Trung Quốc vượt Nga, Mỹ có quân đội hùng mạnh nhất thế giới
Kênh truyền hình Global Conflict chuyên về đề tài quân sự vừa đưa ra bảng xếp hạng Top 10 quân đội mạnh nhất thế giới. Lực lượng vũ trang của nhiều nước khác nhau được đánh giá trên cơ sở quy mô ngân sách, quân số và số lượng máy bay, xe tăng và tàu chiến.
Trung Quốc đứng vị trí đầu tiên trong bảng đánh giá của Global Conflict. Nga chiếm vị trí thứ hai, Mỹ thứ ba. Top 10 bao gồm quân đội Israel, Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp và Ấn Độ.
Nói chung, phần lớn những bảng đánh giá tương tự đã xếp ” ba nước đứng đầu” theo một thứ tự khác, đó là: Mỹ, Nga, Trung Quốc. Nhà khoa học chính trị và chuyên gia quân sự Nga Vladimir Evseyev cho rằng những bảng xếp hạng này không hoàn toàn khách quan. Theo ông, khi khi lập bảng đánh giá, để chính xác hơn, cần tính đến những chỉ số chất lượng, chẳng hạn như tinh thần chiến đấu: “Tinh thần chiến đấu thể hiện trên chiến trường. Và khi nhìn vào cuộc xung đột Syria, hoàn toàn rõ ràng, hiện nay quân đội nào đang mạnh hơn. Nếu so sánh quân đội Nga và Mỹ về mặt chất lượng, tôi nghĩ rằng, hiện giờ quân đội Nga không thua kém quân đội Mỹ “, ông Vladimir Evseyev nói trên làn sóng radio Sputnik.
Ông cũng không đồng ý với quan niệm cho rằng vũ khí đắt nhất không phải lúc nào cũng hiệu quả nhất.
“Chi phí rẻ hơn và nhiều hiệu quả hơn khi sản xuất vũ khí ít tốn kém nhưng đã hoàn thiện. Ở đây có thể lấy ví dụ về máy bay F-35 hay F-22 Raptor của Mỹ. Những máy bay được chế tạo ra như là những sản phẩm siêu hiện đại. Chúng quá đắt. Nhưng cái giá của chúng, than ôi, không tương ứng với chất lượng chiến đấu thực sự của chúng “. Đối với các đội tàu, theo ý kiến của Vladimir Evseyev, không có nghi ngờ gì cả, Mỹ đang dẫn đầu về số lượng tàu chiến. Nhưng… “… Ở đây cũng vậy, cần xem xét đến đặc tính chất lượng. Tàu khu trục mới nhất “Đô đốc Grigorovich” của chúng ta là một tàu hiện đại, trong nhiều mặt nó không thua kém các tàu của Hải quân Mỹ. Người Mỹ có hạm đội tàu lớn nhất, nhưng rất nhiều các tàu của họ chỉ “nổi” để làm cảnh. Lý do những tàu này có thời gian sử dụng đã quá lâu. Hạn sử dụng của chúng còn lại chỉ khoảng một năm hay năm rưỡi nữa thôi. Do đó, đơn giản chỉ so sánh về số lượng của hạm đội không phải lúc nào cũng phù hợp”, chuyên gia quân sự nhận xét.
Trước đó, báo Mỹ National Interest (NI) đã phân định thứ hạng trong ba danh sách các loại hình binh chủng hải quân, không quân và lục quân giỏi nhất trên thế giới. Trong cả ba danh sách đều nổi bật là Nga, Mỹ và Trung Quốc.
Nga có truyền thống được coi là cường quốc lục quân, nhưng Hải quân Nga cũng sở hữu số lượng lớn các tàu chiến. “Hải quân Nga có 79 đại chiến hạm, lớn, trong đó có một tàu sân bay, 5 tuần dương hạm, 13 khu trục hạm và 52 tàu ngầm”, NI cho biết.
Trong danh sách lục quân giỏi nhất theo phương án của NI gồm có Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Anh. Bộ binh của Nga nhận được những thiết bị hiện đại tiên tiến họ được trang bị tốt và cơ giới hóa đầy đủ. Đồng thời NI cho rằng lục quân mạnh nhất là của quân đội Mỹ. Trong bảng xếp hạng Không quân giỏi nhất thế giới theo đánh giá của NI chỉ bao gồm bốn quốc gia Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản.
Theo Danviet
Video đang HOT
Tương quan sức mạnh quân sự Mỹ - Nga - Trung
Dựa trên 4 tiêu chí gồm tiêm kích tàng hình, xe tăng, tàu chiến mặt nước và tàu ngầm, chuyên gia quân sự Logan Nye của WATM đánh giá sức mạnh ba lực lượng quân sự hùng hậu nhất thế giới hiện nay.
Tiêm kích tàng hình
Mỹ hiện là nước duy nhất trên thế giới trang bị tiêm kích tàng hình thế hệ 5, nhưng Nga và Trung Quốc cũng đang cố gắng bắt kịp. Mỹ chỉ có 187 tiêm kích F-22 trong khi tiêm kích F-35 vẫn đang gặp một số vấn đề trong giai đoạn thử nghiệm. Trong ảnh, một tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ. Ảnh: USAF.
Trung Quốc có thể đang phát triển 4 loại tiêm kích tàng hình. Tiêm kích J-31 ra mắt trong triển lãm hàng không năm 2014 có vẻ ngoài giống F-35, còn tiêm kích J-20 vừa ra mắt sáng nay tại triển lãm Chu Hải được cho là có uy lực tương đương F-22 Mỹ. Hai thiết kế mới nhất gồm J-23 và J-25 cho đến nay mới chỉ là tin đồn. Trong ảnh, một nguyên mẫu tiêm kích J-31 Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Nga đang phát triển dự án tiêm kích tàng hình T-50 với các tính năng tương đương F-22 Mỹ và dự kiến được biên chế vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017. Dù không có độ tàng hình bằng F22 , khả năng cơ động linh hoạt hơn khiến T-50 là một đối thủ đáng gờm. Trong ảnh, tiêm kích T-50 Nga. Ảnh: Rulexip.
Xe tăng
Từ khi được biên chế năm 1980, tăng chiến đấu chủ lực M-1 Abrams Mỹ đã trải qua nhiều lần nâng cấp lớp giáp, hệ thống lái và vũ khí. Hiện xe tăng này có một pháo chủ lực 120 mm, hệ thống điện tử tối tân, khoang vũ khí điều khiển từ xa và một cấu hình giáp tích hợp urani, sợi tổng hợp Kevlar, giáp phản ứng nổ và giáp Chobham. Ảnh: US Army.
Nga đang phát triển tăng siêu tăng T-14 Armata, và sở hữu một lượng lớn tăng chiến đấu chủ lực T-90A rất đáng gờm với cơ chế nạp đạn tự động, giáp phản ứng nổ, súng máy điều khiển từ xa và pháo 125 mm có thể khai hỏa tên lửa chống tăng. Ảnh: Vitaly Kuzmin.
Trung Quốc sở hữu tăng chiến đấu chủ lực Type 99, trang bị pháo nòng trơn 125 mm có thể khai hỏa tên lửa và được nâng cấp lớp giáp phản ứng nổ được cho là có thể sống sót trước các đối thủ tăng Nga hoặc phương Tây. Tuy nhiên, lực lượng tăng thiết giáp Nga và Trung Quốc chưa được trải qua các tình huống thực chiến như của Mỹ. Ảnh: Max Smith.
Tàu chiến
Mỹ là nước có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với lực lượng nòng cốt là 10 tàu sân bay và 9 tàu trực thăng đổ bộ. Tuy nhiên, những ưu thế công nghệ và quy mô hạm đội này có lẽ chưa đủ để vượt qua các mối đe dọa từ tên lửa Trung Quốc hoặc các tàu ngầm diesel Nga nếu phải tham chiến trên vùng biển đối phương. Trong ảnh, khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Lassen. Ảnh : US Navy.
Việc phóng tên lửa hành trình Kalibr diệt các mục tiêu khủng bố ở chiến trường Syria gần đây cho thấy Nga đã tìm ra cách biến các tàu chiến cỡ nhỏ thành một lực lượng tấn công uy lực. Một biến thể diệt hạm của dòng tên lửa này được cho đủ sức vượt qua các lớp phòng thủ tầm gần Phalanx của tàu chiến Mỹ.
Nga cũng trang bị hệ thống tên lửa Club-K, một hệ thống tên lửa hành trình diệt hạm và tấn công mặt đất có thể giấu trên các tàu chở container. Trong ảnh, tuần dương hạm Moskva đề án 1164 của Nga. Ảnh: George Chernilevsky.
Hải quân Trung Quốc sở hữu hàng trăm tàu mặt nước trang bị tên lửa và vũ khí cảm biến hiện đại. Trong ảnh, một khu trục hạm Trung Quốc ghé thăm Trân Châu Cảng, Hawaii năm 2006. Ảnh: US Navy.
Tàu ngầm
Hải quân Mỹ hiện có 14 tàu ngầm tên lửa đạn đạo mang tổng cộng 280 tên lửa hạt nhân; 4 tàu ngầm tên lửa dẫn đường, mỗi tàu trang bị 154 tên lửa hành trình Tomahawk, và 54 tàu ngầm tấn công hạt nhân. Tất cả đều là các tàu ngầm sở hữu công nghệ tàng hình hiện đại. Trong ảnh, một tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia. Ảnh: US Navy.
Nga chỉ có 60 tàu ngầm nhưng sở hữu hệ thống vũ khí rất uy lực. Các tàu ngầm hạt nhân Nga mạnh ngang đối thủ phương Tây ở công nghệ tàng hình, trong khi tàu ngầm diesel-điện của Nga có độ ồn thấp nhất thế giới. Moscow cũng đang phát triển các vũ khí mới trang bị cho tàu ngầm gồm ngư lôi hạt nhân sức công phá 100 mega tấn cùng đội ngũ thủy thủ chất lượng và ngày càng hoàn thiện hơn. Ảnh: Sputnik.
Trung Quốc chỉ sở hữu 5 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 53 tàu ngầm tấn công diesel - điện và 4 tàu ngầm tên lửa đạn đạo và đang phát triển thêm. Các tàu ngầm của Bắc Kinh có độ ồn lớn, dễ bị các cảm biến thủy âm hiện đại của đối phương phát hiện. Ảnh: Asia News.
Duy Sơn
Theo VNE
Mỹ triển khai hàng nghìn xe tăng đến châu Âu để răn đe Nga Quân đội Mỹ bắt đầu triển khai khoảng 1.600 xe tăng, xe bọc thép đến các cơ sở quân sự tại Hà Lan trong một nỗ lực để răn đe Nga. Xe tăng M1 Abrams của Mỹ trong một cuộc tập trận của NATO. Ảnh: Reuters Tổng cộng khoảng 1.600 xe tăng Abrams, xe chiến đấu bọc thép Bradley và pháo Paladin sẽ...