Trung Quốc xây căn cứ hải quân ở châu Phi
Djibouti thông báo Trung Quốc sắp xây dựng căn cứ hải quân đầu tiên tại quốc gia vùng Sừng châu Phi này, dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn tăng cường hiện diện trong an ninh quốc tế.
Một tàu hải quân của Trung Quốc. Ảnh: Tass.
“Quá trình đàm phán đã kết thúc và căn cứ hải quân sẽ được xây dựng ở Djibouti”, AFP dẫn lời Ngoại trưởng Djibouti Mahamoud Ali Youssouf hôm qua phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo châu Phi tổ chức ở Johannesburg, Nam Phi.
Theo Youssouf, mục đích của căn cứ hải quân là để “đối phó cướp biển và bảo vệ tàu Trung Quốc đi qua eo biển rất quan trọng với thế giới này”.
Trung Quốc tháng trước xác nhận đang đàm phán với chính phủ Djibouti để xây dựng “cơ sở hỗ trợ”. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, “cơ sở hỗ trợ” sẽ “hỗ trợ hậu cần” về nhiên liệu, chỗ nghỉ ngơi và tiếp tế cho hải quân Trung Quốc.
Djibouti, thuộc địa cũ của Pháp, có vị trí gần lối vào Biển Đỏ, dẫn đến kênh đào Suez. Hải quân nhiều nước trên thế giới từ lâu coi Djibouti là vị trí trung tâm trong cuộc chiến chống cướp biển từ quốc gia láng giềng Somalia.
Video đang HOT
“Trong vài năm qua, do tình hình bất ổn ở Somalia, khu vực đã trở thành điểm trú ẩn của cướp biển và các phong trào khủng bố”, Youssouf nói.
Vị trí Djibouti. Đồ họa: Britannica.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc xây căn cứ quân sự đầu tiên tại châu Phi
Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự đầu tiên ở châu Phi. Giới chuyên gia cho rằng căn cứ sẽ là nền tảng để Trung Quốc mở rộng sức mạnh quân sự ra ngoài khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bên cạnh một chỗ đứng kinh tế vững chắc ở châu Phi.
Theo International Business Times ngày 24-11, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Quân đội Mỹ tại châu Phi, Tướng David Rodriguez cho biết Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận 10 năm với Djibouti để xây dựng một căn cứ quân sự tại đây.
Djibouti là một quốc gia nhỏ nằm ở Đông châu Phi, cách Yemen bởi Vịnh Aden, với dân số dưới 830.000 người.
Vị trí chiến lược của Djibouti
Rodriguez nói rằng căn cứ quân sự mới này của Trung Quốc sẽ là một trung tâm hậu cần. Nó sẽ cho phép Trung Quốc cải thiện khả năng của nước này để thu thập tình báo trong và ngoài khu vực, chẳng hạn như các khu vực ở Trung Đông, bán đảo Ả Rập và Trung Phi.
Trong khi đó, giám đốc Trung tâm châu Phi thuộc viện nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương, ông Peter Pham cho biết Trung Quốc sẽ không chỉ tiết kiệm tiền bằng cách xây dựng căn cứ quân sự của mình ở Djibouti, mà Trung Quốc cũng sẽ tăng tầm vóc toàn cầu của nước này.
Đối với một chuyên gia, sự mở rộng của Trung Quốc cũng đặt ra mối đe dọa đối với lợi ích và năng lực của Mỹ. "Nhìn chung, sự hiện diện của Trung Quốc tại châu Phi chắc chắn là thứ gì đó mà chúng ta cần phải chú ý nhiều hơn, chứ không chỉ ở Djibouti" - Thượng nghị sỹ Chris Coons - thành viên cao cấp của Tiểu ban châu Phi thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cho biết.
Tổng thống Djibouti Ismail Omar Guelleh (hàng phải) và cựu Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đàm phán tại Bắc Kinh vào ngày 18-7-2012. Ảnh: International Business Times
Ông Chris Coons nói rằng: "Tầng lớp trung lưu của châu Phi "mọc" lên ngày càng nhanh, và châu lục này tạo ra cơ hội lớn trong quan hệ hợp tác giữa các chính phủ và khu vực tư nhân. Chúng ta không muốn đánh mất những cơ hội đó vào tay các công ty Trung Quốc hoặc chính phủ Trung Quốc".
Trung Quốc là đối tác thương mại song phương lớn nhất của châu Phi, với tổng lượng giao dịch tăng gấp đôi lượng giao dịch Mỹ-Phi vào năm 2013. Năm 2000, giao dịch thương mại song phương giữa Trung Quốc và châu Phi là khoảng 10 tỷ USD. Đến năm 2014, con số này tăng kỷ lục lên mức 200 tỷ USD.
Trung Quốc đã khai thác các nguồn tài nguyên khổng lồ như khoáng sản và dầu của châu Phi trong khi đồng thời vận chuyển hàng hóa do mình sản xuất sang châu Phi. Tuy nhiên, trong bối cảnh suy thoái kinh tế Trung Quốc trong năm qua, một số người lo ngại rằng quan hệ thương mại chặt chẽ với Bắc Kinh sẽ gây tổn thất cho châu Phi.
Được biết Mỹ có căn cứ quân sự tại Trại Lemonnier ở Djibouti - căn cứ duy nhất của Mỹ ở châu Phi - với khoảng 4.000 thành viên quân nhân Mỹ đóng. Đây là nơi Mỹ dùng để hỗ trợ và chuẩn bị tàu, máy bay cũng như các thiết bị khác để đáp ứng "yêu cầu chiến đấu".
Nó cũng cho phép Mỹ tiến hành các hoạt động quân sự ở vùng Sừng châu Phi. Tuy nhiên sự hiện diện của Trung Quốc tại châu Phi cũng sẽ là một thách thức đối với vai trò của Mỹ.
Bảo Anh
Theo_PLO
Trung Quốc âm thầm bành trướng quân sự ở châu Phi Một quan chức quân đội cấp cao Trung Quốc đã thăm một tàu chiến Trung Quốc neo đậu tại Djibouti và Bắc Kinh được cho là có kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự tại quốc gia Đông Phi này. Một tàu chiến Trung Quốc chuẩn bị ra khơi đến Vịnh Aden tham gia chiến dịch chống hải tặc - Ảnh: Reuters...