Trung Quốc vũ khí hóa Great Firewall thành Great Fire Cannon, đe dọa toàn bộ thế giới
The Register ngày 10/04/2015 đưa tin, Trung Quốc đã nâng cấp hệ thống kiểm duyệt trực tuyến, mang tên Vạn Lý Tường Lửa ( Great Firewall), để có thể chặn trang web của các tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Toronto, Viện Khoa học Máy tính Quốc tế, Đại học California Berkeley và Đại học Princeton đã xác nhận điều mà rất nhiều người nghi ngờ: Trung Quốc đang tấn công các lưu lượng web đi vào nước này để chế ngự các trang web chỉ trích nhà nước độc tài này.
Thông thường, các kết nối đến các máy chủ web tại Trung Quốc phải đi qua các bộ định tuyến biên của quốc gia này, giai đoạn có thể tiêm mã JavaScript độc hại vào các trang web. Mã này buộc trình duyệt của các nạn nhân gửi các truy vấn đến các mục tiêu đã được lựa chọn một cách âm thầm và liên tục.
Trung Quốc vũ khí hóa Great Firewall thành Great Fire Cannon, đe dọa toàn bộ thế giới
Những trang web này cuối cùng sẽ bị quá tải và ngưng hoạt động – một kiểu từ chối dịch vụ – đồng nghĩa với việc thế giới sẽ không thể truy cập vào các trang này.
Video đang HOT
Hồi tháng 03/2015, một cuộc tấn công như vậy đã được phát động nhằm vào trang GitHub.com, trang lưu trữ hai dự án phá vỡ cơ chế kiểm duyệt của Great Firewall, và GreatFire.org, trang web chuyên chống lại việc chặn các trang web của Trung Quốc.
Tường lửa được vũ khí hóa này được các nhà nghiên cứu gọi là Great Cannon và thường tấn công các truy vấn đến mạng quảng cáo của Baidu tại Trung Quốc. Bất cứ ai ghé thăm một trang web có hiển thị quảng cáo từ Baidu đều có thể vô tình tấn công một trang web nước ngoài mà chính quyền Trung Quốc không thích.
Các nhà nghiên cứu lưu ý, Great Cannon và Great Firewall có cấu trúc rất giống nhau, có chức năng chặn các lưu lượng truy cập web đi vào và đi ra từ Trung Quốc và phân tích chúng trước khi cho lưu lượng đi qua hoặc chuyển hướng chúng.
Tuy nhiên, không giống như Great FireWall, Great Cannon hoạt động với trọng tâm rất hẹp, chỉ chặn lưu lượng truy cập đến một số trang mạng cụ thể trước khi tiêm mã JavaScript vào nó để tiến hành các cuộc tấn công từ chối dịch vụ.
Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng, chính Chính phủ Trung Quốc là người đứng sau các hoạt động của Great Cannon. Họ lưu ý, cả Great Firewall và Great Cannon đều được đặt tại các cơ sở được điều hành bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet Trung Quốc.
“Việc triển khai Great Cannon là thay đổi lớn trong chiến lược của Trung Quốc và có tác động rất dễ thấy. Có vẻ như cuộc tấn công này, có thể gây ra sự phản ứng dữ dội về chính trị, sẽ phải nhận được sự phê duyệt của các quan chức cấp cao trong Chính phủ Trung Quốc”, các nhà nghiên cứu nhận định.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, Trung Quốc không hề đơn độc trong hoạt động này. Cụ thể, theo các nhà nghiên cứu, Great Canon thực sự rất giống với công cụ QUANTUM mà Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và Cơ quan Tình báo Chính phủ Anh (GCHQ) đã sử dụng để tấn công các quản trị viên hệ thống và thực hiện các hành động nguy hiểm khác.
Thanh Huyền (dịch từ The Rigister)
Theo NTD
Tàu chiến Trung Quốc đến vùng Baltic vài năm tới?
Các đại diện của Quân giải phóng nhân dân (PLA) - Trung Quốc cho biết tàu chiến của nước này có thể sẽ cập các cảng vùng Baltic trong vài năm tới.
Phát biểu này được đưa ra tại thủ đô Riga của Latvia khi phía Trung Quốc nói về chiến lược phòng thủ và các quan điểm của nước này về tình hình an ninh ở châu Á. Theo Nhật báo Latvijas Avze, phái đoàn PLA đến thăm Latvia "do sự hợp tác quân sự lâu dài giữa hai nước".
Trung Quốc khẳng định Nga là đối tác quân sự của Bắc Kinh ở vùng Viễn Đông. Ảnh: CYPLIVE.COM
Đô đốc Trương Vĩ và các sĩ quan cấp cao của Hải quân Trung Quốc đã gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Raymond Vejonis cùng đại diện của Học viện Quốc phòng Latvia. Trong cuộc gặp này, Trung Quốc khẳng định Nga là đối tác quân sự của Bắc Kinh ở vùng Viễn Đông nhưng nhấn mạnh Trung Quốc không công nhận các nguyên tắc của liên minh quân sự. Tuyên bố này dường như ám chỉ Mỹ, đồng minh của Nhật Bản và Hàn Quốc, đang tìm cách tăng cường sự hiện diện quân sự tại Thái Bình Dương.
Trong khi đó, quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc trở nên căng thẳng do những tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku /Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, nhất là từ khi Tokyo tiến hành quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo tại đây hồi tháng 9-2012.
Ngoài ra, phái đoàn Trung Quốc cũng đề cập đến các mối đe dọa ở phía Tây Trung Quốc, vốn giáp với Afghanistan và Pakistan. Tại khu vực đó, nguy cơ khủng bố luôn rình rập.
Theo Người Lao Động
Báo Trung Quốc tâng bốc "3 loại vũ khí lớn xuất khẩu trong tương lai" Lái xe tăng MBT-3000 như lái xe con tự động, máy bay huấn luyện L-15 thi thố với F-22 Mỹ, máy bay chiến đấu tàng hình J-31 có thể xuất khẩu đồng bộ... Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 6 tháng 4 đã đăng bài viết tuyên truyền về 3 loại vũ khí xuất khẩu lớn của họ được bài báo tâng bốc...