Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân ở Nam Đại Tây Dương để làm gì?
Tờ báo mạng The Epoch Times, trụ sở tại New York, trong ấn bản ngày 29/03/2015 tiết lộ Trung Quốc chuẩn bị kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân tại vịnh Walvis của Namibia. Chính quyền Windhoek không bình luận về tin trên.
Ảnh minh họa.
The Epoch Times trích lại một bài báo của tờ The Nambian số ra ngày 26/01/2015 theo đó, tờ báo Namibia này đã nắm giữ được bằng chứng cho thấy Bắc Kinh có ý đồ xây dựng căn cứ hải quân ở Nam Đại Tây Dương.
Sau khi đã bồi đắp đảo, xây dựng cơ sở quân sự tại vùng Biển Đông, Trung Quốc mở rộng tham vọng đến tận Namibia, ở Nam bán cầu.
Bằng chứng đó, theo tiết lộ của tờ báo, là bức thư đề ngày 20/01/2015 mà đại sứ Namibia tại Bắc Kinh gửi về bộ Ngoại giao ở Windhoek. Trong thư, ông Ringo Abed nêu lên khả năng một phái đoàn Trung Quốc sẽ viếng thăm Namibia để thảo luận về dự án căn cứ Walvis.
Ngoài ra, trong một bức thư khác đề ngày 22/12/2014, Đại sứ Abed cho biết đã có một cuộc tiếp xúc với một quan chức cao cấp trong bộ Quốc phòng Trung Quốc vào hôm 19/12/2014 để thảo luận về một dự án “có lợi cho cả đôi bên”. Cụ thể là phía quân đội Trung Quốc đề nghị đặt căn cứ hải quân ở Walvis và hứa sẽ đào tạo cho hải quân của Namibia.
Video đang HOT
Theo nhật báo The Namibian, tới nay nhà cầm quyền ở thủ đô Windhoek tỏ ra rất mơ hồ và có nhiều thông tin trái ngược trước những tiết lộ của tờ báo Anh ngữ The Namibian.
Tuy nhiên, một tờ báo chính thức của Trung Quốc, International Herald Leader từ tháng 11/2014 đã xác định tin được tờ báo Namibia tiết lộ. Báo Trung Quốc thậm chí còn đi sâu hơn vào chi tiết : Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng 17 căn cứ quân sự ở hải ngoại, trong đó có dự án ở Namibia (Vịnh Walvis), Bắc Triều Tiên (Cảng Chongjin), Thái Lan (đảo Koh Lanta) và ở nhiều địa điểm chiến lược khác.
Không quân Trung Quốc thao diễn quân sự ở Đông Thái Bình Dương
Căng thẳng giữa Bắc Kinh với Đài Bắc và Manila có nguy cơ gia tăng, sau đợt tập trận của không quân Trung Quốc ở khu vực phía Đông Thái Bình Dương vào hôm nay 30/03/2015.
Máy bayTrung Quốc đã bay qua eo biển Bashi ở phía nam Đài Loan. Chính phát ngôn viên của quân đội Trung Quốc thông báo tin trên và nhận định Trung Quốc tập trận cũng như các “nước lớn” thường làm.
Thậm chí Bộ Quốc phòng còn công bố hình ảnh cuộc thao diễn sáng nay.
Đây là lần đầu tiên Không quân Trung Quốc tập trận xa bở biển của nước này như vậy.
Thanh Hà
Theo Biz Live
Okinawa dọa đình chỉ hoạt động xây dựng căn cứ Mỹ
Quận trưởng thành phố Okinawa, Nhật đã yêu cầu Bộ Quốc phòng đình chỉ việc xây dựng dưới nước tại khu căn cứ mới của Lính thuỷ đánh bộ Mỹ.
Quận trưởng thành phố Okinawa, Nhật đã yêu cầu Bộ Quốc phòng đình chỉ việc xây dựng dưới nước tại khu căn cứ mới của Lính thuỷ đánh bộ Mỹ.
Hôm 23/3, Quận trưởng thành phố Okinawa, Nhật đã yêu cầu Bộ Quốc phòng đình chỉ việc xây dựng dưới nước tại căn cứ mới của Lính thuỷ đánh bộ Mỹ ở quận Henoko.
Hành động này, trên thực tế, có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột với Mỹ.
Yêu cầu này được đưa ra sau khi một khối bê tông đã gây hại tới rặng san hô quý trong khu vực. Chính quyền địa phương muốn Bộ Quốc phòng di dời tất cả các hạng mục bê tông khỏi đáy biển và khôi phục lại môi trường sinh thái trong khu vực. Nếu không thực hiện đúng trình tự, các nhà chức trách Okinawa sẽ rút giấy phép xây dựng của công trình.
Tại cuộc họp báo hôm 23/3, Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga lên án hành động của các nhà chức trách ở Okinawa và nói rằng, việc thi công vẫn sẽ được tiếp tục như dự kiến.
Chính quyền Okinawa dọa sẽ thu hồi giấy phép xây dựng căn cứ quân sự Mỹ.
Căn cứ Quân sự của Mỹ, Futenma hiện nằm ở ngoại ô thành phố Ginowan ở phía nam Okinawa. Sau một thời gian dài đàm phán giữa Mỹ và Nhật, hai bên đã quyết định di dời căn cứ này sang Henoko, nơi có ít dân cư hơn ở phía bắc Okinawa.
Chính quyền và người dân địa phương tại hòn đảo này đã tìm cách loại bỏ căn cứ quân sự này hàng năm trời. Họ viện dẫn nhiều vụ việc, tiếng ồn và mối nguy do tần suất bay dày đặc của máy bay chiến đấu ngay trên khu đông dân cư để bảo vệ ý kiến của mình.
Dân địa phương lo sợ rằng, công trình này sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Các nhà hoạt động đã nhiều lần cố gắng phong tỏa công trường. Họ được Thống đốc Okinawa, ông Takeshi Onaga, người lên nhận chức tháng 12/2014 và cũng là người phản đối kế hoạch di dời, ủng hộ.
Nguyễn Trung (theo TASS)
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc chi mạnh tay hơn cho quốc phòng ... Các nước láng giềng của Bắc Kinh đang lo ngại trước hoạt động xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam; và Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động xây dựng kể trên mà không gặp phải bất kỳ hành động trừng phạt nào... Ngày 24/2, Hãng Fox...