Trung Quốc xác nhận thử nghiệm tên lửa siêu thanh
Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh WU14, vũ khí hiện đại bậc nhất mà Mỹ cũng phải e ngại. Bắc Kinh nhấn mạnh không sử dụng tên lửa WU14 nhằm chống lại bất kỳ quốc gia hay chủ thể nào.
Hình ảnh minh họa
Tờ Yomiuri của Nhật Bản số ra ngày 12/12 dẫn văn bản của Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh WU14 vào ngày 2/12.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết: “Việc tiến hành thử nghiệm công trình khoa học – nghiên cứu trên lãnh thổ Trung Quốc như kế hoạch thử nghiệm tên lửa vừa rồi là hoạt động thông thường. Những cuộc thử nghiệm này không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia cụ thể nào và không hướng tới bất kỳ chủ thể nào”.
Trước đó, tờ Washington Free Beacon đã dẫn phát biểu của một quan chức quốc phòng Mỹ cho rằng tên lửa mới này nằm trong chương trình hạt nhân chiến lược của Trung Quốc, hướng đến mục đích vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
“Các cuộc thử nghiệm tên lửa siêu thanh cho thấy việc phát triển vũ khí tấn công với khả năng di chuyển nhanh gấp 8 lần vận tốc âm thanh là một trong những ưu tiên trong công cuộc tích lũy quân sự quy mô lớn của Trung Quốc”, quan chức Mỹ nói.
Trang tin của Mỹ cũng dẫn lời phát biểu của người phát ngôn quân đội Mỹ, Trung tá Jeffrey Pool: “Chúng tôi đã có những báo có về các vụ thử tên lửa siêu thanh và sẽ theo dõi thường xuyên các hoạt động quân sự của nước ngoài.
Ngày 11/12, trang tin Asia News dẫn lời của ông Lý Khánh Công, phó tổng bí thư của Hội đồng nghiên cứu chính sách an ninh Trung Quốc, nói rằng: “Một số người Mỹ miêu tả các cuộc thử nghiệm tên lửa của Bắc Kinh là những mối nguy hiểm, bởi họ cảm thấy khó chịu khi phải thừa nhận rằng sức mạnh quân sự của Bắc Kinh gần đây đang tăng lên mạnh mẽ, và hiện nay công nghệ quốc phòng của hai nước không còn cách biệt rõ rệt như trước”.
Video đang HOT
“Những tên lửa này sẽ càng mạnh mẽ hơn khi tốc độ của chúng được tăng lên. Dù cho Trung Quốc vẫn còn lạc hậu trước một cường quốc quân sự như Mỹ thì trong lĩnh vực này Washington đang lo ngại sẽ mất đi lợi thế khổng lồ về khả năng tấn công và đe dọa mà nước này đang sở hữu”, ông Lý đánh giá.
Ông Lý cũng cho biết, Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu tên lửa siêu thanh từ nhiều năm trước đây. Nhưng mãi đến gần đây, khi nền kinh tế hiện nay đã đủ sức chi trả khoản chi phí thử nghiệm lớn, nước này mới tiến hành những vụ phóng thử tên lửa siêu thanh WU14.
Đây là lần thứ 3 trong năm nay xuất hiện thông tin về vụ Trung Quốc thử tên lửa siêu thanh, lần đầu tiên hồi tháng 1 và lần tiếp theo là vào tháng 8.
Những cường quốc quân sự hàng đầu như Mỹ và Nga cũng đã có các chương trình vũ khí siêu thanh. Ngân sách Mỹ dành cho các chương trình này được cho là khoảng 360 triệu.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Kinh tế Trung Quốc: Sau đỉnh cao số 1, sắp quay về số 3
Một sự kiện nổi bật trong tuần qua của kinh tế thế giới là việc nền kinh tế Trung Quốc đã chính thức vượt qua Mỹ để trở thành số 1 thế giới, dựa trên thông báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB).
Đây có thể xem là một bước ngoặt lịch sử kinh tế thế giới, khi Mỹ sau hàng chục năm giữ vị trí cao nhất đã phải nhường lại cho một nền kinh tế khác. Nhưng cả thế giới và cả bản thân Trung Quốc, đang đón nhận tin tức lịch sử này với một sự thờ ơ đến kinh ngạc. Đơn giản vì có quá nhiều điều ẩn chứa sau cái mỹ từ "số một thế giới".
Kinh tế Trung Quốc sở dĩ được đưa lên ngôi đầu vì IMF và WB đã sử dụng hai phương pháp đánh giá cơ bản là dựa trên GDP và PPP. Trong đó, GDP năm 2014 của Trung Quốc ước tính có thể đạt 17.600 tỉ USD, cao hơn 200 tỉ USD so với GDP của Mỹ. Còn so sánh về sức mua tương đương PPP, Trung Quốc cũng vượt qua Mỹ với tỉ số sít sao là 16,5% so với 16,3%.
Dựa vào kết quả đối chiếu trên, chính phủ và người dân Trung Quốc có thể ăn mừng vì mục tiêu mà nước này đặt ra trong 3 thập kỷ từ khi mở cửa đất nước là soán ngôi nền kinh tế số một thế giới của Mỹ.
Nhưng thực tế, không chỉ người dân mà cả lãnh đạo Trung Quốc đều đang thể hiện một thái độ thờ ơ với tin tức này. Vấn đề ở đây không nằm ở cách biệt sít sao về GDP và PPP của Trung Quốc so với Mỹ khi mà khoảng cách ít ỏi đó có thể san bằng bất cứ lúc nào, bản thân Trung Quốc hiểu kết quả này chỉ mang ý nghĩa tạm thời, nhất là khi kinh tế Mỹ đang có sự hồi phục thần tốc trong khi kinh tế Trung Quốc đang được dự báo sẽ bước vào giai đoạn giảm tốc độ tăng trưởng.
Giới phân tích cho rằng, sở dĩ Trung Quốc có thể đuổi kịp Mỹ về GDP và PPP dù cách đây 14 năm quy mô kinh tế Trung Quốc chỉ bằng 1/3 quy mô kinh tế Mỹ, là vì kinh tế Mỹ lâm vào một giai đoạn suy thoái bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, trong khi Trung Quốc lại gần như rất ít chịu ảnh hưởng từ sự kiện này.
Nói cách khác, quãng thời gian 6 năm suy thoái đã làm kinh tế Mỹ suy yếu còn kinh tế Trung Quốc lại trải qua 6 năm duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Điều này đã dẫn đến việc khoảng cách giữa hai nền kinh tế được thu hẹp.
Nhưng giờ đây tình thế đã đổi chiều, kinh tế Mỹ sau 6 năm suy thoái đã có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ còn Trung Quốc được dự báo sẽ bước vào một thời kỳ suy trầm.
Mô hình tăng trưởng dựa vào giá nhân công rẻ và xuất khẩu của Trung Quốc đã đạt đến giới hạn, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 3 thập kỷ qua đã khiến giá nhân công Trung Quốc không còn rẻ như trước và việc các nền kinh tế lớn của thế giới như Mỹ, EU hay Nhật suy thoái khiến lượng hàng Trung Quốc xuất khẩu sang các thị trường này giảm đáng kể.
Các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đã thừa nhận thực tế rằng kể từ năm tới, Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn phát triển bền vững, với mức tăng trưởng chỉ khoảng 7% mỗi năm để tìm kiếm mô hình tái cơ cấu nền kinh tế.
Trong tình hình đó, ai cũng hiểu khoảng cách ít ỏi về GDP và PPP giữa Trung Quốc và Mỹ kia sẽ nhanh chóng bị san bằng và vượt qua. Nói cách khác, sự chênh lệch nhỏ nhoi đó chỉ là kết quả tạm thời khi kinh tế Mỹ chạm đáy còn kinh tế Trung Quốc đạt đỉnh. Giờ đây khi kinh tế Mỹ hồi phục và tăng trường trở lại còn Trung Quốc đang trên đà đi xuống thì khoảng cách đó là vô nghĩa.
Việc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vì thế không có nhiều ý nghĩa, thậm chí còn trở thành tin xấu đối với chính phủ Trung Quốc.
Sở dĩ như thế, là vì việc trở thành nền kinh tế số một thế giới sẽ là sức ép buộc chính phủ phải có những khoản chi lớn hơn để cải thiện sinh hoạt của người dân Trung Quốc vốn vẫn đang ở mức quá thấp so với các nước phát triển khác. Tính theo GDP đầu người, người dân Trung Quốc chỉ đứng thứ 99 thế giới và đang đối mặt với đủ mọi vấn đề, từ ô nhiễm môi trường đến giá cả sinh hoạt.
Trong nhiều năm qua, chính phủ Trung Quốc vẫn né tránh những vấn đề này để tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế, nhưng khi đã trở thành nền kinh tế số một thế giới, áp lực từ phía người dân sẽ không cho phép họ tiếp tục.
Quan trọng hơn, Trung Quốc đang phải đối mặt với một loạt những thách thức kinh tế thực sự ở thời điểm hiện tại. Có vô số vấn đề nảy sinh khi một nền kinh tế phát triển quá nóng trong một thời gian dài, các chuyên gia đã bắt đầu cảnh báo Trung Quốc về sự phát triển quá nóng thị trường chứng khoán đang tạo ra tình trạng bong bóng kinh tế có thể dẫn đến khủng hoảng như đã từng diễn ra ở Nhật.
Và nhất là bài toán lớn nhất về tái cơ cấu kinh tế và tìm một hướng đi mới cho kinh tế Trung Quốc trong tương lai. Nếu không thành công, Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng dậm chân tại chỗ, không những khó có thể đuổi kịp Mỹ mà còn có thể bị soán ngôi cường quốc kinh tế số 2 thế giới nếu như những cải cách kinh tế đang diễn ra ở Nhật Bản thành công.
Theo Nhàn Đàm
Một Thế giới/Bloomberg
Quân đội Ukraine kéo dài lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ngày 10/12, Người phát ngôn Hội đồng an ninh và quốc phòng Ukraine, ông Andrei Lysenko cho biết quân đội nước này đã kéo dài lệnh ngừng bắn "Ngày Yên tĩnh" với quân ly khai thêm một ngày ở các khu vực miền Đông. Quân đội Ukraine ở miền Đông nước này (ảnh: AFP/TTXVN) Phát biểu với báo giới, ông Lysenko nói: "Do...