Trung Quốc xây căn cứ tàu ngầm ở Hải Nam?
Theo tờ Mainichi Shimbun (trụ sở tại Tokyo), nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên vùng Biển Đông, Trung Quốc không chỉ xây căn cứ tàu sân baymà còn đang thiết lập căn cứ tàu ngầm dưới lòng đất tại đảo Hải Nam.
Theo tờ Mainichi Shimbun (trụ sở tại Tokyo), nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên vùng Biển Đông, Trung Quốc không chỉ xây căn cứ tàu sân bay mà còn đang thiết lập căn cứ tàu ngầm dưới lòng đất tại đảo Hải Nam.
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á những năm gần đây cũng ra sức củng cố sức mạnh hải quân, không quân thông qua việc mua sắm trang bị vũ khí mới đối phó với Trung Quốc.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 tại căn cứ ở Hải Nam.
Gần đây, Tổng thống Benigno Aquino của Philippines tuyên bố rằng, chính phủ nước này sẽ chi khoảng 1,8 tỷ USD để hiện đại hóa hải quân.
Mới đây nhất, ngày 6/10, báo Philippine Daily Inquirer đưa tin hải quân Philippines vừa xúc tiến kế hoạch phát triển căn cứ mới ở vịnh Oyster. Căn cứ này sẽ gồm một xưởng đóng tàu lớn và một cơ sở hải quân. Chính quyền Philippines đã giải ngân 500 triệu peso (hơn 240 tỉ đồng) để hoàn thành các cơ sở hạ tầng chính, gồm một đoạn đường dài 12 km nối đến vịnh Oyster.
Video đang HOT
Kể từ khi ngân sách quốc phòng Trung Quốc đạt mốc 100 tỷ USD/năm, Philippines đã không thể nào theo kịp sự phát triển hải quân của Trung Quốc. Theo một số báo cáo, Nhật Bản – đang vướng vào tranh chấp ở biển Hoa Đông với Trung Quốcsẽ cung cấp 10 tàu tuần tra cho Lực lượng Tuần duyên bờ biển Philippines.
Trong khi đó, để ngăn chặn Hải quân Trung Quốc “xâm nhập” Ấn Độ Dương, Hải quân Ấn Độ đang nỗ lực hoàn thiện tàu ngầm hạt nhân nội địa INS Arihant sau khi hạ thủy tàu sân bay tự chế tạo đầu tiên mang tên INS Vikrant vào tháng 8 năm nay.
Còn Mỹ, thực hiện “chiến lược xoay trục” trở lại châu Á – Thái Bình Dươngcũng đã điều tàu chiến đấu duyên hải (LCS) tới Singapore nhằm đối phó với Trung Quốc. Có nguồn tin cho rằng, trong tương lai Mỹ sẽ điều tới khu vực này 11 tàu LCS nữa.
Trong một diễn biến khác có liên quan, theo Thanh Niên, ngày 6/10, Bắc Kinh đã không ngại ngần lên tiếng cảnh báo Mỹ, Úc và Nhật Bản không nên dùng liên minh của ba nước này làm cái cớ để can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại biển Hoa Đông và biển Đông.
Từ trái sang phải: Ngoại trưởng Úc Julie Bishop, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kashida tại cuộc gặp gỡ ở đảo Bali, Indonesia – Ảnh: Reuters
Phát biểu vào ngày 7/10, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo: “Mỹ, Nhật Bản và Úc là đồng minh, nhưng điều này không nên trở thành cái cớ để can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ. Còn không thì nó sẽ chỉ làm các vấn đề trở nên phức tạp hơn và gây hại cho lợi ích của tất cả các bên”.
“Chúng tôi kêu gọi các nước có liên quan nên tôn trọng thực tế, phân biệt phải trái, thận trọng và ngừng phát biểu các từ ngữ, cũng như các hành động, mà không có lợi cho việc giải quyết tranh chấp”, Reuters dẫn lời bà Hoa cho hay.
Theo Phunutoday
Báo Nhật: Trung Quốc đang xây căn cứ ngầm cho tàu ngầm trên Biển Đông
Một tờ báo Nhật mới đây đưa tin, nhằm tăng cường hiện diện trên biển Biển Đông, Trung Quốc không chỉ đang xây dựng một căn cứ tàu sân bay mà còn thiết lập một cơ sở ngầm cho tàu ngầm ở ngoài khơi đảo Hải Nam nước này.
Một tàu khu trục Trung Quốc rời căn cứ hải quân ở Tam Á, Hải Nam.
Thông tin được tờ Mainichi Shimbun ở Tokyo đăng tải và được trang Want China Times của Đài Loan dẫn lại vào ngày 7/10.
Hồi năm 2008, tờ Fox News cũng đưa tin, Trung Quốc đã bí mật xây dựng một căn cứ tàu ngầm có tên Tam Á ở Biển Đông, nằm ở ngoài khơi đảo Hải Nam. Giới phân tích quân sự cho rằng căn cứ này nằm sâu dưới lòng biển để có thể triển khai tàu ngầm mà không cần trồi lên mặt nước, nhằm tránh bị phát hiện. Hình ảnh về căn cứ này với một vịnh lớn và các đường hầm khổng lồ đã được vệ tinh chụp và lần đầu tiên được đăng tải trên tạp chí quân sự Jane's. Theo các chuyên gia, căn cứ có thể chứa được nhiều tàu ngầm hạt nhân. Lầu Năm Góc cũng lần đầu tiên nói đến căn cứ tàu ngầm ngầm này trong báo cáo gửi Quốc hội Mỹ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc vào năm 2007.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ căn cứ tàu ngầm mà báo Nhật nói đến là căn cứ cũ hay căn cứ mới được xây dựng.
Theo tờ Mainichi Shimbun, nhiều quốc gia Đông Nam đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông, hiện cũng củng cố lực lượng hải quân, như mua thêm tàu mới. Tổng thống Philippines Benigno Aquino III mới đây tuyên bố nước ông sẽ đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD để hiện đại hóa lực lượng hải quân.
Kể từ khi ngân sách quốc phòng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc được ấn định vào khoảng 100 tỷ USD/năm, một mình Philippines không thể "bắt kịp" với tốc độ phát triển của hải quân Trung Quốc. Theo nhiều nguồn tin, Nhật Bản, nước cũng đang có tranh chấp hải đảo với Trung Quốc trên Hoa Đông, sẽ cung cấp cho lực lượng tuần duyên Philippines 10 tàu tuần tra cũ của nước này.
Trong khi đó, nhằm ngăn chặn hải quân Trung Quốc mở rộng trên Ấn Độ Dương, hải quân Ấn Độ tiếp tục tự xây dựng tàu ngầm của riêng nước này, sau INS Vikrant, tàu sân bay đầu tiên mà Ấn Độ hạ thủy hồi tháng 8 vừa qua.
Trong khi hải quân Trung Quốc hiện có 270 tàu chiến tiên tiến, hải quân Mỹ cũng thể hiện sự hiện diện của họ trong khu vực. Hiện Mỹ đang triển khai các tàu chiến ven biển tới Singapore, được cho là nhằm đối trọng với sức mạnh hải quân đang lên của Trung Quốc.
Vũ Quý
Theo Dantri
Thượng viện Mỹ chỉ trích Trung Quốc gây căng thẳng Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết lên án việc Trung Quốc cưỡng chế và đe dọa trong việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ vùng Biển Đông Trung Quốc và Biển Đông. Theo đó, nghị quyết của Thượng viện Mỹ kêu gọi các bên có liên quan việc tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải trong khu vực biển Hoa Đông và...