Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông để đoạt lấy quyền kiểm soát trên không
Lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở Biển Đông là thủ đoạn tăng cường quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với trung tâm Biển Đông và eo biển Bashi.
Mỏ dầu khí Trung Quốc ở biển Hoa Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 4 tháng 8 dẫn báo chí Nhật Bản cho rằng, các động thái của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biên Đông cùng các hành động vượt qua chuỗi đảo thứ nhất triển khai ở Thái Bình Dương đều có một điểm chung, đó chính là Trung Quốc không có năng lực kiểm soát đối với những vùng biển này.
Trong khi đó, hiện nay, điều mà Trung Quốc đang làm chính là khắc phục khoảng trống về quyền kiểm soát trên không.
Tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản ngày 3 tháng 8 cho rằng, nếu giếng dầu khí của Trung Quốc ở biển Hoa Đông được chuyển sang dùng cho mục đích quân sự, thì vùng nhận dạng phòng không lập ra ở trên không vùng biển này sẽ thực sự bắt đầu phát huy tác dụng. Việc triển khai của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản va Quân đội Mỹ sẽ bị kiềm chế rất lớn.
Lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở Biển Đông là thủ đoạn tăng cường quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với trung tâm Biển Đông và eo biển Bashi. Trước đó, Trung Quốc hầu như không có quyền kiểm soát đối với những vùng biển này.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa ở các hòn đảo, đá ngầm đã xâm chiếm của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Theo bài báo, ngày 29 tháng 7, 4 máy bay Quân đội Trung Quốc bay qua Eo biên Miyako – tuyến đường hàng hải giữa đảo Okinawa va đảo Miyako. Nếu Trung Quốc tăng cường kiểm soát đối với eo biên Đai Loan, ảnh hưởng đối với Nhật Bản cũng không thể dự đoán.
Bài báo cho rằng, đối với Thái Bình Dương ngoài chuỗi đảo thứ nhất, Trung Quốc nếu tạo ra được phạm vi ảnh hưởng ở biển Hoa Đông, Okinawa, các đảo tây nam Nhật Bản, Tây Thái Bình Dương, Biển Đông, eo biển Bashi, eo biển Đài Loan thì có thể nắm được tuyến đường sinh mệnh trên biển của hai nước Nhật-Mỹ.
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
Video đang HOT
Theo giaoduc
Ấn Độ lo ngại Trung Quốc có thể lấn biển xây đảo ở Maldives
Sửa đổi Hiến pháp đã đem lại lợi ích cho người Trung Quốc. Chỉ có Trung Quốc có khả năng mua 70% đất đai ở Maldives. Trung Quốc đã đầu tư rất lớn ở đây.
Maldives
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 31 tháng 7 dẫn trang mạng nguyệt san "Lơi ich quôc gia" Mỹ ngày 29 tháng 7 đăng bài viết "Làm tốt chuẩn bị: Trung Quốc có thể xây mới đảo nhân tạo ở khu vực lân cận Ấn Độ" của chủ biên tờ nguyệt san này, ông Zachary Keck.
Theo bài viết, hiện nay, mọi người ngày càng lo ngại Trung Quốc có thể sẽ nhanh chóng khởi động công trình lấn biển xây đảo ở Ấn Độ Dương. Sự lo ngại này đặc biệt rõ rệt ở Ấn Độ.
Bài viết cho rằng, sự lo ngại này có nguồn gốc từ một dự luật sửa đổi Hiến pháp được quốc đảo nhỏ Maldives thông qua vào tuân trươc. Luật này lần đầu tiên cho phép người nước ngoài sở hữu đất đai của Maldives.
Nói một cách cụ thể, luật này cho phép người nước ngoài đầu tư 1 tỷ USD trở lên sở hữu đất đai, điều kiện là đất đai lấn biển ít nhất phải chiếm 70%.
Theo bài viết, tháng 7 năm 2013, Trung Quốc khởi động công trình lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) quy mô lớn ở Biển Đông. Quan chức Ấn Độ giấu tên cho biết, họ cảm thấy bất an đối với việc Trung Quốc hiện có kế hoạch làm như vậy ở một số đảo của Maldives. Maldives nằm ở Ấn Độ Dương, nước này được hình thành từ 1.200 đảo, vị trí chiến lược rât quan trọng.
Maldives năm ở bên dưới Ấn Độ và Sri Lanka
Những người phản đối bộ luật nói trên ở trong nước Maldives cũng đã bày tỏ sự lo ngại tương tự. Chẳng hạn một trong 14 nghị sĩ bỏ phiếu phản đối dự luật là Eva Abdullah đã nói trên trang mạng "Học giả ngoại giao" rằng:
"Điều tôi lo ngại là, chúng ta đang mở đường cho Trung Quốc xây dựng căn cứ ở Maldives, làm cho nước ta trở thành quốc gia tiền tuyến giữa Ấn Độ và Trung Quốc, từ đó phá vỡ thế cân bằng sức mạnh hiện nay ở Ấn Độ Dương. Chúng ta không thể thờ ơ với sự đối đầu giữa Ấn Độ và Trung Quốc ngày càng gia tăng".
Theo bài viết, nhưng, quan chức Maldives va Trung Quốc muốn làm giảm sự lo ngại này. Trong tuyên bố với hãng tin Reuters, Bô Ngoai giao Trung Quôc cho biêt, Bắc Kinh "luôn luôn tôn trọng và ủng hộ những nỗ lực bảo vệ chủ quyền, độc lập va toàn vẹn lãnh thổ của Maldives".
Tuyên bố còn cho biêt, quan điểm liên quan đến việc Trung Quốc xây dựng căn cứ ở Maldives "hoàn toàn không có căn cứ". Trung Quốc đã tuyên bô vĩnh viễn sẽ không xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài.
Tổng thống Maldives Abdullah Yameen
Tổng thống Maldives Abdullah Yameen cũng tìm cách xua tan sự lo ngại của mọi người đối với việc Trung Quốc lấn biển xây đảo và sử dụng những hòn đảo này cho mục đích quân sự.
Trong một bài phát biểu công khai, ông Abdullah Yameen nói: "Chính phủ Maldives đã cam kết với Chính phủ Ấn Độ và các nước láng giềng khác, Ấn Độ Dương vẫn sẽ là khu vực phi quân sự".
Gần đây, trả lời phỏng vấn tờ "The Hindu" Ấn Độ, Phó tổng thống Maldives Ahmed Adeeb đã tái khẳng định quan điểm của ông Abdullah Yameen. Ông nói: "Đất nước chúng tôi sẽ không bán chủ quyền... Chúng tôi không muốn để bất cứ nước láng giềng nào trong đó có Ấn Độ... phải lo ngại. Chúng tôi không muốn đứng ở vị trí đe dọa láng giềng".
Theo bài viết, măc du Chinh phu Ấn Độ dương như đã chính thức tiếp nhận cam kết của Maldives, nhưng vẫn có một số người nghi ngờ.
Nhà phân tích Anand Kumar thuộc Viện nghiên cứu phân tích quốc phòng Ấn Độ cho rằng: "Sửa đổi Hiến pháp đã đem lại lợi ích cho người Trung Quốc. Chỉ có Trung Quốc có khả năng mua 70% đất đai".
Hình ảnh vệ tinh tàu ngầm thông thường Type 039A và tàu chi viện Type 935 của Hải quân Trung Quốc xuất hiện ở cảng Karachi, Pakistan
Theo bài viết, một số người khác bày tỏ lo ngại đối với việc dự luật sửa đổi Hiến pháp nhanh chóng được thông qua. Nguồn tin từ Ấn Độ cho hay, quá trình lập pháp của Maldives thường phải tiếp tục vài tuần cho đến vài tháng.
Một nguồn Ấn Độ nói với tờ "Indian Express" rằng: "Trong 1 giờ, Tiểu ban chuyên môn của Quốc hội đã xem xét, thông qua dự luật này... Việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo".
Thậm chí trước khi thông qua dự luật sửa đổi Hiến pháp này, Ấn Độ đã ngày càng cảm thấy lo ngại đối với Maldives, bởi vì Ấn Độ coi nước này là phạm vi ảnh hưởng của mình. Đầu năm nay, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã hủy bỏ kế hoạch thăm Maldives.
Trước đó, một số thành viên nổi tiếng của đảng đối lập gồm cựu Tổng thống Mohamed Nasheed đã bị chính quyền Yameen bỏ tù.
Theo bài viết, tương tự, ngay từ trước khi đưa ra dự luật sửa đổi mới, quan chức Ấn Độ đã cảm thấy lo ngại đối với quan hệ giữa Maldives va Trung Quốc không ngừng tăng cường sau khi Tổng thống Yameen lên cầm quyền.
Nhưng năm gân đây, là một phần của sáng kiến "Con đường tơ lụa trên biển", Trung Quốc luôn tiến hành đầu tư rất lớn đối với Maldives.
Tháng 9 năm 2014, tàu ngầm thông thường Type 039 Trung Quốc đậu ở cảng Colombo, Sri Lanka
Điều đáng chú ý là, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm ngoái đa tiên hanh chuyến thăm chính thức đối với Maldives, trong đó ông cam kết se gia tăng mức độ đầu tư, bao gồm đầu tư sân bay quốc tế Male.
Nhưng năm gân đây, số lượng du khách Trung Quốc đến Maldives cũng tăng trưởng vững chắc, mang lại lợi ích kinh tế khả quan cho nước nhỏ này.
Bài viết cho rằng, rất nhiều người lo ngại Bắc Kinh thực hiện chiến lược "chuỗi ngọc trai" ở Ấn Độ Dương. Là một phần của chiến lược này, Trung Quốc cũng đang tìm cách hiện diện ở các nước ven biển Nam Á khác như Sri Lanka.
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Thời Ân Hoằng: "Trung Quốc xây đảo để ngăn Mỹ, đuổi Việt Nam, Philippines" Ngoài tuyên bố trắng trợn này, Thời Ân Hoằng cho rằng, Tập Cận Bình thăm Mỹ để làm "nhà lãnh đạo thế giới", Mỹ sau năm 2016 sẽ không ôn hòa với Trung Quốc. Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 23 tháng 7 dẫn tờ "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản ngày 22 tháng 7 đăng bài viết của Shuhei Yamada - người phụ...