Trung Quốc vươn vòi khai thác 3 mỏ khí đốt ở Biển Đông
Ba ngày sau khi công bố kế hoạch toàn diện khai thác dầu mỏ ở Biển Đông, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) hôm qua lại thông báo đưa 3 mỏ khí đốt ở vùng biển này đi vào hoạt động.
Trung Quốc lại bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động khai thác ở Biển Đông.
Các mỏ khí đốt này nằm ở ngoài khơi bờ biển tỉnh Quảng Đông và tỉnh Hải Nam.
Ba mỏ có tổng cộng 13 giếng, trong đó 2 giếng hiện đang sản xuất 594.650 m3 khí đốt tự nhiên/ngày.
Dự kiến, sản lượng khai thác khí đốt tại cả 3 mỏ sẽ đạt công suất đỉnh 4,2 triệu m3 khối/ngày vào năm 2015.
Cách đây 3 ngày, Trung Quốc cũng công bố một kế hoạch khai thác 9 mỏ dầu ở Biển Đông và biển Bột Hải nhằm đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng trong nước.
Theo báo mạng Want China Times của Đài Loan, đây là lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc công bố kế hoạch khai thác dầu quy mô lớn tại Biển Đông với sản lượng khai thác dự kiến khoảng 10.000 tấn dầu/năm, kéo dài trong 6 năm từ 2014 – 2020.
Video đang HOT
Những hành động này trái ngược với những tuyên bố hòa dịu gần đây của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi nước này chủ trì Hội nghị cấp cao Diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 22 và tham dự các hội nghị lớn như HNCC ASEAN lần thứ 25 ở Myanmar và Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Australia.
“Kế hoạch này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc xung đột với các nước láng giềng”, tờ báo của Đài Loan nhận định.
Trong thời gian qua, dưới sức ép của một nền kinh tế khát năng lượng và trình độ công nghệ phát triển, Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động đưa các giàn khoan ở ngoài khơi.
Gần đây nhất là việc Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và tiến hành hoạt động thăm dò 2,5 tháng tại đây, từ ngày 1/5-15/7, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và dư luận khu vực, thế giới.
Cũng trong tháng 7, CNOOC tuyên bố đang nghiên cứu khả năng xây dựng một nhà máy sản xuất khí hóa lỏng nổi trị giá hàng tỷ USD để khai thác khí đốt ở vùng nước sâu của Biển Đông.
Cách đó hai năm, vào tháng 6/2012, CNOOC thông báo mời thầu nước ngoài thăm dò 9 lô dầu khí ở Biển Đông, nhưng Bắc Kinh đã không nhận được bất kỳ hồ sơ đấu thầu nào.
Đến nay, Trung Quốc đã khai thác dầu tại nhiều khu vực ven biển với tổng diện tích khoảng 160.000 km tại Biển Đông, vùng biển rộng hơn 3 triệu km và được coi là có trữ lượng dầu khí rất dồi dào.
Theo tính toán của các công ty dầu khí và bộ ngành Trung Quốc, Biển Đông có trữ lượng dầu khí từ 17-50 tỷ tấn. Trong khi đó, Mỹ ước tính chỉ vào khoảng 1,5 tỷ tấn. Trữ lượng này không nhỏ, song chỉ tương đương với nhu cầu dầu mỏ hiện tại của Trung Quốc trong 3 năm.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo dantri
Putin hủy dự án đường ống khí đốt 40 tỷ USD cho châu Âu
Tổng thống Nga Vladimir Putin hủy dự án xây dựng đường ống Dòng chảy phương Nam cung cấp khí đốt cho một số nước châu Âu do bất đồng.
Tổng thống Putin phát biểu tại cuộc họp báo hôm qua ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ở thủ đô Ankara, ông Putin cho hay dự án Dòng chảy phương Nam không thể diễn ra vì Ủy ban châu Âu (EC) ép Bulgaria cản trở việc xây đường ống qua lãnh hải nước này.
"Thực tế là cho đến bây giờ chúng tôi vẫn chưa nhận được sự cho phép của Bulgaria. Chúng tôi tin rằng với điều kiện hiện tại, Nga không thể tiếp tục thực hiện dự án này", AFP dẫn lời ông nói.
Alexei Miller, giám đốc điều hành tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga, cũng tuyên bố trên báo chí nước này rằng "dự án đã bị đóng".
Đường ống khí đốt trên chạy qua vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ ở Biển Đen và xuyên qua vùng Balkan, băng qua Bulgaria, Serbia, Hungary và Slovenia trước khi đến Áo để kết nối với mạng lưới chính của châu Âu.
Tuy nhiên, Bulgaria, thành viên Liên minh châu Âu (EU) từng ủng hộ mạnh mẽ dự án này, hồi tháng 6 thay đổi quyết định trước sức ép từ châu Âu và Mỹ. Do bất đồng với Nga về vấn đề Ukraine, đồng thời muốn cắt giảm sự phụ thuộc năng lượng vào nước này, EU đã phản đối đường ống Dòng chảy phương Nam trị giá 40 tỷ USD.
Putin cảnh báo rằng Nga có thể giảm lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu và chuyển hướng đến các thị trường khác như châu Á. Nhà lãnh đạo cũng cho biết Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng vai trò quan trọng như một trung tâm khí đốt.
Moscow đã nhất trí tăng xuất khẩu khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ thêm ba tỷ m3 và giảm 6% giá bán. Ông Putin tuyên bố Nga thậm chí sẵn sàng xây một đường ống mới hoàn toàn để phục vụ nhu cầu của các khách hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này là nhà nhập khẩu khí đốt lớn thứ hai của Nga ở châu Âu, chỉ sau Đức.
Anh Ngọc
Theo VNE
Tập đoàn dầu khí Nga muốn khai thác khí đốt Việt Nam Gazprom, tập đoàn năng lượng hàng đầu Nga, cho biết đang xem xét triển vọng hợp tác nhiều hơn nữa với Viêt Nam trong lĩnh vực khai thác khí đốt xa bờ. Hình ảnh cuộc họp giữa Chủ tịch Gazprom Alexei Miller và Chủ tịch Hội đồng thành viên PetroVietnam Nguyễn Xuân Sơn tại Moscow hôm 19.11 trên trang web của Gazprom Chủ...