Trung Quốc xác định loài mực ma cà rồng hoàn toàn mới
Các nhà khoa học Trung Quốc xác định được một loài mực mới. Đây là loài mực ma cà rồng thứ 2 được biết tới trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tìm thấy loài mực ma cà rồng mới. (Nguồn: China Daily)
Vào tháng 9/2016, tại độ sâu từ 800-1.000m dưới đáy Biển Đông, các nhà khoa học Viện Hải dương học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc thu thập được một mẫu vật có nhiều điểm tương đồng với loài mực ma cà rồng có tên vampyroteuthis infernalis (V. infernalis) từng được biết đến trước đó.
Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích hình thái học và phả hệ chi tiết để so sánh mẫu vật này với V. infernalis.
Kết quả cho thấy, ở hình thái học, mẫu vật mới có sự khác biệt rõ rệt ở hình dạng đuôi, miệng dưới và vị trí các cơ quan phát sáng.
Video đang HOT
Phân tích phả hệ dựa trên chuỗi ADN ty thể COI và ADN ribosome cũng khẳng định đây là một loài mực ma cà rồng hoàn toàn mới.
Nhà khoa học Qiu Daju, tác giả chính nghiên cứu cho biết, V.infernalis ban đầu được nhà sinh vật học biển người Đức Carl Chun mô tả vào năm 1903 và chúng thường sống ở độ sâu từ 600-900m tại các vùng biển Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, nơi nồng độ oxy thấp.
Loài mực mới trên được đặt tên là Vampyroteuthis pseudoinfernalis Qiu, Liu&Huang sp.nov. Nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tạp chí Zoological Systematics.
"Ma cà rồng" chưa từng biết lộ diện ở vùng chạng vạng Biển Đông
Lẩn khuất trong vùng biển rất ít ánh sáng, loài "ma cà rồng" mới mang tên Vampyroteuthis pseudoinfernalis là kẻ ăn xác thối.
Vampyroteuthis pseudoinfernalis thực ra là một con mực, thuộc nhóm "mực ma cà rồng".
Nhóm mực này có yếu tố ma cà rồng (vampire) luôn hiện diện trong danh pháp là do vẻ ngoài đáng sợ: Lớp da sẫm màu và tám xúc tu có màng nối với nhau tạo thành "chiếc áo choàng" che phủ cơ thể.
Hơn nữa, nó lại sống ở nơi gọi là vùng chạng vạng của đại dương, tức khu vực có độ sâu khoảng 200-1.000 m, nơi có rất ít ánh sáng nhưng không hoàn toàn tăm tối như vùng sâu hơn bên dưới.
Chân dung loài mực ma cà rồng vừa được phát hiện - Ảnh: Dajun Qiu
Trong nghiên cứu mới vừa công bố trực tuyến trên BioRxiv, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà sinh vật học biển Dajun Qiu từ Viện Hải dương học Biển Đông (Trung Quốc) cho biết "ma cà rồng" này đã lộ diện ở phía Bắc Biển Đông, khu vực cạnh gần đảo Hải Nam - Trung Quốc.
Nó sống ở độ sâu 800-1.000 m, tức thuộc vùng chạng vạng.
Đây là loài mực ma cà rồng thứ hai được phát hiện ở khu vực này. Loài được biết đến trước đây có danh pháp là Vampyroteuthis infernalis.
Loài mới Vampyroteuthis pseudoinfernalis trông giống như một dạng non của Vampyroteuthis infernalis, và có những đặc điểm riêng biệt, ví dụ mọc thêm một bộ vây thứ hai gần đầu hơn khi trưởng thành và bộ vây ban đầu của nó biến mất.
Trong các bức ảnh chụp mẫu vật được bảo quản, loài mực ma cà rồng mới trông giống như một cục gelatin màu đen.
Nhưng trong môi trường biển sâu, nó quả thật tung "tấm áo choàng" và lướt đi như cách các nhân vật ma cà rồng bay trong phim ảnh.
Các nhà khoa học cho rằng chế độ ăn của loài mới cũng giống như người họ hàng của nó.
Mặc dù có tên là ma cà rồng, nhưng chúng không phải những con quỷ hút máu. Thay vào đó, chúng lại giống như những kẻ bảo vệ môi trường biển khơi, ăn xác thối và cả phân động vật khác.
Mặc dù dòng dõi mực ma cà rồng Vampyromorphida ngày nay chỉ có 2 loài nói trên, nhưng các nhà khoa học cho biết chúng có nhiều họ hàng cổ đại đã tuyệt chủng.
Đá cổ Trung Quốc phơi bày "ngày tận thế" nửa tỉ năm trước Khoảng 510 triệu năm trước, một sự kiện khủng khiếp và bí ẩn đã giết chết gần một nửa sinh vật địa cầu. Các nhà khoa học Trung Quốc vừa tìm ra sự thật. Hồ sơ địa chất kỷ Cambri từ nền Dương Tử, một cao nguyên rộng lớn ở miền Nam Trung Quốc từng là đáy đại dương cổ đại, đã tiết...