Trung Quốc xây đảo trên Biển Đông hủy hoại an ninh khu vực
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La sáng nay 30.5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter lên án hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông đang làm hủy hoại an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ông kêu gọi thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao để giải quyết tranh chấp, theo Reuters.
Bộ trường Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông đang làm hủy hoại an ninh khu vực – Ảnh: Reuters
Phát biểu trước các quan chức quốc phòng hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore sáng 30.5, Bộ trường Quốc phòng Mỹ Carter cảnh báo việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động xây đảo nhân tạo trên Biển Đông đang làm hủy hoại an ninh khu vực.
Ông Carter cho rằng mặc dù có một số nước cải tạo đảo ở khu vực tranh chấp, nhưng chỉ có hoạt động của Trung Quốc gây lo ngại vì những kế hoạch không lường trước được của nước này.
Ông Carter còn nói “không rõ Trung Quốc sẽ còn đi xa đến đâu”, theo Reuters.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định Mỹ quan ngại sâu sắc về quy mô bồi đắp của Trung Quốc cũng như khả năng quân sự hóa trên các đảo đó. Theo ông, hành động của Trung Quốc sẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra những tính toán sai lầm hoặc xung đột trên biển.
Video đang HOT
Ông Carter cho rằng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông không thể giải quyết bằng giải pháp quân sự. Ông kêu gọi các nỗ lực ngoại giao, đặc biệt là ASEAN tập trung tìm một giải pháp lâu dài để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.
Bài phát biểu của ông Carter đưa ra chỉ một ngày sau khi Lầu Năm Góc xác nhận Trung Quốc đã bố trí pháo trên một trong các đảo nhân tạo mà nước này ngang nhiên bồi đắp trên Biển Đông. Thông tin này càng gây lo ngại cho an ninh khu vực, củng cố thêm cho nghi ngờ về mục đích quân sự của Trung Quốc khi tiến hành xây đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Trước đó, phát biểu tại một sự kiện ở Hawaii ngày 27.5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng phản đối bất kỳ hình thức quân sự hóa nào đối với các khu vực tranh chấp, đồng thời yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hoạt động cải tạo đảo.
Phía Mỹ cho rằng những hành động đang làm tại Biển Đông cho thấy Trung Quôc vi pham các quy định của quốc tế về an ninh châu A-Thai Binh Dương.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Australia phản đối lập căn cứ quân sự ở Biển Đông
Australia hôm qua bày tỏ quan ngại về việc củng cố quân sự trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh và các bên liên quan đảm bảo an ninh trong khu vực.
Hoạt động xây dựng và nạo vét của Trung Quốc trên Đá Chữ thập được máy bay P8-A Poseidon ghi lại hôm qua. Ảnh: CNN
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Kevin Andrews đưa ra ý kiến trên hai ngày sau khi Mỹ có chuyến bay giám sát và chạm trán với Trung Quốc gần một căn cứ của Bắc Kinh trên bãi ngầm mà nước này đang cải tạo ở Biển Đông.
Theo Sydney Morning Herald, ông Andrews khẳng định Australia phản đối bất kỳ "hành động đơn phương hay cưỡng ép" nào trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Hai vùng biển này là nơi Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với các nước Đông Nam Á và Nhật Bản.
Ông cho hay gần một nửa giao dịch thương mại hàng hải của Australia đi qua Biển Đông. Chính phủ Australia yêu cầu tự do lưu thông cho tàu thuyền và máy bay của tất cả các nước qua khu vực này.
Từ năm 2010 đến 2014, nhập khẩu vũ khí trong khu vực tăng 37% so với 5 năm trước đó. Tuy nhiên, theo ông, dù căng thẳng là không thể tránh khỏi, "cả Trung Quốc và Mỹ đều có lợi ích trong việc bảo vệ ổn định và an ninh khu vực", ít nhất là vì mối quan hệ kinh tế giữa hai bên.
Cảnh báo về một môi trường an ninh "ngày càng thách thức" trong những năm tới, ông Andrews nhấn mạnh rằng mối quan hệ Mỹ-Trung là một yếu tố mấu chốt trong chiến lược quốc phòng mà Canberra dự kiến công bố vào tháng 7 hoặc tháng 8 tới.
Ông cũng bác bỏ mối quan ngại rằng Australia đang cô lập Trung Quốc bằng cách kết thân hơn với Mỹ và Nhật Bản.
"Chúng tôi muốn là bạn tốt với tất cả các nước láng giềng trong khu vực, bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản, vì nếu đạt được điều đó, chúng ta sẽ được sống trong một khu vực hòa bình và và tất cả chúng ta sẽ phát triển mạnh", ông nói.
Trung Quốc từng bị Australia, Nhật Bản và Mỹ chỉ trích khi thiết lập Vùng nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Hoa Đông vào cuối năm 2013. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop tuần trước yêu cầu Bắc Kinh không thành lập một vùng tương tự trên Biển Đông và ưu tiên giảm căng thẳng ở khu vực này.
Tuy nhiên, vụ chạm trán mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng những lần Trung Quốc cảnh cáo máy bay quân sự Philippines gần quần đảo Trường Sa thời gian qua, cho thấy Bắc Kinh đang mưu tính áp đặt một vùng đặc quyền quân sự phía trên các đảo.
Một số chuyên gia an ninh lo ngại về nguy cơ đối đầu giữa các bên, nhất là sau khi Mỹ cho hay có thể triển khai tàu và máy bay đến khu vực này để bảo đảm tự do hàng hải.
Anh Ngọc
Theo VNE
Mỹ kêu gọi Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng Biển Đông Ông John Kerry hôm nay bày tỏ quan ngại trước hành vi cải tạo đất của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời đề nghị Bắc Kinh hành động để giảm căng thẳng. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại buổi họp báo chung hôm nay. Ảnh: Reuters Bắc Kinh cần có những hành...