Trung Quốc xây dựng ‘Con đường Tơ lụa Số’ trài dài từ Á sang Phi
Đoạn cuối cùng nằm trong tuyến cáp quang xuyên biên giới của Trung Quốc sẽ được đặt tại Pakistan nhằm tạo ra Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số (DSR).
Sáng kiến của Trung Quốc ít chú trọng hơn vào cơ sở hạ tầng nặng truyền thống mà tập trung nhiều vào hợp tác công nghệ cao. Ảnh minh họa: Pixabay.com
Theo tạp chí Nikkei Asia, DSR là một phần trong Sáng kiến “ Vành đai, Con đường” (BRI) của Trung Quốc.
Tuyến cáp quang này sẽ được nối với tuyến cáp quang ngầm “Pakistan Đông Phi Kết nối Châu Âu” (PEACE) tại Biển Arab, nhằm phụ vụ các quốc gia tham gia BRI và châu Âu. Hiện tuyến cáp quang này nằm giữa thành phố Rawalpindi và các thành phố cảng Karachi cùng Gwadar của Pakistan. Dự án với tổng chi phí đầu tư là 240 triệu USD, có đối tác là Tập đoàn Công nghệ Huawei, đã nhận được phê duyệt từ Chính phủ Pakistan vào tuần trước.
Tiến trình đặt cáp quang tại vùng biển Pakistan sẽ bắt đầu từ tháng 3 tới, sau khi chính phủ nước này cấp phép cho Cybernet – một nhà cung cấp mạng địa phương – chịu trách nhiệm xây dựng trạm đầu mối cáp Biển Arab tại Karachi.
Video đang HOT
Trước đó, tuyến cáp Địa Trung Hải đã được xây dựng, kéo dài từ Ai Cập tới Pháp. Tuyến cáp dài 15.000 km dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm nay.
Tuyến cáp PEACE sẽ cung cấp đường truyền Internet trực tiếp ngắn nhất giữa các quốc gia tham gia BRI và sẽ giảm đáng kể tốc độ truyền dữ liệu Internet. Nó được kỳ vọng sẽ giúp Pakistan giảm thiểu nguy cơ mất mạng do cáp ngầm bị hỏng bằng cách cung cấp thêm một tuyến đường kết nối Internet.
Theo Eyck Freymann – tác giả cuốn sách “Vành đai, Con đường: Sức mạnh Trung Quốc đáp ứng nhu cầu thế giới”, BRI đang phát triển để ít chú trọng hơn vào cơ sở hạ tầng nặng truyền thống mà tập trung nhiều hơn vào hợp tác công nghệ cao và dịch vụ kỹ thuật số.
Ông nhận định “Bắc Kinh muốn thống trị cơ sở hạ tầng vật lý nền tảng cho truyền thông toàn cầu, đặc biệt là Internet. Điều này sẽ mang lại lợi thế cho họ trong việc quốc tế hóa lĩnh vực công nghệ và theo đuổi các thỏa thuận liên quan đến công nghệ trong tương lai với các nước đối tác”.
Sáng kiến BRI đầy tham vọng trị giá hàng nghìn tỷ USD được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố năm 2013, nhằm mục đích thúc đẩy kết nối và hợp tác giữa Đông Á, Châu Âu và Đông Phi. Theo tính toán của các chuyên gia, sáng kiến này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đáng kể thương mại toàn cầu, cắt giảm một nửa chi phí giao dịch cho các quốc gia liên quan.
Chàng trai đạp xe 15.000 km từ Trung Quốc trở về Anh
Đối với anh Josh Reid thì đạp xe không chỉ là môn thể thao giải trí hay rèn luyện sức khỏe. Anh đã đạp xe theo cách mà ít ai dám thử. Anh đến Trung Quốc mua chiếc xe đạp và đạp 15.000 km trở về Anh.
Anh Josh Reid đạp xe 15.000 km từ Trung Quốc trở về Anh trong 4 tháng - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Josh Reid (23 tuổi) đến thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) mua một chiếc xe đạp. Từ đó, anh đã vượt qua quãng đường 9.300 dặm, tương đương 15.000 km, để trở về quê nhà ở thành phố Newcastle (Anh), theo Daily Mail.
"Tôi mua chiếc xe đạp mới từ một nhà máy ở Thượng Hải, sau đó đạp 9.300 dặm về nhà ở Newcastle", anh Reid cho biết.
Hành trình của anh bắt đầu vào cuối tháng 7.2020, ngay tại một nhà máy sản xuất xe đạp ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc). Sau bữa trưa, anh cột kỹ toàn bộ hành lý vào xe.
Anh mang theo thức ăn và nước uống trong suốt chuyến đi dài. Ban đêm, anh dừng lại bên đường và ngủ trong túi ngủ. Anh Reid không mang theo lều vì nó quá nặng.
Anh chạy từ Thượng Hải sang Tây An (Trung Quốc). Từ Tây An, anh đi theo hành trình mà xa xưa là Con đường Tơ lụa nổi tiếng của Trung Quốc. Những con đường đó nay được trán nhựa và có rất nhiều xe tải đi qua.
Toàn bộ hành trình từ Trung Quốc về Anh của Reid kéo dài trong hơn 4 tháng. Chàng trai trẻ đã đi qua 15 quốc gia từ châu Á đến châu Âu.
Rời Trung Quốc, anh Reid đi vào lãnh thổ Kazakhstan. Anh đến thành phố Almaty lớn nhất nước, chạy qua một sa mạc rồi đến Kyrgyzstan. Sau đó, anh chạy tiếp đến Tajikistan, đi trên tuyến đường chạy dọc với biên giới Afghanistan dài khoảng 400 km rồi vào Uzbekistan.
Từ Uzbekistan, anh Reid đến Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Serbia, Hungary, Áo, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan, và cuối cùng trở lại Anh, theo Liveandletsfly .
Ông Tập muốn xây 'Con đường Tơ lụa kỹ thuật số' với ASEAN Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn tăng cường hợp tác với ASEAN thông qua thúc đẩy "Con đường Tơ lụa kỹ thuật số" nhằm tăng cường kết nối. "Năm nay là Năm ASEAN - Trung Quốc về Hợp tác Kinh tế Số. Trung Quốc sẽ cùng các nước ASEAN nắm bắt cơ hội được tạo ra từ một cuộc cách mạng...