Trung Quốc xây cấp tốc ‘trại cách ly COVID-19′ cho 3.000 người
Hàng trăm công nhân Trung Quốc đã làm việc 24 giờ không ngưng nghỉ để kịp tiến độ đề ra là xây dựng “ trại cách ly COVID-19″ tạm thời dành cho 3.000 người trong 3 ngày.
Tờ Daily Mail (Anh) ngày 14/1 đưa tin hơn 600 lao động và 100 máy móc đang tăng tốc trong thời tiết dưới 0 độ C để hoàn thành “trại cách ly COVID-19″ trên diện tích 31 ha.
Việc thi công diễn ra tại tỉnh Hà Bắc nơi đang là “điểm nóng” dịch COVID-19 hiện nay của Trung Quốc. Ngày 14/1, Trung Quốc ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong ngày cao nhất kể từ ngày 5/3/2020 với 138 trường hợp mới. Cùng ngày, Trung Quốc có ca tử vong vì COVID-19 đầu tiên trong 8 tháng.
Việc thi công được tiến hành từ 13/1 tại huyện Zhengding ở ngoại ô thành phố Thạch Gia Trang theo chỉ đạo khẩn cấp của chính phủ. Ảnh: AP
Trên 20.000 người dân Thạch Gia Trang đã phải rời khỏi nhà của họ và chuyển đến các địa điểm cách ly do chính phủ chỉ định sau ổ dịch được được phát hiện tại thành phố này vào đầu tháng 1. Ảnh: AP
Trên 20 triệu người dân tỉnh Hà Bắc đang sống dưới tình trạng bị phong tỏa, hạn chế đi lại do dịch COVID-19. Ảnh: Daily Mail
Video đang HOT
Dự án do Tập đoàn xây dựng đường sắt Trung Quốc chịu trách nhiệm dẫn đầu. Ảnh: Reuters
Có 3 thành phố tỉnh Hà Bắc đang bị phong tỏa bao gồm Thạch Gia Trang, Hình Đài và Lang Phường. Ảnh: Getty Images
Ngày 12/1, chính quyền Thạch Gia Trang đề nghị 11 triệu người dân trải qua vòng xét nghiệm COVID-19 thứ hai khi lực lượng chức năng tìm cách để cách ly nguồn bùng phát dịch. Ảnh: Daily Mail
COVID-19 diễn biến khó lường, Trung Quốc cấm hiếu hỉ tại nông thôn
Chính quyền địa phương khắp Trung Quốc cấm tổ chức đám ma, đám cưới để giảm nguy cơ lây lan COVID-19 ở các vùng nông thôn.
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở Thạch Gia Trang. Ảnh: THX
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, tính tới sáng 14/1, Trung Quốc ghi nhận thêm 138 ca mắc mới và đây là con số ca bệnh theo ngày cao nhất trong hơn 10 tháng qua. Trung Quốc cũng ghi nhận ca tử vong đầu tiên kể từ giữa tháng 5.
Trong các ca mắc mới, đa số là ca lây nhiễm trong cộng đồng ở tỉnh Hà Bắc và Hắc Long Giang. Số ca mắc ở tỉnh Hắc Long Giang đã tăng gần gấp ba, cho thấy mối đe dọa ngày càng tăng trước Tết Nguyên đán.
Theo chuyên gia bệnh truyền nhiễm ở Thượng Hải Zhang Wenhong, Trung Quốc sẽ kiểm soát được ổ dịch ở Hà Bắc trong vòng một tháng nhờ kỹ thuật can thiệp phi y tế mạnh mẽ. Ông lưu ý rằng tiêm chủng vaccine sẽ là giải pháp tốt nhất.
Thạch Gia Trang, thủ phủ Hà Bắc với 11 triệu dân, và thành phố Hình Đài gần đó đã bị phong tỏa từ ngày 13/1.
Các làng hẻo lánh quanh hai thành phố trên chiếm tới 70% ca bệnh mới trong đợt bùng phát dịch này.
Những người nhiễm bệnh đã dự đám cưới, đám ma và các hoạt động khác trong làng trong những tuần gần đây.
Lang Phường, một thành phố cũng ở Hà Bắc, đã yêu cầu người dân ở nhà để theo dõi trong 7 ngày từ ngày 12/1 và bắt đầu xét nghiệm hàng loạt. Một người dân ở đây vừa về từ Thạch Gia Trang và xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Tỉnh Hồ Bắc cũng cấm tụ tập ở vùng nông thôn. Tỉnh này đã phát thông báo tuần trước, kêu gọi mọi người dân không tổ chức tiệc tùng, mời họ hàng hay bạn bè tới đám cưới, đám tang trước Tết Nguyên đán (ngày 12/2).
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày 12/1. Ảnh: THX/TTXVN
Các lệnh cấm tương tự cũng được đưa ra ở nhiều khu vực khác ở Trung Quốc, trong đó có vùng nông thôn ở Bắc Kinh và Thẩm Dương - thủ phủ tỉnh Liêu Ninh.
Thành phố Tấn Trung ở tỉnh Sơn Tây cũng thông báo kiểm soát nghiêm ngặt tụ tập, trong đó đám cưới, đám ma, lễ hội cộng đồng, biểu diễn và các sự kiện khác đã bị cấm sau khi ghi nhận hai ca mắc COVID-19 không triệu chứng từ Hà Bắc.
Ông Feng Zijian, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cho biết: "Mặc dù bệnh truyền nhiễm hô hấp dễ lây hơn trong mùa đông, nhưng các sự kiện xã hội đông người như hiếu hỉ ở làng xã sẽ làm gia tăng lây lan dịch bệnh".
Các đám hiếu hỉ ở khu vực nông thôn Trung Quốc có tới hàng trăm người dự, thậm chí hàng nghìn người. Đây là một yếu tố quan trọng trong văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về lệnh cấm hiếu hỉ. Một người viết trên mạng Weibo: "Mạng sống và sức khỏe quan trọng hơn thể diện và tiệc tùng. Chúng ta cần học bài học từ ổ dịch ở Hà Bắc".
Tuy nhiên, một người lại nói: "Hiếu hỉ chỉ là phong tục xã hội. Điều chính quyền cần làm là nâng cao dịch vụ y tế và ý thức ở vùng nông thôn thay vì chỉ kêu gọi cấm các sự kiện này".
Có khoảng 600 triệu người sống ở nông thôn Trung Quốc. Theo ông Wu Hao, một thành viên nhóm chuyên gia Ủy ban Y tế Quốc gia, mặc dù chính phủ tập trung vào nguy cơ lây lan dịch bệnh ở thành phố, nhưng cũng đã không đánh giá đúng rủi ro lây lan virus ở nông thôn.
Ông nói: "Ổ dịch ở Hà Bắc đã gióng lên hồi chuông báo động", nói rằng ý thức y tế công cộng yếu kém, tụ tập đông người là nguyên nhân gây bùng phát.
Tình hình dịch bệnh tại Hà Bắc (Trung Quốc) vẫn diễn biến phức tạp Ngày 9/1, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo Trung Quốc đại lục có thêm 33 ca nhiễm mới, trong đó có 16 ca nhập cảnh và 17 ca lây nhiễm trong cộng đồng, không có ca tử vong trong ngày 8/1. Cảnh sát gác tại thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày 7/1/2021. Ảnh:...