Trung Quốc “vươn vòi” khắp Thái Bình Dương?
Giới chức quốc phòng Nhật Bản, Mỹ và Australia đã bày tỏ sự lo ngại ngày càng lớn trước những động thái của Trung Quốc nhằm phát triển một loạt cơ sở cảng biển ở các quốc đảo Thái Bình Dương. Theo họ, những cơ sở đó có thể sẽ trở thành căn cứ của Hải quân Trung Quốc trong tương lai.
(Ảnh minh họa).
Mỹ, Nhật Bản cùng với Australia đang có những bước đi cụ thể nhằm ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương tại Diễn đàn Quốc đảo Thái Bình Dương khai mạc hồi giữa tuần và trong các dịp khác.
Cuối tháng 7 mới đây, một tàu tuần tra có trọng tải 1900 tấn từ New Zealand đã đến neo đậu tại bến cảng Vuna ở Nuku”alofa – thủ đô của Tonga. Bến cảng có thể đón tiếp những chiếc tàu, phà chở khách lớn này được phát triển dưới sự đầu tư và hỗ trợ hoàn toàn từ Trung Quốc. Bến cảng Vuna dài khoảng 120m và sâu 20m đủ để có thể đón tiếp những chiếc tàu chiến.
Bến cảng Vuna từng bị một cơn bão phá hủy nặng nề năm 1982 và nó đã bị để mặc như thế cho đến khi Trung Quốc xuất hiện. Trung Quốc đã cho Tonga vay một khoản ưu đãi lãi suất thấp đủ để nước này có thể tu bổ, sửa chữa lại bến cảng Vuna. Kết quả là bến cảng mới đã được hoàn thành hồi năm ngoái.
Ngoài ra, ở Tonga, Trung Quốc còn cung cấp, viện trợ tài chính cho các dự án sửa chữa đường xá, xây dựng khu trung tâm và thậm chí là dinh thự của nhà vua. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khoản vay của Trung Quốc cho Tonga chiếm tới khoảng 30% GDP của quốc gia nhỏ bé này.
Một nguồn tin quân sự từ Australia cho rằng, Trung Quốc đang cố lôi kéo Tonga về phía mình bằng những sự giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính rộng rãi và trong tương lai, bến cảng Vuna có thể sẽ trở thành căn cứ cho các tàu quân sự của Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo các nguồn tin báo chí, trong đó có tờ Post-Courier của Papua New Guinea, một công ty của Trung Quốc đã trúng thầu dự án mở rộng cảng đánh cá ở Madang, phía đông bắc Papua New Guinea năm 2010. Ở Lae, phía nam Madang, một công ty khác của Trung Quốc đã giành được hợp đồng mở rộng cảng hàng hóa hồi năm ngoái. Năm 2011, Trung Quốc quyết định cho quốc đảo này vay một khoản vay lớn với lãi suất ưu đãi.
Giới chức ở tỉnh Papua, phía đông Indonesia, cho biết, một công ty Trung Quốc đã mua một phần cảng đánh cá ở Merauke của tỉnh này. Đây là cảng nằm gần với Papua New Guinea. Tàu thuyền đánh cá Trung Quốc có toàn quyền sử dụng cảng biển nói trên và nước này đang bàn bạc ké hoạch mở rộng, nâng cấp các cơ sở ở cảng biển đó.
Trung Quốc bắt đầu tăng cường sử dụng các cảng biển ở Nam Thái Bình Dương – một khu vực mà nước này đang xác lập được ảnh hưởng đáng kể. Trong cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Trung Quốc và ASEAN hồi tháng 8 mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Liu Zhenmin đã thông báo, Trung Quốc sẽ cung cấp nguồn tài chính lên tới 3 tỉ Nhân dân tệ để giúp các nước ASEAN phát triển những thành phố cảng biển và các cơ sở đánh bắt cá.
Nếu Mỹ và các nước đồng minh phong tỏa những tuyến đường biển chính, Trung Quốc muốn đảm bảo rằng họ có sẵn các tuyến đường thay thế khác nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, một nguồn tin từ trong liên minh Mỹ-Nhật đã nhận định như vậy về các hoạt dộng gần đây của Trung Quốc.
Trong tình huống khẩn cấp cần đối phó với Mỹ, Trung Quốc có thể sử dụng khu vực Nam Thái Bình Dương như là một vị trí ở xa có thể đe dọa quân đội Mỹ. Lực lượng Mỹ sẽ phát động các chiến dịch vào Châu Á từ đảo Guam và các căn cứ quân sự khác.
Trung Quốc đã giúp đỡ xây dựng và phát triển các cảng biển ở Sri Lanka, Pakistan và nhiều nước khác nằm dọc Ấn Độ Dương. Mạng lưới các cơ sở hàng hải mà Trung Quốc dựng lên ở đây còn được gọi là chiến lược “Chuỗi Ngọc trai” bao vây quanh Ấn Độ. Ở thành phố cảng Gwadar của Pakistan, một công ty của nhà nước Trung Quốc mới đây đã giành quyền kiểm soát cảng này từ tay một công ty Singapore. Một cảng như vậy có thể đóng vai trò là một căn cứ hàng hải chiến lược cho Hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc dường như đang nỗ lực thiết lập một “chuỗi ngọc trai” mới ở Thái Bình Dương – nơi Mỹ đang nắm quyền thống trị.
Diễn đàn Quốc đảo Thái Bình Dương khai màn hôm thứ Ba (3/9) với những nội dung chính tập trung vào biển đối khí hậu và những vấn đề mà khu vực đang phải đối mặt. Hôm nay (6/9), ngày cuối cùng của cuộc họp, các quan chức cấp cao đến từ những nước cung cấp viện trợ cho các quốc đảo ở Thái Bình Dương như Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc sẽ có cuộc đối thoại. Cuộc đối thoại này được cho là sẽ phải chứng kiến sự đối đầu giữa Trung Quốc – nước đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng trong khu vực, với 3 nước còn lại là Nhật Bản, Mỹ và Australia.
Theo_VnMedia
Phi vụ buôn vũ khí khổng lồ và ngoạn mục nhất
Đầu năm 1984, vệ tinh trinh sát của Mỹ tình cờ phát hiện tại 1 sân bay quân sự của Triều Tiên có một loại máy bay trực thăng, trông khác hẳn các loại trực thăng hiện đang phục vụ trong quân đội nước này. Đầu tiên, Mỹ tưởng là Triều Tiên mới nhận một loại trực thăng vũ trang từ Liên Xô nhưng kết quả điều tra đã khiến Mỹ - Hàn té ngửa là Triều Tiên đang sở hữu loại máy bay MD500 của Công ty Hughes - Mỹ.
Trong lễ duyệt binh trọng thể tại thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 27/07, kỷ niệm 60 năm "Ngày chiến thắng" trong cuộc chiến giữa 2 miền, lần đầu tiên quân đội Triều Tiên đã công khai loại máy bay trực thăng MD500 do Mỹ sản xuất, hiện đang biên chế trong quân đội nước này, hé mở những tình tiết ly kỳ về một vụ "buôn lậu" gần 100 chiếc máy bay trực thăng do Mỹ sản xuất ngay trước mắt họ.
Trực thăng MD-500 lần đầu lộ diện trên bầu trời Bình Nhưỡng ngày 27/7
Trước đây, cũng có nhiều lời đồn đoán về việc Bình Nhưỡng cũng được trang bị một loại máy bay trực thăng do Mỹ sản xuất, giống hệt như của Seoul, khi cần họ có thể ngụy trang giống hệt những chiếc máy bay trực thăng của người anh em để trà trộn, xâm nhập vào nội địa Hàn Quốc. Đến giờ những đồn đại đã trở thành sự thực, nhưng người ta không thể hiểu được tại sao những chiếc máy bay này lại có thể lọt được vào tay Bình Nhưỡng?
Từ sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên đến nay, Mỹ - Hàn và Triều Tiên luôn giữ thái độ thù địch, làm sao Triều Tiên có thể mua được loại máy bay này và ai cung cấp cho họ? Những cứ liệu lịch sử hiện nay đã được làm sáng tỏ, số máy bay trực thăng MD500 này là sản phẩm từ thời kỳ chiến tranh lạnh, trong thập niên 80 của thế kỷ trước, do một công ty Tây Đức bán và chuyển đến cho Triều Tiên qua một con đường hết sức phức tạp và tinh vi.
Thập niên 80 của thế kỷ trước là đỉnh điểm của cuộc chiến tranh lạnh, một số nhà buôn bán vũ khí phương Tây, bắt tay với cả 2 bên nhằm kiếm lời lớn nhất từ chiến tranh lạnh. Điển hình trong số đó là công ty thiết bị máy bay Delta-Avia Fluggerte GmbH của Tây Đức. Đây chính là công ty đã đứng ra đạo diễn thành công vụ "buôn lậu máy bay" lớn nhất và gây hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử thế giới.
Vào thời kỳ đó, Delta-Avia Fluggerte GmbH - có trụ sở ở khu vực Koblenz, phía tây của Tây Đức, là một trong những công ty có phương pháp làm việc "linh hoạt" nhất. Công ty này do 2 anh em Ronald Semler và Monte Semler thành lập, sau này còn có một đối tác người Đan Mạch là Kurt Behrens.
Phiên bản dân dụng và quân sự của Hughes MD500 tương đối giống nhau
Delta-Avia Fluggerte GmbH chuyên kinh doanh các thiết bị máy bay như: Thiết bị máy bay, thiết bị nội thất, thiết bị điện tử hàng không, càng cất hạ cánh, thiết bị dẫn đường..., tóm lại là thượng vàng, hạ cám về thiết bị máy bay.
Đầu thập niên 80, một công ty của Triều Tiên đã tìm đến Delta-Avia Fluggerte GmbH đặt mua giúp 1 lô máy bay trực thăng. Cảm giác vui mừng của Ban giám đốc đã biến thành thất kinh, khi vị khách hàng Triều Tiên đòi mua máy bay trực thăng Hughes MD500 của Mỹ.
Một phần nguyên nhân là số lượng máy bay Triều Tiên đòi mua lên đến con số khủng khiếp là 100 chiếc, hơn nữa Bình Nhưỡng đang là mục tiêu bao vây chặt chẽ của Washington và Seoul, luật pháp Mỹ cũng cấm tất cả các hành vi bán vũ khí cho Triều Tiên, đồng thời tất cả các con đường chuyên chở vũ khí đến nước này đều bị phong tỏa nghiêm ngặt.
MD500 là loại máy bay trực thăng hạng nhẹ, do công ty Hughes của Mỹ nghiên cứu, chế tạo, nó là anh em song sinh, của máy bay trực thăng hạng nhẹ OH-6A củâ quân đội Mỹ, chuyên dụng để trinh sát, tải thương khẩn cấp và tấn công trên chiến trường. Tuy Triều Tiên yêu cầu mua phiên bản dân dụng nhưng nó cũng không khác biệt mấy so với phiên bản quân dụng. Các chuyên gia quân sự cho biết, phiên bản dân dụng này rất dễ lắp đặt thêm các loại tên lửa, súng máy và hệ thống rocket.
Do loại máy bay này cơ bản là giống với các trực thăng quân dụng hiện đang sử dụng trong quân đội Hàn Quốc, nên người Triều Tiên đặt mua với số lượng lớn để dễ dàng trà trộn, thâm nhập vào nội địa Hàn Quốc. Hiển nhiên đây là một thương vụ rất khó khăn, mức độ nguy hiểm cao nhưng hàng chục triệu USD lợi nhuận lúc đó, đã làm Công ty Delta-Avia Fluggerte GmbH lóa mắt và quyết định chấp nhận rủi ro.
Đối với Delta-Avia Fluggerte GmbH, thương vụ khổng lồ này tuy mạo hiểm nhưng không phải là vô kế khả thi, vì họ chính là Tổng đại lý bán hàng tại Tây Đức của Công ty sản xuất trực thăng Hughes của Mỹ. Trong quá trình kinh doanh vũ khí Mỹ, Delta-Avia Fluggerte GmbH đã thành lập một công ty xuất khẩu ở Malibu, gần Los Angeles. Công ty này có rất nhiều bạn hàng thân thiết ở Mỹ, đã giúp họ vượt qua được các khâu then chốt, khiến công ty Hughes và nhà đương cục Mỹ không hề nghi ngờ công ty thiết bị trực thăng đến từ nước đồng minh Tây Đức.
Theo_VnMedia
4 xu thế phát triển tàu sân bay thế giới Mỹ hiện đang giữ vị trí tiên phong về 4 xu thế phát triển của tàu sân bay thế giới. Cả thế giới đều thừa nhận, không có phương tiện tác chiến nào có thể sánh bằng tàu sân bay khi đảm nhận nhiệm vụ tại các vùng biển quốc tế trên phạm vi toàn cầu. Tàu sân bay còn là thước đo...