Trung Quốc xác nhận 1 người Mỹ, 1 người Nhật chết vì nCoV ở nước này
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/2 cho biết, tính đến nay đã có 27 người nước ngoài ở Trung Quốc bị nhiễm nCoV. Trong đó có 2 trường hợp tử vong.
Kể từ khi virus corona chủng mới (nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019 cho đến nay, dịch bệnh chết người do nCoV đã nhanh chóng lan rộng ra 27 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.
Công tác phòng, chống dịch nCoV đang được Trung Quốc và các nước tích cực triển khai. Ảnh: Reuters.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/2 cho biết, tính đến nay đã có 27 người nước ngoài ở Trung Quốc bị nhiễm nCoV. Trong đó có 2 trường hợp tử vong.
Video đang HOT
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, 2 ca tử vong bao gồm 1 người Mỹ (tử vong hôm 6/2) và 1 người Nhật Bản (tử vong hôm 8/2).
Trước đó, cùng ngày, Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo, tổng số người chết vì nCoV ở đại lục đã lên 908. Như vậy, tổng số ca tử vong vì nCoV trên toàn cầu hiện là 910, trong đó có 2 trường hợp được ghi nhận ngoài Trung Quốc đại lục là một người đàn ông Vũ Hán ở Philippines và một người đàn ông 39 tuổi ở Hong Kong. Con số này đã vượt số ca tử vong vì đại dịch SARS năm 2002-2003 là 813 người, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Cũng theo thông tin từ NHC, trên khắp Trung Quốc đại lục có 3.062 ca nhiễm mới được xác nhận, nâng tổng số ca nhiễm nCoV ở nước này lên con số 40.171./.
Hùng Cường/VOV.VN (biên dịch)
Nguồn: Sputnik
Chống dịch nCoV: Đừng than "có cần thiết phải như vậy không"?
Nếu ai đó than phiền hay chỉ trích, cũng chỉ là những tiếng nói lạc lõng, không đại diện cho số đông.
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra, khởi điểm từ Trung Quốc và đang lây lan ra nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi ngày qua đi, lại có thêm những ca nhiễm mới và những ca tử vong mới. Là địa phương có 7 tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Việt Nam không có cách nào khác là phải kiên quyết chống dịch, hạn chế thấp nhất tình trạng lây lan trong cộng đồng với mục tiêu: tính mạng con người là tối thượng.
Phun hóa chất khử khuẩn môi trường tại huyện Lập Thạch- Vĩnh Phúc, nơi có 9 ca nhiễm nCoV. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc
Chắc chắn có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp, cuộc sống của nhiều gia đình bị đảo lộn, cha mẹ lo lắng về tình hình học tập của con cái, bà nội trợ than phiền vì giá cả thực phẩm, rau xanh tăng hơn so với trước tết ... Trong bối cảnh đó, đã có những ý kiến cho rằng, "có nhất thiết phải sử dụng các biện pháp mạnh" như vậy không. Trong bối cảnh đó, đã có hiện tượng lơ là, chủ quan ở cấp cơ sở, có trường hợp giám đốc bệnh viện bị điều chuyển vì không quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh...
Khi chúng ta chưa có vacxin phòng bệnh, chưa có thuốc chữa bệnh, chưa hiểu hết đặc điểm của bệnh thì phải ra sức phòng ngừa. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là cách ly. Chúng ta buộc phải mạnh mạnh tay từ đầu để phòng hậu hoạ. Không thể chủ quan, lơ là để dịch bệnh diễn biến xấu, lây lan nhanh trong cộng đồng. Khi đó thì trở tay không kịp.
17 năm trước (năm 2003), Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới WHO ghi nhận là nước đầu tiên khống chế được đại dịch SARS, kết thúc 45 ngày kinh hoàng dập dịch. Kinh nghiệm quan trọng nhất vẫn là cách ly. Kinh nghiệm đó đã và đang được áp dụng trong cuộc chiến chống virus corona hiện nay. Tại thời điểm này, như ngành y tế đánh giá, đó là "giai đoạn vàng" để giám sát được bệnh và cần sự chung tay rất lớn của cả cộng đồng.
17 năm trước, dịch SARS cũng khởi phát ở Trung Quốc nhưng thời điểm đó, giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc chắc chắn không lớn như bây giờ. Là quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc với hàng chục cặp cửa khẩu, hàng trăm đường mòn, lối mở, chúng ta kiểm soát chặt là hết sức cần thiết. Hơn thế, một số ca dương tính với virus corona nhưng không có biểu hiện ho, sốt, khó thở nên việc ngăn chặn dịch âm thầm lây lan là cực kỳ quan trọng.
Không phải ngẫu nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều tổ chức khác đánh giá Việt Nam đang đi đúng hướng trong phòng chống dịch nCoV, với sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị. Trả lời phỏng vấn báo chí, đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận Việt Nam đã ứng phó với việc bùng phát dịch này rất tốt. Việt Nam đã kích hoạt hệ thống ứng phó từ ngay giai đoạn đầu của dịch, trong đó có tăng cường giám sát và đảm bảo là các cơ sở y tế có áp dụng các biện pháp về phòng, chống lây nhiễm và quản lý ca bệnh. Việt Nam cũng đã tăng cường hệ thống xét nghiệm, bên cạnh việc hợp tác và chia sẻ thông tin đa ngành.
Quyết liệt phòng chống dịch không đồng nghĩa với việc làm mọi thứ trở nên đình trệ. Đẩy mạnh phòng chống dịch, giám sát và cách ly các đối tượng có nguy cơ cao cũng là cách để người dân yên tâm lao động, sản xuất. Khi đi thị sát công tác phòng chống dịch dịp cuối tuần qua tại Thừa Thiên- Huế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa nhấn mạnh: "Không vì lý do dịch bệnh mà chúng ta thoái chí, bàn lui mà càng cần quyết tâm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực dịch vụ du lịch, lĩnh vực rất nhạy cảm, chịu ảnh hưởng dịch bệnh". Ngay trong những ngày đầu năm mới, người đứng đầu Chính phủ mong muốn "phong trào sản xuất kinh doanh, làm việc phải tốt hơn, hăng hái hơn, mạnh mẽ hơn ở các địa phương, các cấp, các ngành".
Hơn ai hết, vào thời điểm này, chúng ta hãy tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng, sát cánh cùng Chính phủ để nhanh chóng dập dịch, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Nếu ai đó than phiền hay chỉ trích, cũng chỉ là những tiếng nói lạc lõng, không đại diện cho số đông ./.
Theo VOV
Số người chết vì nCoV vẫn tăng khi dân Trung Quốc quay lại làm việc Tính đến hôm qua, số người chết vì virus corona mới (nCoV) ở Trung Quốc đại lục tăng lên 811 người, vượt qua số người chết vì đại dịch SARS năm 2002-2003. Con số này làm gia tăng lo ngại khi người dân Trung Quốc chuẩn bị quay lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết kéo dài. Nhân viên y tế khử trùng...