Trung Quốc xây nhà máy trái phép ở Hoàng Sa
Trung Quốc hôm 25/8 bắt đầu xây dựng các cơ sở xử lý rác và nhà máy xử lý nước thải cho cái gọi là thành phố Tam Sa, đơn vị hành chính thuộc tỉnh Hải Nam mới được thành lập trái phép trên Biển Đông.
Trường Sa, quần đảo thiêng liêng của Việt Nam giữa Biển Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng
Sankei dẫn nguồn Tân Hoa xã cho biết Trung Quốc đang xây dựng cơ sở tập kết và xử lý rác thải cùng một nhà máy xử lý nước thải trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo thiết kế, nhà máy trên đảo Phú Lâm sẽ tiến hành nén số rác tập kết được từ các đảo khác thuộc quần đảo Hoàng Sa và vận chuyển về đảo Hải Nam.
Cũng theo Tân Hoa xã, việc xây dựng được bắt đầu vào sáng hôm 25/8. Xiao Jie, quan chức đứng đầu cái gọi là thành phố Tam Sa, đã ra lệnh cho các xe ủi đất bắt đầu hoạt động.
Video đang HOT
Dự án trên dự kiến hoàn thành sau 1 năm, với công suất xử lý khoảng 800 m3 rác thải mỗi năm. Đây được coi là dự án xây dựng hạ tầng đầu tiên kể từ khi cái gọi là thành phố Tam Sa được thành lập hồi tháng 7 vừa qua, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Động thái này được giới quan sát cho là nhằm tăng cường chi phối quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và Bãi Macclesfield, cũng như giành ưu thế trong tranh chấp chủ quyền với các nước liên quan như Việt Nam và Philippines.
Bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế, Trung Quốc vẫn ngang nhiên tiến hành các bước liên quan nhằm mục đích hợp lý hóa cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao trùm toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đây là hành động ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ những bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với hai quần đảo này.
Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh của Trung Quốc cho thấy họ không hề có quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: Bảo tàng lịch sử
TTXVN
Báo Nhật chỉ trích Trung Quốc lập 'thành phố Tam Sa'
Báo Nhật cho rằng, Trung Quốc không đếm xỉa luật biển quốc tế, trong đó chỉ rõ quyền lợi và quy định liên quan đến vấn đề hải phận; càng khiến khu vực căng thẳng, đi ngược chủ trương giải quyết hòa bình các vấn đề chủ quyền.
Trung Quốc vừa tuyên bố thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" thuộc Hải Nam nhằm quản lý 3 chuỗi đảo trên biển Đông. Ảnh minh họa.
Trang mạng của nhật báo kinh tế Sankei Shimbun dẫn lời ông Rommel C. Banlaoi - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khủng bố, Bạo lực và Hòa bình (PIPVTR) của Philippines: "Với chủ trương tuyên bố chủ quyền đối với biển Đông, việc thành lập thành phố Tam Sa là một trong những chiến lược tăng cường sức mạnh chi phối tình hình của Bắc Kinh". Nguồn tin từ Chính phủ Philippines cho rằng: "Với thái độ cứng rắn, Trung Quốc từ nay sẽ tăng cường các hành động biểu dương lực lượng trên biển Đông".
Tranh cãi chủ quyền ở biển Đông chưa tìm ra hướng giải quyết bởi nhiều nguyên nhân. Giáo sư danh dự Paul Dibb thuộc ĐH Quốc gia Australia nhận định: "Vấn đề chính là ở chỗ Trung Quốc không thừa nhận luật biển quốc tế".
Ngoài ra, ông Dibb lưu ý là trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước liên quan, Bắc Kinh chưa từng ký kết hiệp định đề phòng sự cố trên không và trên biển giống như Liên Xô ký năm 1972 và Trung Quốc cũng không tỏ ra quan tâm đến vấn đề này.
Theo PetroTimes
Trung Quốc xây cơ sở phi pháp trên biển Đông Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động nhằm hợp pháp hóa cái gọi là "TP.Tam Sa" mà nước này ngang ngược lập ra cách đây hơn một tháng. Bắt đầu từ tháng này, giới chức tỉnh Hải Nam sẽ tăng số chuyến của tàu tiếp tế Quỳnh Sa 3 đến đảo Phú Lâm từ 2 lên 4 chuyến/tháng, theo Tân Văn xã,...