Trung Quốc xây kênh đào xuyên châu lục, “xâm thực” sân sau của Mỹ
Tờ AFP nhận định, các công ty Trung Quốc đang tăng cường đầu tư vào khu vực Trung Mỹ vơi những kế hoạch đầy tham vọng như kênh đào xuyên Trung Mỹ ở Nicaragua nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương hay đập thủy điện ở Hondurat, nơi trước giờ chỉ là sân sau của Mỹ.
Kênh đào Nicaragua làm “mồi nhử” kinh tế
Kênh đào của Trung Quốc được đánh giá là sẽ cạnh tranh trực tiếp với kênh đào Panama do Mỹ xây dựng, khẳng định &’sức mạnh toàn cầu’ của Trung Quốc. Dự án có ngân sách lên đến 50 tỷ USD, do một công ty Hong Kong chủ thầu và dự tính sẽ tiến hành khởi công vào 22/12.
Dự án này trước đó đã chịu nhiều ý kiến phản đối từ chính người dân Nicaragua. Nhiều người lo sợ rằng dự án này sẽ khiến đất đai của họ bị chiếm đoạt và gây ra thảm họa môi trường khôn lường.
Sơ đồ thực hiện kênh đào Nicaragua
Những khẩu hiệu đòi “tống cổ Trung Quốc” đã được hàng ngàn người nông dân và các nhà hoạt động đưa, kêu gọi biểu tình rầm rộ hôm 10-12 vừa qua ở thủ đô Managua (Nicaragua).
Jaume Gine, một chuyên gia về Trung Quốc người Tây Ban Nha, e ngại về tính khả thi của dự án. Tương tự như người Mỹ từng xây dựng kênh đào Panama,Trung Quốc đang muốn xây dựng kênh đào tại Nicaragua để thể hiện “quyền lực siêu cường”. Tuy nhiên, việc xây dựng lại mang ý nghĩa “hình ảnh” hơn là lợi ích thiết thực.
Ngược lại, theo James Bosworth, một nhà tư vấn chiến lược Nam Mỹ, dự án này sẽ tạo ra những nguồn lợi về kinh tế và đem lại lợi nhuận cho những nhà đầu tư. Không chỉ có kênh đào, dự án tổng thể còn bao gồm nhiều đề xuất khác về cơ sở hạ tầng như cảng, đường xá, khu du lịch và một sân bay. Tuy nhiên Bosworth cũng đánh giá dự án táo bạo này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về kỹ thuật và sự tẩy chay của người dân địa phương.
Dự án sẽ gia tăng sự hiện diện của Trung Quốc ở Nicaragua và chính thức đưa các công ty của Bắc Kinh cạnh tranh ngang hàng với các công ty của Mỹ hay Canada trong khu vực châu Mỹ Latinh.
“Xâm thực” chính trị Mỹ La-tinh
Video đang HOT
Một vấn đề khác cũng được đưa ra tranh luận không kém đó chính là những mục đích chính trị của Trung Quốc khi đầu tư tiền tỷ vào khu vực sân sau của Mỹ.
Sự có mặt mọi nơi của Trung Quốc ở Trung Mỹ đã được khẳng định qua rất nhiều dự án đầu tư lần này. Panama hiện nay là điểm đầu ư chủ lực của Trung Quốc ở khu vực này. Tuy nhiên Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 2,5% lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Panama, thậm chí còn thấp hơn cả Costa Rica và Guatemala.
Ngoài khoản đầu tư vào kênh đào, các khoản đầu tư khác đều khá nhỏ lẻ. Nhưng chúng giúp cho các nhà đầu tư Trung Quốc dần dần tiếp cận thị trường “xa lạ” này. Trung Quốc đang từng bước định hình vị thế của mình ở khu vực Trung Mỹ và Caribbean.
Mục tiêu chính của Trung Quốc tại Mỹ La-tinh là năng lượng, viễn thông và cơ sở hạ tầng. Ở Costa Rica, Tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc đang dự định xây dựng nhà máy lọc dầu với kinh phí đầu tư lên đến 1,3 tỷ USD. Ở Honduras, công ty Sinohydro (Thủy điện Trung Quốc) muốn xây dựng đập thủy điện với kinh phí 350 triệu USD.
Người dân Nicaragua phản đối dự án kênh đào của Trung Quốc
Hiện nay, cả hai dự án này đều đang bị đình chỉ do những phản đối gay gắt của người dân trong khu vực. Tuy nhiên, khả năng dự án tiếp tục được khởi động lại là rất cao. Các nhà đầu tư Trung Quốc còn không ngần ngại đưa ra kế hoạch về một đường sắt nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương với ngân sách 20 triệu USD cũng nhằm cạnh tranh với kênh đào Panama.
Rõ ràng những lợi ích chính trị thông qua những dự án khổng lồ ngay tại sân sau của Mỹ là điều không cần phải bàn cãi. Theo ông Gine chuyên gia về Trung Quốc ở trường ASADE Tây Ban Nha, những dự án này sẽ cho phép Trung Quốc củng cố vị thế địa chính trị của mình trên toàn thế giới.
Theo Thanh Ngọc
Pháp luật TPHCM
Tại sao Scotland lại thuộc Vương quốc Anh?-Kỳ cuối
Scotland được ví là "cha của Australia". Người Scotland từng hình thành nên nhà nước Ấn Độ hiện đại. Người Scotland là người châu Âu đầu tiên vượt biển tới Canada. Vai trò quan trọng là vậy nhưng tại sao mảnh đất này lại thuộc về Vương quốc Anh?
Pháo đài Darien ngày nay.
Tất cả xuất phát từ một dự án đầu tư mạo hiểm mà sau này biến thành một thảm họa với Scotland.
Kỳ cuối: Vỡ mộng với thiên đường
Năm con tàu nhổ neo từ cảng Leith ngày 4/7/1698 dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Robert Pennecuik. Trong số 1.200 người tình nguyện đến Darien trong hành trình đầu tiên, chỉ có ông và Paterson biết đích đến.
Đoàn tàu đổ bộ xuống Darien ngày 2/11, mất 70 người trong suốt hành trình. Đầy tinh thần lạc quan, họ đặt tên bán đảo là New Caledonia và bắt đầu xây dựng khu định cư. Tuy nhiên, khu vực đầu tiên mà họ chọn lại là đầm lầy, không hợp để trồng trọt hay làm nhà ở.
Họ đã phát quang và dựng lều trên vùng đầm lầy này gần 2 tháng trời. Chẳng bao lâu, những người Scotland phát hiện ra họ không thể trồng khoai lang hay ngô. Người Ấn Độ cũng không quan tâm tới những thứ như gương lược mà họ mang tới để bán.
Mùa xuân năm 1699, mưa xối xả, bệnh tật hoành hành. Đến tháng 3 năm đó, hơn 200 người Scotland đã bỏ mạng, tỷ lệ tử vong tăng lên hơn 10 người mỗi ngày. Mọi chuyện tồi tệ hơn khi các tàu được cử đi mua hàng trở về mang theo tin tức nói rằng các tàu và thuộc địa của Anh của bị cấm làm ăn với người Scotland theo lệnh của Nhà vua. Một con tàu còn mất tích không dấu vết. Một tàu bị người Tây Ban Nha bắt và toàn bộ thủy thủ đoàn bị tống giam.
Cuộc sống ở Darien là một nỗi khổ ải. Roger Oswald, một thanh niên trẻ tham gia chuyến đi tới Darien với đầy hi vọng và lạc quan, đã kể lại quãng đời của mình ở Darien: Họ chỉ được ăn chưa đầy nửa cân bột mốc meo mỗi tuần. Khi đun bột lên cùng với ít nước lã, họ phải vớt những con giòi to tướng và sâu bọ nổi lên trên. Khẩu phần ít ỏi cho một tuần này có thể ăn hết trong một ngày. Cộng với việc phải lao động cực nhọc nên những người Scotland ở Darien trông như những bộ xương. Bản thân vợ của ông Paterson đã chết ở Darien, mang theo giấc mơ chấn hưng Scotland của ông.
Cơn ác mộng cuối cùng của người Scotland trên Darien là tin người Tây Ban Nha chuẩn bị tấn công khu vực này. Những người định cư nháo nhào chạy ra biển trong cơn kinh hãi, bỏ lại cả khu định cư. Trong số 3 con tàu tháo chạy khỏi Darien, chỉ có một tàu quay về Scotland với chưa đầy 300 con người trên đó.
Đoàn tàu thứ hai rời Scotland tháng 8/1699 mà không hay biết gì về số phận của đoàn tàu thứ nhất. Ba con tàu mang theo 1.302 người Scotland nữa, trong đó 160 người chết dọc đường. Khi phát hiện Darien bị bỏ không, họ bắt đầu xây dựng lại nó. Tuy nhiên, họ cũng không làm được gì hơn những người đi trước. Họ cũng hoàn toàn không được chuẩn bị cho sự khắc nghiệt của mảnh đất này. Hậu quả là bệnh dịch cùng với sự vô kỷ luật đã khiến nhóm người tan rã.
Hơn nữa, nguy cơ bị người Tây Ban Nha tấn công luôn rình rập trong khi họ lại không được các thuộc địa của Anh hỗ trợ do bị triều đình Anh cấm. Trước tình hình đó, thuyền trưởng Alexander Campbell đã thuyết phục mọi người tấn công phủ đầu lực lượng Tây Ban Nha đang ở khu vực Toubacanti trên đảo chính. Cuộc tấn công thành công nhưng chỉ khiến cho người Tây Ban Nha thêm cáu tiết, tập hợp lực lượng phản công. Một đội tàu lớn của Tây Ban Nha đã bao vây pháo đài St Andrew trên Darien và khiến người Scotland phải đầu hàng tháng 3/1700.
Những người còn sống sót được phép rời pháo đài lên các tàu còn lại về Scotland. Chỉ có vài trăm người còn sống sót về Scotland sau cả hai hành trình với 2.500 người.
Các tàu ở cảng Leith chuẩn bị cho cuộc hành trình.
Dự án Darien là một thảm họa với Scotland. Sử gia Scotland Douglas Watt nhận định: Quá trình quản lý kế hoạch không sát với thực tế, dựa trên ảo tưởng rằng một Scotland nghèo khó có thể đương đầu với đế chế Tây Ban Nha để thành lập một thuộc địa ở Trung Mỹ rồi kiểm soát cả hai phía của eo đất Darien với chỉ vài con tàu.
Darien, được cho là sẽ khiến Scotland nổi lên thành một cường quốc, đã trở thành một trong những nền kinh tế thảm họa nhất trong lịch sử châu Âu. Eo đất Darien đã hóa thành một ký ức tồi tệ trong tâm trí người Scotland.
Sau kế hoạch mạo hiểm thất bại, kinh tế Scotland trở nên thảm hại. Công ty của ông Paterson đã mất hơn 232.000 bảng Anh - số tiền được đóng góp từ những khoản tiết kiệm cả đời của nhiều người dân trong nước. Giờ Scotland không thể tự đi tiếp một mình. Chỉ 7 năm sau thảm họa Darien, nước này buộc phải ký kết Đạo luật Liên hiệp với Anh năm 1707 để phục hồi lại nền kinh tế và để được dỡ bỏ các lệnh cấm vận xuất khẩu hàng hóa vào các thuộc địa của Anh.
Người ta cho rằng việc Scotland ký đạo luật trên với Anh cũng dính dáng đến lợi ích cá nhân. Nhiều ủy viên hội đồng Scotland đã đầu tư rất nhiều vào dự án Darien và họ cho rằng họ sẽ được bù đắp các khoản thua lỗ nếu Scotland liên hiệp với Anh.
Theo Điều 15 của đạo luật, Anh trợ cấp cho Scotland gần 400.000 bảng để bù lại việc Scotland phải chia sẻ nợ quốc gia trong tương lai với Anh. Thực chất, khoản tiền này được dùng để bù đắp cho các nhà đầu tư của công ty phụ trách dự án Darien vì 58,6% số tiền được chia cho các cổ đông và chủ nợ của công ty này.
Đạo luật Liên hiệp năm 1707 bị cả đất nước Scotland phản đối. Khi đạo luật được quốc hội Scotland thông qua, các đơn kháng nghị phản đối xuất hiện ở khắp nơi. Bạo lực phản đối đạo luật đã khiến quốc hội Scotland phải áp đặt thiết quân luật.
Nhiều người Scotland cho rằng cơ hội độc lập của họ đã bị người Anh cố ý phá hoại. Tâm lý oán giận này đóng vai trò không nhỏ trong các cuộc nổi dậy đòi độc lập của Scotland mà cuộc trưng cầu ý dân ngày 18/9 vừa qua là một trong số đó.
Theo Thùy Dương
Tin tức
Nga biến Crimea thành lá chắn trên không Thiếu tướng Victor Gumennyi, chỉ huy lực lượng tên lửa phòng không trực thuộc Không quân Nga ngày 6/12 cho biết kể từ đầu tháng 12, hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động trên bán đảo Crimea và tại bán đảo này cũng đã hình thành trường radar liên tục. Ông Gumennyi được dẫn lời nói: "Giờ không một phương tiện...