Trung Quốc xây 2 trạm nghiên cứu mới tại Nam Cực
Các công nhân Trung Quốc đang xây dựng trạm nghiên cứu thứ 4 tại Nam Cực và một trạm thứ 5 đang được lên kế hoạch, báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay đưa tin. Đây là một phần trong tham vọng của Bắc Kinh nhằm tăng cường sự hiện diện tại “lục địa băng”.
Tờ Chinadaily đưa tin, các công tác xây dựng tại tòa nhà chính của trạm nghiên cứu thứ 4, có tên là Taishan, sẽ hoàn thành vào năm tới.
Taishan sẽ được sử dụng trong mùa hè để nghiên cứu “địa chất học, các sông băng, khoa học địa chất và địa từ”, tờ báo cho biết, nói thêm rằng tòa nhà chính sẽ có hình giống chiếc đèn lồng của Trung Quốc.
Các bức ảnh cho thấy một tàu phá băng của Trung Quốc chở 256 người đang trên đường tới Nam Cực. Đoàn thám hiểm này cũng sẽ tiến hành các hoạt động kiểm tra hiện trường cho một trạm nghiên cứu khác.
Thông tin trên diễn ra chỉ một tháng sau khi Trung Quốc bác các đề xuất nhằm thành lập 2 khu bảo tồn động thực vật rộng lớn tại Nam Cực.
Các nhà hoạt động môi trường đã chỉ trích các quốc gia phản đối kế hoạch trên, nói rằng vùng biển chứa 16.000 loài động thực vật khác nhau, như cá voi, hải cẩu, chim cánh cụt… đang bị đe dọa.
Trung Quốc là “người đến sau” trong cuộc thám hiểm Nam Cực, đưa nhóm thám hiểm đầu tiên tới lục địa xa xôi năm 1984 và thiết lập trạm nghiên cứu đầu tiên ở đó năm 1985.
Gần 30 quốc gia hiện đang điều hành các trạm nghiên cứu tại Nam Cực, trong đó có Mỹ, Nga, Úc, Anh, Pháp, Argentina.
Argentina, một trong những quốc gia gần Nam Cực nhất, có nhiều trạm nghiên cứu nhất, 13 trạm. Mỹ có 6 trạm nghiên cứu, trong khi Nga có 12 và Nhật có 5.
Theo Dantri
Những sự thật "khó tin" về Trái Đất
Có bức ảnh được chụp từ khoảng cách xa 3,7 tỷ dặm, 100 tấn bụi thiên thạch rơi xuống Trái Đất mỗi ngày hay chính xác thì một ngày không phải có 24 tiếng... Thật khó tin nhưng đó lại là sự thật.
Bạn sẽ cảm thấy thế giới thật tuyệt vời và đáng khám phá chừng nào khi biết về những sự thật ngỡ ngàng xung quanh Trái Đất của chúng ta.
Vũ trụ
Trạm vũ trụ quốc tế được xây dựng với tổng chi phí lên tới 150 tỷ đô la Mỹ, dự án có chi phí cao nhất từ trước tới nay.
Đốm xanh mờ (Pale Blue Dot) là bức ảnh về Trái Đất được chụp từ khoảng cách xa nhất 3.7 tỷ dặm.
Tardigrade (gấu biển) là loài sinh vật có thể sống lâu nhất trong môi trường chân không của vũ trụ, chúng có thể sống trong khoảng 10 ngày.
Con người có thể tồn tại ở không gian trong 2 phút nếu không có thiết bị hỗ trợ.
Thực thế không phải một ngày có 24 giờ mà con số chính xác là 23 giờ, 56 phút, 4 giây là thời gian Trái đất xoay xung quanh trục của nó, hay còn gọi là ngày thiên văn.
Kể từ khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik được đưa vào vũ trụ năm 1957, cho tới nay đã có 38,000 vật thể do con người tạo ra được đưa vào quỹ đạo Trái Đất.
Trái đất còn nhẵn trơn hơn cả quả bóng bowling. Những ngọn núi cao, những vùng biển sâu cũng chỉ chiếm 1/5000 chu vi Trái Đất mà thôi.
Video đang HOT
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA ước tính rằng trung bình mỗi ngày lại có một mảnh vỡ từ vũ trụ rơi vào trái đất.
Hiện nay có khoảng 22,000 vật thể có kích thước từ 10cm trở lên quay quanh quỹ đạo của trái đất, trong đó 87% là vệ tinh nhân tạo không hoạt động hoặc mảnh vỡ của chúng, 8% tên lửa hỏng và 5% vệ tinh nhân tạo đang hoạt động.
Hoạt động nghiên cứu trên vũ trụ
Khí quyển
Mỗi ngày có khoảng 100 tấn thiên thạch nhỏ, phần lớn là những mảng vụn của bụi thiên thạch rơi vào tầng khí quyển của Trái Đất.
Hoba là thiên thạch lớn nhất rơi xuống trái đất mà không để lại hố sâu vì hai bề mặt của nó đều bằng phẳng, bay qua bầu khí quyển xuống, trông như một hòn đá trên mặt nước
Ở độ cao 12 dặm (19km) so với giới hạn độ cao của Armstrong thì cần phải mặc bộ đồ chịu áp suất vì ở đó nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt độ nước sôi.
Lỗ hổng tầng Ozone đang dần co lại. Năm 2012, lỗ hổng này đã nhỏ hơn so với kích thước của nó trong 10 năm trước đó.
Mỗi ngày có 8.6 triệu tia chớp lóe sáng.
Loài khủng long đã từng tồn tại chỉ vì lúc đó trong khí quyển của trái đất có chứa nhiều khí oxy hơn. Ngay cả loài bò sát và động vật lưỡng cư bây giờ cũng không phát triển kích thước lớn như loài khủng long được.
Các tầng khí quyển
Đại dương
Có tới 97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt.
Lượng băng ở Nam Cực tương đương với lượng nước ở Đại Tây Dương.
Trong 1 lít nước biển có chứa 13/tỷ (1.3 10-8) của 1 gram vàng.
Trung bình mỗi năm có 2,000 sinh vật biển được phát hiện.
Có tới 90% rác thải ở các đại dương trên toàn thế giới là chất nhựa.
Đại dương chiếm 99% không gian sống trên trái đất.
Mỗi năm cá mập sát hại từ 8-12 động vật. Nhưng có đến 100 triệu con cá mập mỗi năm bị sát hại cho mục đích kiếm lợi.
Trong số 1 triệu loài sinh vật sống ở đại dương thì có đến 2/3 loài chưa được xác định.
Nếu tất cả nước trên Trái Đất được gom vào một quả bóng thì nó có đường kính là 860
km, to bằng vệ tinh Tethys của Sao Thổ.
Có tới 90% hoạt động núi lửa diễn ra ở các đại dương.
Rãnh Mariana là khu vực biển sâu nhất trên trái đất với độ sâu là 10.9 km.
Tận 97% nước trên trái đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt
Dưới lòng đất
Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có kiến tạo mảng. Nếu không có kiến tạo này thì cácbon sẽ không được sử dụng và tái sinh, trái đất sẽ nóng như Sao kim.
Các nguyên tố đất hiếm thực chất lại không hiếm. Lutetium, nguyên tố đất hiếm nhất lại dễ tìm thấy trong vỏ trái đất gấp 200 lần so với vàng.
Có đến 99% vàng nằm trong lõi trái đất, đủ để hình thành một lớp dày 1.5 ft (45.7 cm) bao quanh bề mặt trái đất.
Nhiệt độ trong lõi trái đất lên tới 9.900 độ F (5.500 độ C), nóng bằng bề ngoài mặt trời.
Quả bóng sắt nằm ở tâm điểm của trái đất, rộng chừng 1,500 dặm. Dù chịu áp lực ở độ nóng cao nhưng sắt cũng không thể bị tan chảy.
Lỗ khoan trong lòng đất sâu nhất từ trước tới giờ là lỗ khoan vào vỏ trái đất với thông số là 12.4/6371 km /-0.2% so với khoảng cách đến tâm trái đất, do dự án Sakhalin-1 của Nga thực hiện.
Tinh thể lớn nhất trái đất nặng 55 tấn, được tìm thấy ở dưới mỏ bạc Naica của Mexico.
Vi khuẩn được tìm thấy ở độ sâu 1.7 dặm (2.8 m). Chúng tồn tại được nhờ sử dụng phóng xạ từ nguyên tố Urani biến nước thành năng lượng có thể sử dụng được.
"Sông" ngầm Rio Hamza nằm dưới sông Amazon cách khoảng 2.5 dặm (4 m). Ở những điểm có chiều rộng trên 400 km, tốc độ dòng chảy của nó chỉ dưới 1 mm mỗi giờ xuyên qua đá.
Hình ảnh dưới lòng đất
Trên mặt đất
Mỗi năm gió đã "vận chuyển" 40 triệu tấn bụi giàu dưỡng chất từ Saharađến rừng mưa Amazon.
Ở quốc gia Turkmenistan, có một "Cánh cửa địa ngục" - là một mỏ khí tự nhiên có trữ lượng lớn nhất trên thế giới, vẫn bốc cháy không ngừng từ khi bị đốt cách đây hơn 40 năm.
Hóa thạch vi khuẩn 3.5 tỷ tuổi được tìm thấy ở Australia. Nó còn lâu đời hơn cả khí quyển trái đất khi có ô xy.
Nhiệt độ cao kỷ lục được xác nhận là 57.8 độ C (136 độ F) ở El Azizia,Libya năm 1922.
Nhiệt độ thấp kỷ lục được xác nhận là -89.2 độ C (-128.6 độ F) ở Vostok Station, Antarctica năm 1983.
Trận mưa cuối cùng rơi xuống Dry Valleys, Antarctica (nơi khô cằn nhất trên trái đất) cách đây 2 triệu năm.
Mỗi năm các lục địa di chuyển 2 cm.
Có đến 75% các loài động vật trên trái đất có thể bị tuyệt chủng trong vòng 300 năm.
Cho tới nay, 14% các loài trên thế giới được xác định.
Sa mạc El Azizia đạt mức nhiệt cao kỷ lục là 57.8 độ C
Con người
Mỗi ngày có 200,000 người được sinh ra.
Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ là kiến trúc tôn giáo lâu đời nhất trên trái đất do con người tạo dựng lên ở niên đại thứ 10 trước công nguyên.
Cho đến nay có 106 tỷ người từng tồn tại trên trái đất. Và dân số trái đất ước tính là 9.2 tỷ vào năm 2050.
Mỗi giây trên trái đất có 2 người chết.
Dân số thế giới hiện nay ước tính 7 tỷ người. Con số này sẽ là 9.2 tỷ vào năm 2050
Đỗ Quyên
Tổng hợp
Theo Dantri
Thái Lan: Người biểu tình vào văn phòng thủ tướng Người biểu tình chống chính phủ đã vào được văn phòng thủ tướng ngày 3-12 sau khi cảnh sát tuyên bố không cản đường họ nữa và cho gỡ bỏ rào chắn, dây kẽm gai rạng sáng cùng ngày. Khoảng 11 giờ (giờ địa phương), người biểu tình đã vượt qua các rào chắn trên 2 cây cầu Orathai và Chamai Maruchet để...