Trung Quốc xây cơ sở nghiên cứu lượng tử lớn nhất thế giới
Trung Quốc tính xây một cơ sở nghiên cứu lượng tử, giúp phát triển công nghệ nâng cao năng lực tàu ngầm tàng hình và phá tin nhắn mã hóa.
Một phối cảnh Cơ quan Thí nghiệm Quốc gia về Khoa học Thông tin Lượng tử ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Trung Quốc có kế hoạch xây cơ sở nghiên cứu lượng tử lớn nhất thế giới để phát triển máy tính lượng tử và các công nghệ mang tính “cách mạng” được dùng trong quân đội, South China Morning Post đưa tin hôm 11/9.
Cơ sở mang tên Cơ quan Thí nghiệm Quốc gia về Khoa học Thông tin Lượng tử, nằm trên khu đất rộng 37 hecta, cạnh một hồ nước ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, phía đông Trung Quốc. Trong tháng 9, các nhà thầu xây dựng sẽ được mời tham gia bỏ thầu cho dự án.
Video đang HOT
Pan Jianwei, nhà khoa học lượng tử hàng đầu của Trung Quốc, đồng thời là người đóng vai trò quan trọng trong dự án, nói với các quan chức địa phương hồi tháng 5 rằng các công nghệ phát triển tại cơ sở này sẽ được áp dụng ngay lập tức cho quân đội.
Việc sử dụng hệ thống thông tin lượng tử có thể giúp tàu ngầm hoạt động liên tục dưới nước hơn ba tháng mà không cần nổi lên để định vị tín hiệu vệ tinh.
“Kế hoạch của chúng tôi là đến năm 2020, hoặc sớm hơn vào năm sau, sẽ đạt được ’siêu sức mạnh lượng tử’ với sức mạnh theo tính toán gấp một triệu lần tất cả máy tính hiện có trên toàn thế giới cộng lại”, nhà khoa học Pan trả lời báo chí.
Tuy nhiên, Guo Guoping, nhà nghiên cứu lượng tử tại Học viện Khoa học Trung Quốc tại Hợp Phì, cho rằng để chế tạo được một máy tính lượng tử như vậy cần nhiều thời gian hơn, thậm chí là nhiều thập niên.
Quá trình xây dựng cơ sở có thể kéo dài khoảng hai năm rưỡi với kinh phí dự kiến khoảng 76 tỷ nhân dân tệ (11,5 tỷ USD).
An Hồng
Theo VNE
Hàn Quốc hạ thủy tàu ngầm tàng hình đối phó Triều Tiên
Hải quân Hàn Quốc hạ thủy tàu ngầm tấn công cuối cùng thuộc lớp KSS-2, với khả năng ẩn mình và vận hành dài ngày dưới lòng biển.
Lễ hạ thủy tàu ngầm Sin Dol-Seok. Ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Hải quân Hàn Quốc hôm 7/9 tuyên bố hạ thủy tàu ngầm mang tên Sin Dol-Seok tại nhà máy của Tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai (HHI). Đây là chiếc cuối cùng của loạt 9 tàu ngầm diesel-điện lớp KSS-2, trong đó 5 tàu đã được đưa vào biên chế, Sputnik đưa tin.
Sin Dol-Seok dài 65 m và có lượng giãn nước 1.800 tấn, được đặt theo tên một vị tướng nổi tiếng hồi thế kỷ 18. "Con tàu là vũ khí chiến lược của quốc gia, không chỉ có khả năng tấn công chính xác tàu nổi và tàu ngầm của đối phương, mà còn đủ sức hủy diệt mục tiêu ở sâu trong đất liền", Tham mưu trưởng hải quân Hàn Quốc Um Hyun-seong tuyên bố.
Các tàu ngầm KSS-2 có tốc độ tối đa 22 km/h khi nổi và 37 km/h khi lặn. Mỗi chiếc có thể lặn sâu 400 m, trang bị tên lửa hành trình nội địa Hàn Quốc với tầm bắn tới 1.000 km. Tàu được trang bị nhiều hệ thống định vị thủy âm, giúp phát hiện và bám bắt các chiến hạm đối phương.
Lớp KSS-2 có thể hoạt động dưới nước trong hai tuần liền mà không cần nổi lên, nhờ sử dụng hệ thống pin điện và động cơ diesel của Đức. Hải quân Hàn Quốc dự kiến biên chế tàu Sin Dol-Seok vào năm 2019.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Sức mạnh 2 tàu ngầm tàng hình Nga đưa đi diệt IS Loại tàu này được mệnh danh là "lỗ đen" vì nó hoạt động êm ru và không thể phát hiện. Tàu ngầm Kilo hoạt động ở độ sâu 300 mét. Cách đây 2 tuần, Nga điều hai tàu ngầm tàng hình chạy bằng điện-diesel tới khu vực Địa Trung Hải để hoạt động tại căn cứ hải quân Syria. Theo kế hoạch, hai...