Trung Quốc vượt Nga trong cuộc đua về cường quốc hàng hải?
Các nhà phân tích quân sự cho biết sau nhiều năm tập trận hải quân chung với Nga, Trung Quốc đã vượt mặt nước này để trở thành cường quốc hàng hải.
Theo báo South China Morning Post (SCMP) ngày 16-6, Viện Quốc tế và An ninh Đức (GIISA) dẫn đánh giá 10 cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga và Trung Quốc kể từ năm 2012 cho biết chúng nhằm mục đích gửi một thông điệp về địa chính trị.
Các cuộc tập trận được tiến hành trong lãnh hải của Nga, Trung Quốc, biển Baltic… GIISA sau đó kết luận Bắc Kinh đã vượt mặt Moscow khi tuyên bố vai trò lãnh đạo như một cường quốc hàng hải.
SCMP nhận định quân đội Nga và Trung Quốc đang đẩy mạnh hợp tác trong bối cảnh quan hệ song phương với Mỹ xấu đi. Hồi tháng trước, hải quân Nga và Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận phòng không bắn đạn thật chung đầu tiên trên biển.
Chuyên gia quân sự tại Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), Collin Koh, chỉ ra một sự thật rằng Trung Quốc đã vượt mặt Nga sau khi Bắc Kinh nỗ lực phát triển sức mạnh hàng hải toàn diện, bao gồm kinh tế biển, cảng, vận tải, đóng tàu…
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Trung Quốc tập trận với Hải quân Nga ở biển Hoa Đông năm 2014. Ảnh: AP
Đáng chú ý, Nga đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Trung Quốc phát triển khả năng hải quân của mình, theo ông Koh. Nguyên nhân là các cuộc tập trận hải quân chung là môi trường tốt nhất để Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) thực hành và xây dựng năng lực, học cách khắc phục những thiếu sót như huy động lực lượng qua các khu vực khác nhau và điều phối tàu chiến.
Quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh được nâng cấp sau chuyến thăm 3 ngày đến Nga của Chủ tịch Tập Cận Bình. Trước đó, cuối tháng 4, Tổng thống Vladimir Putin cũng đến thăm Trung Quốc. Trong cả 2 lần, hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ sự ủng hộ lẫn nhau cũng như đồng ý các dự án quan trọng bao gồm Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Nhưng trên mặt trận quốc phòng, Bắc Kinh đã có những tiến bộ nhờ rót nhiều tiền cho lĩnh vực quân sự và đổi mới. Báo cáo của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung hồi năm ngoái cho biết giai đoạn 2015-2021, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc dự kiến tăng 55% – từ 167,9 tỉ USD lên 260,8 tỉ USD. Cùng thời gian này, chi tiêu cho PLAN sẽ tăng 82% từ 31,4 tỉ USD lên 57,1 tỉ USD.
Video đang HOT
Điều đó giúp Bắc Kinh sản xuất được những vũ khí tối tân nhất thế giới. Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) hồi tháng 1-2019 thừa nhận trong một số trường hợp, vũ khí Trung Quốc đã vượt cả Mỹ.
Hải quân Nga và Trung Quốc trong một cuộc tập trận chung ở tỉnh Quảng Đông năm 2016. Ảnh: Tân Hoa Xã
Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, trụ sở tại Washington), thống kê PLAN hiện có nhiều tàu chiến hơn Hải quân Mỹ, đồng nghĩa với việc Trung Quốc sở hữu hạm đội hải quân lớn nhất thế giới.
“Với khoảng 300 tàu chiến, PLAN là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, tính cả tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm và tàu đổ bộ” – CSIS nhẩm tính.
Nhà nghiên cứu quốc phòng Timothy Heath đến từ Tổ chức Rand Corporation (Mỹ), bình luận: “Nga có thể than thở về sự suy giảm quyền lực của mình. Họ đã chấp nhận thực tế trở thành “em trai” của Trung Quốc”.
Trong khi đó, chuyên gia quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh, cho rằng Nga sẽ cảnh giác với tham vọng hàng hải của Trung Quốc nhưng vẫn muốn giữ nước này bên cạnh như một đối tác để chống lại phương Tây, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2013.
Phạm Nghĩa (Theo SCMP)
Theo NLĐO
'Đòn sát thủ' Trung Quốc có thể 'kết liễu' ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ giữa thương chiến Mỹ-Trung?
Trung Quốc có thể dùng lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm để làm tê liệt ngành công nghiệp vũ khí Mỹ mà không cần bất cứ phát đạn nào, RT nhận định.
Mỹ đang rất cần đất hiếm, nhóm 17 nguyên tố hóa học dùng để sản xuất các linh kiện quan trọng nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp công nghệ quân sự và dân sự. Xe điện, điện thoại di động, tên lửa dẫn đường và máy bay không người lái... đều cần kim loại quý giá này và Trung Quốc lại đang kiểm soát phần lớn thị trường đất hiếm trên thế giới.
Bắc Kinh gần đây đánh tiếng về việc sử dụng đất hiếm như một loại vũ khí để trả đũa những hành động mà nước này cho là "chèn ép vô cớ" của Mỹ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang leo thang.
"Liệu đất hiếm có trở thành vũ khí đối trọng để đáp trả áp lực mà Mỹ đặt ra hay không? Câu trả lời không có gì phải giấu diếm. Đừng nói là chúng tôi chưa cảnh báo trước", tờ People Daily (Nhân dân Nhật báo), cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh trong một bái xã luận đăng tải hôm 29/5.
Tên lửa Tomahawk Block IV sử dụng nhiều nguyên liệu đất hiếm. (Ảnh: US Navy)
Cảnh báo này chắc chắn không phải là tin mừng với ngành công nghiệp quân sự Mỹ. Trung Quốc chiếm 80% lượng đất hiếm mà Mỹ nhập khẩu, Bộ Quốc phòng Mỹ lại chiếm khoảng 1% nhu cầu đất hiếm của Mỹ.
Nhiều chuyên gia cảnh báo ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ có thể phải hứng tổn thất nặng nề nếu Bắc Kinh thực sự tính chuyện ngừng xuất khẩu kim loại quý hiếm này.
Theo số liệu từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, các lô đất hiếm và hợp chất đất hiếm mà Mỹ nhập khẩu trong năm 2018 có trị giá khoảng 160 triệu USD, tăng 17% so với năm 2012.
Neodymium, một nguyên tố đất hiếm được sử dụng để chế tạo nam châm cho các hệ thống tên lửa dẫn đường, các thành phần quan trọng trong máy bay và xe tăng, radar.
Gần như mọi loại đạn dược dẫn đường trong kho vũ khí của Mỹ hiện nay đều được sử dụng một lượng không nhỏ neodymium, dysprosium, praseodymium, samarium và terbium, từ tên lửa hành trình Tomahawk đến vũ khí tấn công phối hợp trực tiếp (JDAM).
Các nguyên tố khác như erbium và ytterbium đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất vũ khí laser như ATHENA, loại laser công suất cao có thể hủy diệt máy bay không người lái của kẻ thù từ khoảng cách hàng nghìn mét.
Theo báo cáo từ Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ hồi năm 2013, mỗi chiếc F-35, mà Mỹ vẫn đang loay hoay sản xuất do bị đội chi phí, sử dụng khoảng 417 kg nguyên liệu đất hiếm. Nếu không có lớp phủ oxit yttri, động cơ của mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ sẽ không thể duy trì tốc độ siêu thanh. Tương tự, nếu không có neodymium, các hệ thống vũ khí, điều hướng và liên lạc trên máy bay sẽ trở nên vô dụng.
Với hơn 2.600 chiếc máy bay vẫn đang trong đơn hàng phải cung cấp cho khách, lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm có thể sẽ là một đòn giáng sát thủ.
Giống như F-35, mỗi một tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Arleigh-Burke cần lần lượt 4.170 kg, 2.360 kg đất hiếm.
Chính quyền Trump hơn ai hết hiểu rõ điều này. Ngoại trưởng Mike Pompeo, khi còn là Giám đốc CIA, đã cảnh báo Ủy ban Tình báo Thượng viện về hậu quả của việc Mỹ quá phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc.
Một báo cáo năm 2018 của Lầu Năm Góc chỉ rõ các điểm yếu liên quan đến đất hiếm trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ. Trong một báo cáo gửi lên Nhà Trắng hôm 29/5, Bộ Quốc phòng Mỹ đề nghị chính phủ cấp thêm ngân sách để tăng cường hoạt động sản xuất đất hiếm trong nước, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Trên thực tế, việc Trung Quốc đe dọa ngừng xuất khẩu đất hiếm mới chỉ dừng lại ở cảnh báo. Kịch bản này có xảy ra hay không phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thời gian tới. Tuy nhiên, theo giới quan sát, nếu Bắc Kinh quyết định "chơi lớn", ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ sẽ trở thành con tốt thí bất đắc dĩ.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Thiếu quân, chính quyền Mỹ "dụ" dân nhập ngũ Người dân Mỹ ngày nay ít quan tâm đến chuyện phục vụ trong quân ngũ và tình trạng này đã đạt đến mức độ cần phải báo động. Nhà phân tích quân sự William M Arkin đã viết như thế trên báo The Guardian ngày 10-4. Theo đó, tình hình đã trở nên gay cấn đến mức chỉ để duy trì các lực...