Trung Quốc vừa khiến Bitcoin trở nên dễ đào hơn
Tỷ lệ băm của mạng lưới Bitcoin giảm xuống mức thấp sau khi Trung Quốc buộc đóng cửa hàng loạt mỏ đào Bitcoin. Tuy nhiên, đây chỉ là thay đổi ngắn hạn.
Theo Coindesk , tỷ lệ băm (hashrate) của toàn bộ mạng lưới Bitcoin vừa chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020. Đây có thể là kết quả của nỗ lực trấn áp tiền mã hóa do chính phủ Trung Quốc thực hiện.
Vào ngày 18/6, chính quyền Tứ Xuyên vừa ra quyết định đóng cửa 26 mỏ đào Bitcoin. Đây là trung tâm khai thác Bitcoin lớn cuối cùng tại Trung Quốc ra quyết định, sau khi nhiều cơ sở ở Tân Cương và Nội Mông đóng cửa theo lệnh trấn áp được đưa ra hồi tháng 5.
Một mỏ đào Bitcoin ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Video đang HOT
Tỷ lệ băm trung bình 7 ngày qua giảm xuống còn 129,1 EH/giây vào ngày 15/6, thấp hơn nhiều so với mức hồi tháng 5 là 180,6 EH/giây, theo Glassnode . Con số này vẫn cao hơn mức 105,6 hồi cuối năm 2020.
Tỷ lệ băm càng cao đồng nghĩa với độ khó để đào được Bitcoin càng tăng. Chỉ số độ khó để đào Bitcoin sẽ phụ thuộc vào tổng lượng hashrate của toàn bộ các máy đào đang nối mạng. Cứ sau 2.016 khối, tương đương khoảng 2 tuần, mạng lưới sẽ tự điều chỉnh độ khó để đảm bảo tốc độ xử lý các khối luôn được giữ ở mức trung bình, không thay đổi nhiều.
Nói cách khác, khi có càng nhiều máy với năng lực xử lý cao tham gia mạng lưới thì hashrate càng tăng và ngược lại. Sự cấm đoán của Trung Quốc đã khiến Bitcoin đã dễ được “đào” hơn so với đầu năm 2021, nhưng về cơ bản việc khai thác vẫn đòi hỏi máy chuyên dụng và tiêu tốn điện năng cao hơn so với 2020. Việc có được Bitcoin chỉ dễ hơn đôi chút.
Tuần trước, chính quyền các khu vực Tân Cương, Nội Mông và tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc đã tuyên bố kế hoạch đóng cửa hầu hết mỏ đào Bitcoin. Tỉnh Vân Nam thông báo sẽ càn quét những cơ sở hoạt động trái phép và giới chức Tứ Xuyên đang thảo luận phương thức xử lý.
1THash, một trong 15 nhóm đào Bitcoin lớn nhất thế giới, mất gần 70% tỷ lệ băm trong tuần trước, theo Compass Mining Memo . Tuy nhiên, một số nhà phân tích dự đoán tỷ lệ băm sẽ trở lại như cũ khi các nhà đào Bitcoin “di cư” từ Trung Quốc đến một quốc gia an toàn hơn.
Theo nhận định của Zack Voell, giám đốc nội dung tại Compass Mining, giá trị cũng như tỷ lệ giảm lần này là tương đương với các lần giảm trước, điều này có nghĩa là khi các máy đào Bitcoin đã ổn định ở địa điểm mới, sự tăng trưởng của tỷ lệ băm sẽ về lại bình thường.
Cảnh sát Malaysia đột kích 7 mỏ đào Bitcoin trái phép
Chính quyền Malaysia đã tịch thu dàn "trâu cày" Bitcoin do sử dụng năng lượng trái phép từ công ty điện lực địa phương.
Theo The Star , cảnh sát Malaysia đã thu giữ 441 máy khai thác Bitcoin, giá trị khoảng 44.000 USD trong cuộc đột kích vào 7 cơ sở ăn cắp điện để khai thác tiền mã hóa. Ngoài dàn "trâu cày", 4 nghi phạm cũng bị bắt giữ.
Soffian Santong, Phó cảnh sát George Town, bang Penang cho biết lực lượng chức năng quận, sở điều tra tội phạm tiểu bang và công ty điện lực Tenaga Nasional đã phối hợp thực hiện 4 cuộc đột kích các "trại đào" Bitcoin, diễn ra từ 23h30 10/6 đến 3h 11/6 (giờ địa phương).
Hàng trăm máy đào Bitcoin bị cảnh sát Malaysia tịch thu do ăn cắp điện trái phép.
Chiến dịch đột kích diễn ra sau khi cảnh sát thẩm vấn 4 nghi phạm bị bắt từ 3 đợt truy quét trước đó tại Jelutong. Họ khai rằng chỉ là lao công dọn dẹp, mới làm việc được 2 tháng.
Ngoài dàn "trâu cày" Bitcoin, cảnh sát còn tịch thu 4 máy tính, 11 router mạng, 4 modem và 10 chiếc quạt. Ông Santong cho biết những cuộc đột kích đều tìm thấy bằng chứng về việc tiêu thụ nguồn điện trái phép.
Tenaga Nasional ước tính thiệt hại từ hoạt động ăn cắp điện để đào coin trong 2 tháng qua là hơn 100.000 USD. Kẻ chủ mưu đang được cảnh sát truy tìm.
Hồi đầu năm, CoinDesk đưa tin cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 7 "thợ đào" Bitcoin vì ăn cắp lượng điện trị giá hơn 2 triệu USD để khai thác tiền mã hóa.
Tác động đến nguồn năng lượng khi khai thác Bitcoin là vấn đề khiến nhiều nước đau đầu. Tại Trung Quốc, Cơ quan Quản lý Năng lượng tỉnh Vân Nam vừa thông báo sẽ xử phạt hành vi sử dụng điện trái phép của các thợ đào Bitcoin. Nội Mông và Tân Cương cũng ban hành lệnh cấm tương tự. Trong khi đó, tỉnh Tứ Xuyên đang giám sát chặt chẽ hoạt động của các mỏ đào.
Thợ đào không còn mặn mà với Bitcoin Việc Trung Quốc mạnh tay với khai thác và giao dịch Bitcoin đã ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường tiền mã hóa. Chiến dịch xóa sổ tiền điện tử ở Trung Quốc diễn ra trong hơn 2 tuần qua. Kể từ ngày 21/5, khi Trung Quốc tuyên bố cấm giao dịch và khai thác Bitcoin, mức giá của đồng tiền mã hóa...