Trung Quốc xây cơ sở phi pháp trên biển Đông
Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động nhằm hợp pháp hóa cái gọi là “TP. Tam Sa” mà nước này ngang ngược lập ra cách đây hơn một tháng.
Bắt đầu từ tháng này, giới chức tỉnh Hải Nam sẽ tăng số chuyến của tàu tiếp tế Quỳnh Sa 3 đến đảo Phú Lâm từ 2 lên 4 chuyến/tháng, theo Tân Văn xã, hãng thông tấn lớn thứ hai của Trung Quốc. Đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và đặt trụ sở hành chính cho “TP.Tam Sa”. Tàu Quỳnh Sa 3 chuyên cung cấp nhu yếu phẩm cho quân đồn trú và ngư dân sống trái phép ở Phú Lâm. Tàu có khả năng chở 200 người và 750 tấn hàng hóa, chạy mất 15 giờ từ Hải Nam đến Phú Lâm. Chuyến đi gần đây nhất của Quỳnh Sa 3 khởi hành vào lúc 18 giờ ngày 24.8.
Tàu Quỳnh Sa 3 khởi hành tới đảo Phú Lâm của Việt Nam – Ảnh: Nhân Dân nhật báo
Ngoài ra, Tân Hoa xã đưa tin sáng 25.8, giới chức “TP.Tam Sa” cho khởi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải cùng cơ sở tập kết, xử lý rác trên đảo Phú Lâm. Đây được coi là dự án hạ tầng đầu tiên kể từ khi “TP.Tam Sa” được thành lập phi pháp hồi tháng 7, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Những động thái trên cho thấy Trung Quốc đang tăng cường hợp pháp hóa cái gọi là “TP.Tam Sa”, qua đó củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý trên biển Đông. Bên cạnh đó, báo South China Morning Post dẫn lời đại tá Lý Kiệt tại Học viện Quân sự thuộc hải quân Trung Quốc dự đoán tàu sân bay đầu tiên của nước này “có thể đi vào hoạt động từ ngày 1.10″ và “đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp”.
Cựu Ngoại trưởng Thái Lan cảnh báo Trung Quốc
Video đang HOT
Cựu Ngoại trưởng Thái Lan Surakiart Sathirathai đề nghị Trung Quốc tránh gây mâu thuẫn với ASEAN nếu không hiệp hội sẽ mất lòng tin với Bắc Kinh, theo báo Bangkok Post ngày 26.8.
Ông Sathirathai còn kêu gọi Trung Quốc cởi mở đối thoại trực tiếp với Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan về việc hợp tác quản lý nguồn tài nguyên nước. Cựu ngoại trưởng cũng cho hay nhiều cựu quan chức và học giả trên thế giới sẽ tham dự một diễn đàn ở Bangkok từ ngày 4-5.9 để thảo luận kế hoạch lập Hội đồng Hòa giải và hòa bình châu Á với mục đích hỗ trợ các nước trong khu vực giải quyết mâu thuẫn, trong đó có tranh chấp biển Đông.
Minh Trung
Theo Thanh Niên
Trung Quốc xúi giục ngư dân 'bảo vệ Tam Sa'
Đội cảnh sát biên phòng Trung Quốc đồn trú trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã họp và yêu cầu ngư dân có những hành động thực tế để bảo vệ "Tam Sa".
Đội biên phòng "Tam Sa" của Trung Quốc yêu ngư dân có những hành động thực tế để bảo vệ thành phố. Ảnh: Huanqiu
Hội nghị diễn ra tối 10/8, do đội phó đội cảnh sát biên phòng "Tam Sa" Du Địch Huy chủ trì. Ông Du yêu cầu các ngư dân tuân thủ sự lãnh đạo của chính quyền, hợp sức với cảnh sát, "có những hành động thiết thực" để bảo vệ và xây dựng "Tam Sa", chào mừng đại hội đảng sắp tới, Thời báo Hoàn cầu cho hay.
Ngư dân Trung Quốc tham gia cuộc họp cho biết sẽ chấp hành quy định của pháp luật Trung Quốc, trở thành "ngư dân gương mẫu ở Tam Sa", coi "Tam Sa" là nhà, dùng hết sức lực xây dựng và bảo vệ "thành phố Tam Sa".
Trong cuộc họp, cảnh sát và ngư dân Trung Quốc tuyên bố việc thành lập thành phố là một cơ hội cũng là một thách thức với ngư dân nước này, và họ "sẵn sàng nắm bắt cơ hội, đối đầu với thách thức".
Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc trên Biển Đông sau khi tuyên bố thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa và triển khai quân đồn trú tại đây. Từ đầu tháng 8, Trung Quốc chấm dứt lệnh đánh bắt cá đơn phương trên vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, mở đường cho gần 9.000 tàu cá của ngư dân tỉnh Hải Nam và hàng chục nghìn ngư dân các tỉnh khác tiến ra đánh bắt ở Biển Đông.
Chính quyền Hải Nam tuyên bố mở rộng phạm vi khai thác nghề cá trong khu vực của cái gọi là "ngư trường Tam Sa", hướng dẫn ngư dân đóng tàu lớn hơn, ra vùng nước sâu hơn ở khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam và bãi đá ngầm Macclesfield mà Bắc Kinh gọi là "quần đảo Trung Sa".
Hoạt động rầm rộ này diễn ra sau khi một nhóm gồm 30 tàu cá của ngư dân tỉnh Hải Nam đi đánh cá ở Trường Sa, được hộ tống bởi tàu Ngư Chính. Các tàu này đều đánh bắt trái phép hoặc trú ẩn gần các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trước đó, một quan chức ngư nghiệp cấp cao của Trung Quốc, người đứng đầu tập đoàn ngư nghiệp Bảo Sa, Hạ Kiến Bân, cũng đề xuất vũ trang cho 100.000 ngư dân ở Hải Nam và cho họ xuống Biển Đông đánh cá.
Các tàu cá của tỉnh Hải Nam chuẩn bị ra khơi hồi đầu tháng. Ảnh: Hndaily.
Việt Nam và các nước lên tiếng phản đối những hành động trên của Trung Quốc và lên án nước này đang làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông. Việt Nam tuyên bố những hành động trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những việc làm vi phạm luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam.
Theo VNExpress
Lòng tin của dân Philippines với Trung Quốc thấp nhất trong lịch sử Kết quả điều tra dư luận mới nhất cho thấy, dân chúng Philippines không tín nhiệm Trung Quốc với tỷ lệ thấp nhất trong lịch sử, vì Trung Quốc có những hành động ngang ngược ở biển Đông. Tàu cá Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough. Nguồn: Hải quân Philippines. Những hành động thù địch của Trung Quốc đối với Philippines ở biển...