Trung Quốc vừa gặp Mỹ, vừa đưa tiêm kích ra Biển Đông
Truyền thông Mỹ đưa tin Trung Quốc điều tiêm kích ra Hoàng Sa, Vương Nghị xảo ngôn.
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 23/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiếp tục biện minh các động thái quân sự của nước này trên Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo đó, ông Vương Nghị biện minh rằng, các động thái quân sự của Trung Quốc không đe dọa tự do hàng hải ở Biển Đông đồng thời Bắc Kinh cùng các láng giềng Đông Nam Á có khả năng “duy trì ổn định trong khu vực”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp báo chung tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Nguồn: AP
“Tôi hy vọng giới truyền thông không chỉ nhìn thấy các trạm radar mà quan trọng hơn là hàng ngày các loại vũ khí, trang thiết bị hiện đại cũng “lởn vởn” quanh Biển Đông, như các loại máy bay ném bom chiến lược hay tàu khu trục tên lửa. Tại sao mọi người lại không để ý và bỏ qua những hành động như vậy?”, ông Vương nói.
Đáp lại, Ngoại trưởng Mỹ Kerry lên án những hoạt động của Trung Quốc đã tạo nên “chu kỳ leo thang căng thẳng” ở Biển Đông.
“Điều đáng tiếc là tên lửa, máy bay chiến đấu và các khẩu pháo đã xuất hiện ở Biển Đông, gây lo ngại lớn đối với việc lưu thông qua khu vực này, cũng như với những bên phụ thuộc vào Biển Đông để phát triển thương mại một cách hoà bình”, ông Kerry nhấn mạnh.
Trong khi đó, kênh truyền hình Fox News ngày 23/2 dẫn lời hai quan chức Mỹ cho biết Trung Quốc đã điều các máy bay tiêm kích tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nơi Bắc Kinh trước đó đã triển khai các khẩu đội tên lửa đất đối không.
Video đang HOT
Theo nguồn tin trên, tình báo Mỹ đã phát hiện sự hiện diện của các máy bay Thẩm Dương -11 và Tây An JH-17 của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm trong những ngày qua.
Đại úy Hải quân Daryn James, phát ngôn viên Bộ chỉ Huy Thái Bình Dương Mỹ xác nhận thông tin này và cho biết máy bay Trung Quốc từng xuất hiện trái phép ở đảo Phú Lâm trước đây.
Đại úy James nói: “Chúng tôi lo sợ Trung Quốc sẽ đưa các hệ thống vũ khí tới khu vực tranh chấp trong tương lai gần”. Tuần trước, Trung Quốc ngang ngược tuyên bố mang vũ khí ra đảo Phú Lâm để bảo vệ cái gọi là chủ quyền hợp pháp ở khu vực này.
Cùng ngày, Đô đốc Harry Harris, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ mạnh mẽ cáo buộc những động thái triển khai quân sự của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
“Tôi tin rằng Trung Quốc đang theo đuổi bá quyền ở Đông Á”, Đô đốc Harris nhấn mạnh khi được hỏi về mục đích của Trung Quốc.
Đô đốc Harris cũng cho hay, ông ủng hộ việc Mỹ tiến hành tuần tra hàng hải và hàng không trên Biển Đông diễn ra thường xuyên hơn dù các tên lửa chống hạm DF-21 và DF-26 của Trung Quốc sẽ gây ra mối đe doạ đối với các tàu sân bay Mỹ.
Đô đốc Mỹ cũng kêu gọi, Hải quân Mỹ cần đầu tư phát triển thế hệ tên lửa mới để đối phó với Trung Quốc.
Trung Quốc đưa tên lửa ra đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Foxnews
Liên quan tới những luận điệu tranh cãi từ phía Trung Quốc được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thách thức, Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest đã lên tiếng bác bỏ bình luận của phía Trung Quốc.
“Không quốc gia nào khác ngoài Mỹ có quyền tuyên bố chủ quyền đối với Hawaii. Nhưng khi xem xét các đặc điểm trên Biển Đông, nhiều quốc gia đã đưa ra các tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Mỹ không tham gia trong tranh chấp chủ quyền. Chúng tôi khuyến khích các bên giải quyết vấn đề theo cách hoà bình, hợp pháp và tránh đối đầu cũng như leo thang căng thẳng trong khu vực”, ông Josh Earnest đáp trả bà Oánh.
Trước đó, phát biểu ngay trước chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, bà Hoa Xuân Oánh bình luận về các dự đoán vũ khí quân sự mà Trung Quốc đang và sẽ triển khai ở Biển Đông, bà Oánh đã “trêu tức” Mỹ: “Triên khai la cân thiêt, cơ sơ ha tâng phong thu han chê cua Trung Quôc trên lanh thô cua minh vê cơ ban không khac gi viêc Hoa Ky bao vê Hawaii”.
Kim Hoa (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Đô đốc Mỹ: TQ quân sự hoá Biển Đông, muốn thống trị Đông Á
Phát biểu trước Uỷ ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định 'Trung Quốc rõ ràng đang quân sự hoá Biển Đông'.
Tại buổi điều trần, Đô đốc Harris khẳng định những hành động liên tiếp gần đây của Trung Quốc như đưa tên lửa đất đối không ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, xây các loạt radar và đường băng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, "đang làm thay đổi môi trường hoạt động ở Biển Đông".
Khi được hỏi về mục tiêu của những hành động của Trung Quốc, Đô đốc Harris khẳng định: "Tôi tin rằng Trung Quốc đang theo đuổi bá quyền ở Đông Á".
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, vị đô đốc Mỹ nói, ông ủng hộ những cuộc tuần tra hàng hải và hàng không của Mỹ diễn ra thường xuyên hơn trên Biển Đông.
Trả lời một câu hỏi khác, ông Harris nhận định các tên lửa chống hạm DF-21 và DF-26 của Trung Quốc sẽ gây ra mối đe doạ đối với các tàu sân bay của Mỹ. Tuy nhiên, "Mỹ có khả năng thực hiện những điều mà chúng ta cần phải làm, nếu hoàn cảnh bắt buộc".
Harris kêu gọi Hải quân Mỹ cần đầu tư phát triển thế hệ tên lửa mới để đối phó với Trung Quốc. "Khi tôi bắt đầu bay trên những chiếc P-3 hồi thập niên 1970, chúng ta đã có tên lửa Harpoon. Ngày nay chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng loại tên lửa này",Navy Times trích lời ông Harris.
Trước đó, trong buổi họp báo chung ngày 23/2 giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, ông Vương cho rằng "quân sự hoá" không phải là hành động từ một phía, đổ lỗi cho những cuộc tuần tra do Mỹ tiến hành. "Chúng tôi hy vọng sẽ không tiếp tục bắt gặp những vụ do thám quân sự rất gần, hay việc điều tàu, khu trục hạm hay máy bay ném bom đến Biển Đông", Ngoại trưởng Trung Quốc nói.
Ngoại trưởng Kerry đã phản hồi rằng, những hoạt động của Trung Quốc đã tạo nên "chu kỳ leo thang", nhấn mạnh Mỹ "chỉ muốn phá vỡ chu kỳ này". "Điều đáng tiếc là tên lửa, máy bay chiến đấu và các khẩu pháo đã xuất hiện ở Biển Đông, gây lo ngại lớn đối với việc lưu thông qua khu vực này, cũng như với những bên phụ thuộc vào Biển Đông để phát triển thương mại một cách hoà bình", ông Kerry nói.
Chỉ trong một tuần, Trung Quốc đã liên tiếp có những hành vi gây lo ngại nghiêm trọng ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 16/2, ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã triển khai các tên lửa đất đối không HQ-9 đến đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa. Đến ngày 22/2, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) cho biết Trung Quốc đã xây dựng các tháp radar trên 4 đảo nhân tạo ở Trường Sa. Ngày 23/2, một số nguồn tin quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc đã điều chiến đấu cơ J-11 và JH-7 đến đảo Phú Lâm.
Trong những tuyên bố phản đối hành vi phi pháp của Trung Quốc, Việt Nam luôn khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 19/2, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm phản đối đến phía Trung Quốc, trước việc nước này xây căn cứ trực thăng trên đảo Quang Hòa và đưa tên lửa tới đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cũng đã có công hàm gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đề nghị cho lưu hành chính thức công hàm Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Đại sứ quán Trung Quốc nói trên.
Minh Anh
Theo Zing News
Campuchia để mắt tàu chiến Trung Quốc Đô đốc Tea Vinh, Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Campuchia, hôm 24-2 cho biết nước này đang cân nhắc chuyện mua hai tàu chiến được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại của Trung Quốc. Trong cuộc tiếp Phó Tham mưu trưởng Hạm đội Nam Hải, chuẩn đô đốc Du Mãn Giang, Đô đốc Tea Vinh nói: "Hải quân Hoàng gia...