Trung Quốc xây cầu hữu nghị với Triều Tiên, lãng phí 350 triệu USD
Chiếc cầu Hữu Nghị Trung – Triều là một dự án lãng phí 350 triệu USD của Trung Quốc, nhưng CHDCND Triều Tiên “hà tiện” lại chào đón cây cầu được kỳ vọng sẽ là những nhịp cầu nối bờ vui này. Hãng tin AP dùng chữ cổ “scant” để nói về sự hà tiện trong việc Trung Quốc xây cầu hữu nghị với Triều Tiên.
Cây cầu này nhằm tạo một sự kết nối chủ đạo cho thương mại và giao thông giữa các tỉnh đông bắc Trung Quốc (TQ) kém phát triển và một đặc khu kinh tế ở Triều Tiên.
Cây cầu mới chưa thể khánh thành
Tại sao lại chậm tiến độ?
Nhóm phim phóng sự AP hồi tháng 9 chỉ trông thấy một con dốc bẩn ở chân cầu phía Triều Tiên, xung quanh là những cánh ruộng. Không có cửa khẩu hải quan, cơ quan di trú và những con đường dẫn vào cầu chưa làm xong.
Kế hoạch khánh thành cây cầu mới bắc ngang sông Yalu này đã trôi qua từ ngày 30.10, chưa hề có dấu hiệu nó sẽ sớm hoạt động.
Video đang HOT
Phía Triều Tiên chưa hề kết nối với cây cầu Hữu nghị
Hoàn Cầu Thời Báo – phụ san của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản TQ – đã có một bài phóng sự bất thường liên quan đến sự việc Trung Quốc xây cầu hữu nghị với Triều Tiên. Tờ báo dẫn lời cư dân thành phố Dandong bực bội vì sự chậm trễ, trong khi họ hy vọng cây cầu sẽ là một sự bùng nổ kinh tế cho thành phố của họ.
Bài báo cho rằng việc khánh thành chiếc cầu dài 3 km đã bị hoãn vô thời hạn. Bắc Kinh và Bình Nhưỡng không hề có lời bình luận chính thức.
Chuyên gia về Triều Tiên Hajime Izumi ở đại học Shizuoka (Nhật Bản) nói việc hoãn khánh thành chiếc cầu xảy ra vào thời điểm Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đang xét lại quan hệ, chuyển từ việc tập trung vào sự liên minh và hữu nghị song phương của quá khứ sang một quan hệ thực tế hơn, dựa trên quyền lợi song phương.
Ông cũng nói: có lẽ Triều Tiên cũng chỉ muốn chờ TQ đổ thêm tiền… nên công trình mới chậm tiến độ.
Bình Nhưỡng ngả về Moscow, phớt lờ Bắc Kinh
Các nhà phân tích nước ngoài nói: sự chậm tiến độ này có thể chỉ ra sự cảnh giác của Bình Nhưỡng về tầm ảnh hưởng kinh tế của TQ tại Triều Tiên.
Tầm ảnh hưởng này tăng mạnh trong vài năm qua, khi Triều Tiên ngày càng bị các đối tác tiềm năng khác bỏ tơi, do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, cùng chuyện ngược đãi nhân quyền và các vấn đề chính trị của Triều Tiên.
Từ khi lập quốc, Triều Tiên luôn cực kỳ cảnh giác để không quá lệ thuộc hai cường quốc láng giềng là Nga và TQ, theo AP.
Bình Nhưỡng thường chọn cách chỉ chơi với 1 trong hai nước này. Xem ra đường lối này đang tái lập: Triều Tiên đang tăng cường quan hệ với Nga.
Hãng tin KCNA không viết gì nhiều về chuyện làm ăn với TQ, gần đây đề cao tầm quan trọng của việc cải thiện quan hệ chính trị-thương mại với Nga.
Ngày 17.11 qua, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gởi một cán bộ cấp cao đảng Lao động làm đặc sứ sang Nga đàm phán tăng cường quan hệ này.
Mối quan hệ tốt hơn với Nga sẽ giúp Triều Tiên giảm sức ảnh hưởng của Bắc Kinh, nơi đã liên tục yêu cầu Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân nhưng không được lắng nghe.
Bình Nhưỡng cũng tăng tốc tự xây nhiều công trình lớn, gồm sân bay quốc tế mới cùng các dự án nhà ở cao cấp.
Chữ “Tự hào nước ta” trên ngọn đồi có con đường dẫn đến Sinuiju
Trong khi đó, cây cầu Hữu nghị Trung – Triều ngay từ đầu nhằm phục vụ quyền lợi TQ nhiều hơn, lập cung cấp đường kết nối giữa thành phố Dandong với đặc khu kinh tế ở thành phố Sinuiju (Triều Tiên).
Hơn thế nữa, TQ muốn phát triển đường sá với Triều Tiên, để cho phép các tỉnh vùng cao đông bắc TQ có thể tiếp cận các cảng biển Triều Tiên, để hàng hóa TQ có thể xuất khẩu hoặc xuống tàu đến vùng duyên hải TQ, nhằm có giá thành rẻ hơn.
Cây cầu cũ xây năm 1937, khi Triều Tiên bị Nhật đô hộ, có cả đường sắt, đường bộ. Nhưng chỉ có thể lưu thông một chiều. Thường thì luồng xe lưu thông từ TQ qua Triều Tiên vào buổi sáng, đến chiều mới quay về.
Cầu Hữu nghị Trung-Triều là dự án lãng phí
Về mặt chính thức, Bình Nhưỡng nói họ vẫn tăng cường quan hệ ngoại thương ở Sinuiju và ở các thành phố khác.
Cán bộ Triều Tiên tham gia dự án đặc khu kinh tế Sinuiju nói cây cầu mới là một thành tố quan trọng, trong một kế hoạch tham vọng: đem ngoại thương và đầu tư đến một vùng mang tầm chiến lược của Triều Tiên.
Niềm hy vọng thu hút đầu tư nước ngoài vào Sinuiju (vẫn còn nhiều đất ruộng) chưa thể thành hiện thực. Nhưng Kim Hak Yong, cán bộ chính quyền của đặc khu này, nói với AP, rằng vẫn đặt hy vọng cao độ vào tương lai của Sinuiju.
Theo NTD/AP