8 tỷ USD để xây các đảo. Một số tiền nhỏ so với nguồn dầu mà lúc đó TQ sẽ kiểm soát.
Gần quần đảo Trường Sa cả về thời gian lẫn địa lý, Malaysia đang xây đảo “Thành phố rừng” trong eo biển bang Johor. Dự án này sẽ tốn khoảng 86,4 tỷ USD để cải tạo 4.050 mẫu đất, tức khoảng 21,3 triệu USD/mẫu.
Với giá mỗi mẫu đất này, các “tàu sân bay không chìm” của TQ có thể tốn 42,6 tỷ USD.
Tốn nhiều tiền hơn, nhưng vẫn có thể nói giá này rẻ hơn gấp 10 lần so với nguồn thu từ dầu khí.
Trần Trí (theo Motley Fool)
Theo Một Thế giới
Báo Pháp: Trung Quốc muốn "độc chiếm cả Biển Đông"
Nhật báo Libération của Pháp mới đây dành hai trang lớn cho vùng Biển Đông, trở lại sự việc Trung Quốc tăng tốc bồi đắp lấn biển thay đổi hiện trạng các đảo đang có tranh chấp chủ quyền với các nước xung quanh.
Một hòn đảo bị Trung Quốc cải tạo trái phép ở Biển Đông. Ảnh nguôn CSIS
"Từ nhiều tháng qua, Trung Quốc đã tăng tốc các công trình đồ sộ nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển và sân bay trong giữa vùng quần đảo Trường Sa (Spratleys) và Hoàng Sa ( Paracels)".
Thực ra những hành động trên của Bắc Kinh gần đây đã được truyền thông quốc tế cũng như các nước trong vùng và Hoa Kỳ tố cáo nhiều lần cùng với bằng chứng xác thực là các bức ảnh chụp từ vệ tinh ghi nhận những công trình phục vụ ý đồ bành trướng của Trung Quốc trong Biển Đông.
Tờ Libération cho biết: "Trong số ít nhất 7 hòn đảo nhỏ thuộc Biển Đông mà Trung Quốc đang tiến hành cải tạo, cơi nới diện tích có đảo Đá chữ Thập ( Fiery Cross) bị biến dạng nhiều nhất".
Theo tác giả bài viết, chi phí cho việc cải tạo hòn đảo này có thể lên đến 12 tỷ USD. Hòn đảo mà nguyên thủy là một bãi đá san hô này đang trở thành "một căn cứ hải quân và không quân của Trung Quốc trong quần đảo Trường Sa. Chỉ trong vòng vài tháng được bồi đắp, diện tích của đảo Đá chữ Thập đã được mở rộng gấp 11 lần".
Vẫn theo báo Libération, "từ ảnh vệ tinh của nhóm phân tích của Anh IHS Jane's và Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế Washington DC, người ta thấy công trình xây đường băng dài 3100 mét đã được tiến hành với nhịp độ cực nhanh trong khoảng từ tháng 8 năm ngoái đến giữa tháng 4 vừa qua".
Trung Quốc cũng đã nạo vét xây một cảng mới và đã dựng lên trên đảo 60 tòa nhà. Thậm chí họ còn đặt hẳn một nhà máy xi măng tại chỗ để phục vụ công trường lớn.
Trên thực tế, theo tác giả bài viết, từ những năm 1990 Trung Quốc đã trang bị đảo Đá chữ Thập thành một căn cứ quân sự nhỏ, có trạm ra-đa, bãi đáp trực thăng, nhưng vẫn chưa thấm vào đâu so với hiện trạng đảo Đá chữ Thập bây giờ.
Các chuyên gia phân tích của AMTI nhận định, "trong tương lai không xa Đá chữ Thập sẽ là điểm hậu cần quan trọng cho hoạt động Hải quân Trung Quốc trong vùng Biển Đông".
Phóng viên của tờ Libération nhận định, Trung Quốc không tiếc tiền phục vụ ý đồ bành trướng trên biển. Hàng loạt các công trình san lấp bồi đắp đảo của Trung Quốc đã được ghi nhận trong quần đảo Trường Sa.
Ngoài khơi gần Việt Nam, trong quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm (Woody) và đảo Quang Hòa (Duncan), bất chấp sự phản đối của Việt Nam.
Trong khi đó Bắc Kinh qua lời phát ngôn viên ngoại giao vẫn khẳng định "các công trình xây dựng đó nằm trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc" và "việc làm đó không nhằm vào nước nào".
Tuy nhiên các nước láng giềng cũng như Hoa Kỳ không thể chấp nhận được lập luận như vậy.
Tổng thống Barack Obama đã chỉ trích hành động của Trung Quốc là "dùng cơ bắp, sức mạnh thuần túy" để bắt nước khác phục tùng mình.
Động cơ của những hành động lấn biển
Vẫn trong dòng thời sự này, để giúp độc giả hiểu thêm động cơ của Trung Quốc trong những hoạt động lấn biển tại Biển Đông, Libération có bài phỏng vấn chuyên gia về Châu Á, bà Valérie Niquet, giám đốc Quỹ nghiên cứu chiến lược Pháp.
Trả lời câu hỏi tại sao Trung Quốc gần đây cấp tập gia tăng xây dựng các đảo họ chiếm giữ trên Biển Đông ?
Nhà nghiên cứu Valérie Niquet khẳng định mục đích của Bắc Kinh là để mở rộng diện tích họ chiếm giữ, cho dù theo luật pháp quốc tế, việc xây dựng đường băng sân bay hay hải cảng không là cơ sở cho tính chính đáng của một quốc gia trên một lãnh thổ".
Các cơ sở đó sẽ giúp Trung Quốc gia tăng hiện diện lực lượng bảo vệ bờ biển trong vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đội tàu đánh bắt cá của họ có thể mở rộng ngư trường xa hơn xuống phía nam.
Theo chuyên gia Pháp, việc bồi đắp xây đảo còn có động cơ chính trị. Tư tưởng dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc nổi lên mạnh mẽ từ cuối những năm 2000, đặc biệt trở nên hung hăng hơn từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền. Ưu tiên của Trung Quốc giờ dành cho bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc, nhất là trên biển.
Theo bà Valerie Niquet, Trung Quốc muốn toàn bộ vùng Biển Đông thành chủ quyền của mình. Họ có phương tiện kinh tế và con người để nhân rộng thêm các điểm cắm chân ở Biển Đông.
Các công trình xây dựng trên là một mưu đồ nhằm áp đặt thay đổi hiện trạng đối với các nước Đông Nam Á. Nhưng theo chuyên gia Pháp, đây chỉ là trò lừa đảo, có giá trị hình ảnh nhiều hơn là thực tế.
Trung Quốc cũng phụ thuộc vào tự do lưu thông trên tuyến đường biển này, Bắc Kinh không có khả năng thực sự để kiểm soát toàn bộ vùng Biển Đông và Hoa Đông.
Thanh Phương
Theo Biz Live
Máy bay Không quân Nga bay rợp trời trên Quảng Trường Đỏ Hơn 140 máy bay phản lực, trực thăng Không quân Nga đổ về Quảng Trường Đỏ để tham gia luyện tập những lần cuối khi ngày duyệt binh chính thức đang cận kề. Hơn 140 máy bay phản lực, trực thăng Không quân Nga đổ về Quảng Trường Đỏ để tham gia luyện tập những lần cuối khi ngày duyệt binh chính thức...