Trung Quốc xây đập bằng cả thế giới
Hoạt động liên tục xây đập của Trung Quốc thời gian qua xứng đáng là lời nhắc nhở rằng Bắc Kinh đang âm thầm kiểm soát những dòng sông bắt nguồn từ lãnh thổ họ và chảy sang nước khác.
Theo South China Morning Post, hiện không có nước nào xây nhiều đập nước như Trung Quốc. Cụ thể, quốc gia đông dân nhất thế giới này có 86.000 con đập, trong đó có gần 1/3 là đập lớn (cao ít nhất 15 m hoặc có thể trữ hơn 3 triệu m3 nước).
Xếp sau Trung Quốc là Mỹ với 5.500 con đập lớn. Tính ra, số lượng đập nước ở Trung Quốc còn nhiều hơn tổng số đập do phần còn lại của thế giới xây dựng.
Một chiếc thuyền Trung Quốc chở các chuyên gia địa chất khảo sát sông Mê Kông tại biên giới Lào và Thái Lan năm 2017 Ảnh: REUTERS
Nước ngọt đang là mục tiêu mới trong chiến lược vơ vét tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc. Các con đập đóng vai trò quan trọng đối với chiến lược này dù chúng gây hại cho hệ sinh thái thiên nhiên.
Video đang HOT
Đáng lo hơn, Bắc Kinh giờ đây còn tìm cách kiểm soát các dòng sông xuyên quốc gia (Mê Kông, Brahmaputra, Irtysh, Illy, Amur…) bằng cách xây đập và những cấu trúc khác. Chẳng hạn, Bắc Kinh đã xây 8 đập nước khổng lồ trên sông Mê Kôngtrước khi nó chảy vào Đông Nam Á, cũng như có kế hoạch xây thêm 20 con đập nữa.
Những hành động đơn phương tương tự của Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng với Ấn Độ. Nhiều con sông quan trọng của quốc gia Nam Á này khởi nguồn từ Tây Tạng – Trung Quốc.
Năm 2017, Trung Quốc từ chối cung cấp dữ liệu thủy văn cho Ấn Độ, một hành động bị xem là vi phạm 2 thỏa thuận song phương và nhằm “trừng phạt” New Delhi vì tẩy chay diễn đàn cấp cao về sáng kiến “Vành đai và Con đường” và cuộc đối đầu ở cao nguyên Doklam.
Trong lúc chưa rõ Bắc Kinh có nối lại việc chia sẻ dữ liệu thủy văn trong năm nay hay không, một vấn đề khác lại nảy sinh: dòng nước sông Siang bị ô nhiễm khi chảy từ Tây Tạng vào Ấn Độ, dẫn đến nỗi lo những hoạt động của Trung Quốc ở thượng nguồn có thể đe dọa đến hệ sinh thái của các con sông xuyên quốc gia.
Đã xuất hiện nghi ngờ tình trạng ô nhiễm trên là do hoạt độngkhai thác mỏ và xây đập của Trung Quốc ở Đông Nam Tây Tạng gây ra. Ông Brahma Chellaney, chuyên gia hàng đầu Ấn Độ về các vấn đề chiến lược, cho rằng cộng đồng quốc tế cần tăng sức ép để Trung Quốc giảm bớt xây đập, tôn trọng những tiêu chuẩn môi trường và quyền lợi của các nước ở hạ nguồn.
Theo Hoàng Phương
Người lao động
Trung Quốc đồng ý dừng xây dựng ở bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ
New Delhi và Bắc Kinh đã tránh được một cuộc đối đầu sau khi Trung Quốc đồng ý dừng việc xây dựng tại bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.
Khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc (Ảnh: AFP)
Trang tin India Express ngày 9/1 dẫn lời Tư lệnh Lục quân Ấn Độ, Tướng Bipin Rawat, xác nhận rằng giới chức quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã có cuộc gặp trong cuối tuần qua và "vấn đề tại Arunachal đã được giải quyết". Theo đó, Trung Quốc đồng ý dừng việc xây dựng đường tại khu vực Tuting, huyện Siang Thượng thuộc bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.
"Phía Trung Quốc đã có phản ứng phù hợp. Họ thừa nhận việc vượt qua giới hạn ở LAC do nhầm lẫn. Trung Quốc đảm bảo sẽ không sử dụng con đường mà họ đã xây dựng", một quan chức cấp cao của Ấn Độ cho biết.
Sự việc xảy ra từ ngày 26/12/2017 khi quân đội Ấn Độ phát hiện một nhóm công nhân Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây dựng một con đường bên phía lãnh thổ Ấn Độ tại Đường kiểm soát thực tế (LAC) - ranh giới giữa hai nước. Ngay lập tức, các binh sĩ Ấn Độ đã yêu cầu các công nhân Trung Quốc quay trở về phía bên kia LAC, đồng thời thu giữ các thiết bị của nhóm xây dựng này.
Sau khi Bắc Kinh đồng ý dừng xây dựng tại khu vực này, New Delhi đã trả lại những máy xúc bị thu giữ.
Các nguồn tin cho biết con đường mà Trung Quốc đã xây dựng dài khoảng 600m và rộng 3,6m, nằm hoàn toàn bên phía lãnh thổ Ấn Độ.
Vụ việc xảy ra chỉ vài tháng sau khi Trung Quốc và Ấn Độ vừa trải qua 73 ngày đối đầu căng thẳng tại cao nguyên Doklam - khu vực tranh chấp giữa hai nước. Các binh sĩ Ấn Độ đã ngăn chặn một nhóm xây dựng thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đi vào khu vực này và định xây một con đường tại đây.
Nhật Minh
Theo Dantri
Ấn Độ điều 4 tiêm kích Su-30 đến gần biên giới Trung Quốc làm gì? Ấn Độ đang tăng cường lực lượng không quân tại căn cứ chiến lược gần khu vực biên giới tranh chấp với Trung Quốc. Tiêm kích Su-30MKI của không quân Ấn Độ. Ảnh: Defence Blog. Ít nhất 4 tiêm kích Su-30MKI tối tân của không quân Ấn Độ đã được điều động đến căn cứ Hasimara gần biên giới Trung Quốc trong bối...