Trung Quốc xây căn cứ tàu sân bay ở Biển Đông
Tạp chí Quốc phòng Khán Hòa đưa tin, Hải quân Trung Quốc sẽ xây dựng căn cứ tàu sân bay mới tại đảo Hải Nam với khả năng chứa cùng lúc 4 tàu sân bay cùng lúc.
Qua các hình ảnh chụp từ vệ tinh, một cây cầu dài 600m và rộng 120m với khả năng đáp ứng việc neo đậu 2 tàu sân bay đang trong quá trình xây dựng tại một vị trí ở đảo Hải Nam. Chiếc cầu này được cho là có kích thước tương đương với cầu cảng xây dựng tại căn cứ hải quân Thanh Đảo – nơi neo đậu của tàu sân bay Liêu Ninh.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang xây dựng 3-4 căn cứ đạn dược xung quanh khu căn cứ này. Theo dự đoán của Khán Hòa, quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng căn cứ tàu sân bay tại Hải Nam sẽ hoàn thành trong vòng 1 năm, phần còn lại sẽ kết thúc sau 3 năm bao gồm cả đường hầm trong lòng đất.
Căn cứ tàu sân bay ở Hải Nam có thể chứa tới 2 tàu sân bay.
Bên cạnh đó, qua phân tích các hình ảnh vệ tinh chụp tháng 2 cho thấy, một tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Type 094 và tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Type 093 đã đậu tại căn cứ Vịnh Á Long (Hải Nam).
Tương lai nhiều tàu chiến mặt nước như khu trục mới nhất Type 052D có thể được triển khai tới căn cứ ở Hải Nam. Ngoài ra, để bảo vệ căn cứ tàu sân bay, Trung Quốc có thể điều thêm các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – cao HQ-12 tới Hải Nam.
Với sự xuất hiện kho chứa nhiên liệu tại căn cứ tàu sân bay ở Hải Nam cũng chứng minh thực tế rằng, có thể tàu sân bay tiếp theo của Trung Quốc sẽ không chạy bằng năng lượng hạt nhân. Bởi nếu trang bị động cơ hạt nhân, Trung Quốc sẽ không phải xây dựng kho chứa nhiên liệu với dung tích lớn như vậy.
Trong bối cảnh căng thẳng quân sự ngày càng leo thang xung quanh những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, căn cứ quân sự tỉnh Hải Nam được xem là vô cùng quan trọng trong chiến lược hải quân của Trung Quốc.
Theo VTC
Đảo Okinawa của ai?
Trong bài báo được đưa lên tờ People's Daily (Nhân dân nhật báo) của Trung Quốc ngày 8-5, hai học giả Trung Quốc đã viết, "bây giờ là thời điểm thích hợp để xem xét lại vấn đề lịch sử chưa được giải quyết đối với quần đảo Ryukyu" - cách gọi của Trung Quốc đối với quần đảo Okinawa của Nhật Bản!?
Máy bay của quân đội Mỹ cất cánh từ căn cứ trên đảo Okinawa
Senkaku chưa đủ, thêm Okinawa
Bài báo với nội dung nên xem xét lại chủ quyền của Nhật Bản trên đảo Okinawa, nơi Mỹ xây dựng căn cứ quân sự lớn, cho rằng, Trung Quốc có thể có quyền đối với khu vực Ryukyu, bao gồm cả Okinawa, khi mà hai cường quốc châu Á này vốn đang vướng vào một cuộc tranh chấp về lãnh thổ.
Okinawa là một quận nằm ở cực phía nam của Nhật Bản, bao gồm nhiều hòn đảo. Nơi đây có 1,4 triệu người dân Nhật Bản sinh sống và là nơi đặt tới 3/4 căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản, trong đó có nhiều căn cứ không quân và hải quân quan trọng. Mỹ trang bị vũ khí tối tân và quy mô lớn đến mức Okinawa được mệnh danh là "hàng không mẫu hạm không bao giờ chìm" của Mỹ. Hiện nay, có khoảng trên 50.000 binh sĩ Mỹ đồn trú ở Nhật.
Hai nước đã leo thang "cuộc chiến ngôn từ" liên quan đến tranh chấp lãnh thổ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong những tháng gần đầy, trong bối cảnh quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang hết sức căng thẳng do những tranh chấp về chủ quyền tại đây. Các tàu lớn của Bắc Kinh thường xuyên có mặt, tuần tra quanh khu vực quần đảo Tokyo đang kiểm soát, gây sự lo ngại về khả năng bùng nổ xung đột vũ trang.
Đặt vấn đề về quyền của Nhật Bản đối với Okinawa có thể nhằm mục đích nâng cao vị thế của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp đang diễn ra trên Biển Hoa Đông, ông Willy Lam, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Hồng Kông cho biết. "Tôi nghĩ rằng đây là chiến tranh tâm lý". Ông nói thêm: "Điểm chính là gây áp lực đối với Tokyo để chính quyền Nhật Bản buộc phải có những nhượng bộ đối với quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư", ông Willy Lam nhận định.
Đây không phải lần đầu tiên phía Trung Quốc lớn tiếng đòi chủ quyền trên khu vực này. Có điều, động thái lần này được cho là hành động đáp trả lại việc Mỹ ngày càng tỏ ý ủng hộ Nhật Bản hơn trong các tranh chấp xung quanh Senkaku bằng những tuyên bố cụ thể.
Nhật Bản nổi giận
Ngay ngày hôm sau 9-5, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Phát ngôn viên hàng đầu của Chính phủ Nhật Bản - Chánh văn phòng nội các Nhật Bản - Yoshihide Suga đã bày tỏ sự tức giận, miêu tả bài báo đó là "thiếu suy nghĩ". Khẳng định hòn đảo này thuộc chủ quyền của Nhật Bản, Tokyo đã bày tỏ lập trường chính thức của nước này với Bắc Kinh thông qua các kênh ngoại giao chính thức.
Tokyo tuyên bố sẽ phản đối mạnh mẽ nếu bài báo đó thể hiện lập trường chính thức của Trung Quốc, hãng tin Kyodo cho biết. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã khẳng định, bài báo trên tờ People's Daily là quan điểm riêng của tác giả với tư cách là nhà nghiên cứu.
Theo ANTD
Nga thành lập quân khu thứ 5 và lực lượng phản ứng nhanh đặc biệt Mạng thông tin CNQP Nga đã trích đăng thông tin từ Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Nga, về một buổi phỏng vấn Trung tướng Samak Ivanov - Tư lệnh lực lượng đổ bộ đường không Nga của Hãng thông tấn RIA Novosti. Tư lệnh Samak Ivanov đã tiết lộ một thông tin là trong vòng 3 - 5...