Trung Quốc vượt Pháp về số lượng vườn nho
Trung Quốc đã trở thành quốc gia có số lượng vườn nho đển sản xuất rượu vang lớn thứ 2 thế giới, sau Tây Ban Nha và chính thức đẩy Pháp xuống vị trí thứ 3.
Một cánh đồng trồng nho ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc (Ảnh: AFP)
Tổ chức Rượu và Rượu Vang Quốc tế (OIV) ngày 28/4 cho biết Trung Quốc hiện có 799.000 hécta đất trồng để sản xuất rượu vang.
Con số trên chỉ xếp sau 1,02 triệu hecta đất của quốc gia đứng đầu thế giới là Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, Pháp hiện vẫn là quốc gia sản xuất nhiều rượu vang nhất thế giới, với 46,7 triệu hectolit mỗi năm. Ngoài ra,
Pháp cũng là quốc gia xuất khẩu nhiều rượu nhất thế giới, đạt khoảng 7,7 tỷ euro.
Video đang HOT
Hiện Mỹ là quốc gia tiêu thụ rượu vang nhiều nhất thế giới, với khoảng 13% tổng lượng toàn cầu, tương đương 31.000 hectolit.
Những quốc gia nhập khẩu rượu nhiều nhất thế giới là Đức, Anh và Mỹ, với tổng giá trị lên tới 26 tỷ euro.
Trong thời gian qua, Trung Quốc đã nhanh chóng gia nhập “cuộc chơi” ở lĩnh vực đồ uống này. Năm 2000, tỷ lệ đất trồng để sản xuất rượu vang ở Trung Quốc chỉ là 4% nhưng tới nay đã tăng lên 11%.
Ông Jean-Marie Aurand, Chủ tịch OIV, cho hay: “Có hàng chục, thậm chí hàng trăm đồn điền với diện tích lên tới hàng chục nghìn hecta được tạo ra bằng đồng Nhân dân tệ song lại sử dụng công nghệ và mời các chuyên gia tới từ Úc, Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp và Ý”.
Ông Aurand cũng cho rằng nhiều người trẻ ở Trung Quốc đang hướng ra nước ngoài để học hỏi thêm về kinh nghiệm kinh doanh loại mặt hàng thức uống này, trong khi các nhà hàng ở Trung Quốc cũng bắt đầu chuộng rượu vang trong các thực đơn.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Dân Trung Quốc tiếp tục đổ nhiều tiền cho 'các sản phẩm phù phiếm'
5 năm qua, đồng hồ xa xỉ, nữ trang, thời trang cao cấp, rượu vang thượng hạng, phi cơ riêng... bán chạy tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ - những nước có một lượng lớn người đặc biệt say mê các sản phẩm này.
Vì nhu cầu truyền thống và văn hóa, người Trung Quốc và Ấn Độ xem nữ trang và vàng như những vật lưu trữ giá trị - Ảnh: Reuters
South China Morning Post hôm nay 23.4 dẫn nguồn từ báo cáo của Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch thuộc Bank of America (Mỹ) cho hay tăng trưởng trong "thị trường vốn phù phiếm" của Trung Quốc là 15,6% mỗi năm và dẫn đầu thế giới suốt 5 năm qua. Số liệu trên được tổng hợp từ ghi nhận ở cả Đại lục, Hồng Kông và Đài Loan.
"Chi tiêu cho các sản phẩm phù phiếm" là số tiền mà người tiêu dùng trả cho các sản phẩm làm gia tăng hình thức và uy tín cá nhân. Các mặt hàng như đồng hồ xa xỉ, nữ trang, thời trang cao cấp, rượu vang thượng hạng, phi cơ riêng hoặc mỹ phẩm, điện thoại thông minh... thuộc nhóm này.
"Chúng tôi nhận thấy rằng người Hoa, người Ấn Độ và người Hàn Quốc là "fan" của các sản phẩm xa xỉ phù phiếm trong suốt 5 năm qua", Ajay Singh Kapur, chuyên gia thuộc Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch ở Hồng Kông viết trong báo cáo.
Đơn cử, thị trường trang phục và giày dép xa xỉ tại Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc tăng trưởng mạnh mẽ từ 16,8-18,4% mỗi năm trong suốt giai đoạn từ năm 2009-2014. Trong khi đó, tăng trưởng ở thị trường này trên toàn cầu chỉ ở mức 4,8%.
Ông Kapur nói thêm rằng tại Trung Quốc và Ấn Độ, việc mua sắm nữ trang không sang trọng tăng nhanh. Đó là vì nhu cầu văn hóa và truyền thống dành cho mặt hàng nữ trang và vàng như một thứ lưu giữ có giá trị. Ngược lại, ở các nước khác như Mỹ, Úc và Hàn Quốc, doanh số bán rượu đắt tiền đang tăng trưởng chóng mặt.
Chi tiêu cho các mặt hàng này trên toàn cầu tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,5 nghìn tỉ USD dù thị trường các "vốn phù phiếm" thế giới vẫn chưa sôi nổi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm chạp.
Riêng tại Trung Quốc, tăng trưởng chi tiêu cho khoản này vẫn được dự đoán là sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới đến năm 2018 với trung bình 8,2% mỗi năm. Trong năm 2014, thị trường các mặt hàng này ở Trung Quốc có giá trị lên tới 661 tỉ USD, chỉ đứng sau Tây Âu là 748 tỉ USD và Mỹ với 663 tỉ USD.
Ông Kapur cho biết lý do của việc tăng tiêu thụ các sản phẩm xa xỉ trên toàn cầu: "Những người trẻ tại nhiều nước hiện độc thân trong thời gian dài và trì hoãn việc mua căn nhà đầu tiên của họ. Trong trường hợp này, họ sẽ có thu nhập nhiều hơn sử dụng cho việc mua các sản phẩm thuộc "vốn phù phiếm".
Mặt khác, tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ hay châu Mỹ Latinh có dân số già, phần lớn tài sản nằm trong tay những người lớn tuổi. "Những người thuộc độ tuổi này cũng lại có nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm và đồ trang sức xa xỉ để hưởng thụ tuổi già", ông Kapur nói.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Cuộc sống sung túc dần lên của người Triều Tiên Bánh pizza, rượu vang Italy hay xúc xích là những mặt hàng hiện sẵn có trong các cửa hàng ở Triều Tiên, khác xa với thực tế nhiều năm trước. Cách đây nhiều năm, thật khó để tìm thấy bất kỳ hàng hóa của nước ngoài nào ở Triều Tiên, một trong những quốc gia nghèo nhất Đông Á. Nhưng giờ, mọi thứ...