Trung Quốc với bài “mưa dầm thấm đất”
Bắc Kinh không chỉ muốn đặt sự đã rồi nhằm thâu tóm biển Đông mà còn cố ý hủy hoại nỗ lực của cộng đồng quốc tế.
Những ngày qua, việc Trung Quốc (TQ) in “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu mới của nước này không chỉ hứng chịu sự chỉ trích dữ dội từ các bên tranh chấp tại biển Đông mà còn khiến cộng đồng quốc tế quan ngại. Đây là diễn biến mới nhất sau một chuỗi các hành động của Bắc Kinh nhằm hợp thức hóa bản đồ phi pháp này.
“Tằm ăn dâu”
Trả lời Thanh Niên, chuyên gia Swee Lean Collin Koh, thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (RSIS) ở Singapore, nhận xét: “Đây là một phần trong chiến dịch tổng thể gồm nhiều mũi nhọn của TQ nhằm nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Động thái trên chẳng hề lạ, vì trước đó TQ cố thiết lập một số biện pháp hàng hải mới để gây ảnh hưởng nhiều hơn đối với vùng biển tranh chấp”. Quả thực suốt thời gian qua, Bắc Kinh đã tiến hành một loạt hành động phi pháp nhằm gia tăng khả năng kiểm soát trên biển Đông. Điển hình như đơn phương ban hành trái phép lệnh đánh bắt cá trên biển Đông, thiết lập cái gọi là “ TP.Tam Sa”, thiết lập trung tâm chỉ huy quân sự cho “TP.Tam Sa”, tiến hành tuần tra hải quân ở vùng tranh chấp trên biển Đông.
Trung Quốc vừa phát hành hộ chiếu mới (bên trái) bên trong có in bản đồ “đường lưỡi bò”
- Ảnh: Guangzhou Daily
Tất cả chiêu thức này nằm trong một chiến lược lâu dài của TQ nhằm từng bước “đặt sự đã rồi”, thiết lập quyền kiểm soát trên biển Đông rồi thâu tóm khu vực này. Đây là điều mà tướng (nghỉ hưu) Daniel Schaeffer thuộc Viện Nghiên cứu châu Á 21 (Pháp) từng đề cập. Trong tham luận trình bày tại Hội thảo Quốc tế về biển Đông lần thứ 4 diễn ra từ ngày 19 – 21.11 ở TP.HCM, ông Schaeffer nhận định TQ tỏ ra sẵn sàng “xuống thang” sau khi đẩy những bất ổn lên cao trào. Tuy nhiên, hành động xuống thang của Bắc Kinh không hề trả mọi thứ về nguyên trạng so với trước đó mà thực chất đã thay đổi theo hướng có lợi cho TQ. Điển hình như việc nước này tăng cường tàu công vụ ở bãi cạn Scarborough rồi tạm rút bớt, tướng Schaeffer cảnh báo: “Khi căng thẳng ở đó (Scarborough – NV) đã xuống thang thì truyền thông quốc tế ngừng quan tâm tới vụ việc và vì các lý do sâu xa, họ khiến cho mọi người tưởng rằng căng thẳng đã chấm dứt. Nhưng kết quả cuối cùng lại có lợi cho TQ, bởi vì sau vụ đụng độ, các tàu cá của Trung Quốc vẫn tiếp tục ở lại”. Theo đó, quan ngại đặt ra là TQ về lâu dài sẽ gần như thay thế toàn bộ hộ chiếu mới, chứ không chỉ 6 triệu tấm như hiện nay, được in bản đồ “đường lưỡi bò”. Khi đó, Bắc Kinh có thể ngụy tạo thêm một bằng chứng phi pháp về chủ quyền của họ trên biển Đông.
Video đang HOT
Thay đổi DOC
Không chỉ muốn thay đổi nguyên trạng, xa hơn, những động thái trên của TQ sẽ làm xói mòn các cam kết mà Bắc Kinh đã ký kết với cộng đồng quốc tế, điển hình là Tuyên bố chung về ứng xử các bên ở biển Đông (DOC). Trả lời Thanh Niên, chuyên gia Bonnie Glaser, thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược (CSIS) tại Mỹ, cho rằng việc TQ in “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu mới đã vi phạm nguyên tắc của DOC. Bởi hành động trên đã thay đổi nguyên trạng, mà các bên từng cam kết, trên biển Đông.
Không chỉ vi phạm cam kết, Bắc Kinh dường như đang muốn thay đổi cả DOC. Đây là điều mà học giả TQ từng úp mở gần đây. Trả lời phỏng vấn báo chí tại Hội thảo Quốc tế về biển Đông lần thứ 4, Giáo sư Tô Hạo thuộc Đại học Ngoại giao ở Bắc Kinh (TQ) bóng gió đặt vấn đề: “Theo như TQ thì do tình hình (trên biển Đông – NV) đã thay đổi, nguyên trạng không còn được giữ vững, chính vì thế mà chúng ta cần xem lại nhu cầu hình thành COC (Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông – NV). Nguyên trạng đã thay đổi thì liệu chúng ta có cần quay lại điểm xuất phát không”.
Như thế, TQ dường như không hề có ý định tuân thủ những gì nước này từng cam kết và thậm chí còn muốn đảo ngược nhằm từng bước thâu tóm biển Đông.
Mỹ sẽ nêu vấn đề hộ chiếu với Trung Quốc
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington sẽ nêu những lo ngại với Bắc Kinh về bản đồ có “đường lưỡi bò” trên hộ chiếu mới của Trung Quốc gây “căng thẳng và lo âu” giữa các bên tuyên bố chủ quyền tại biển Đông. Website của Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn lời phát ngôn viên Victoria Nuland ngày 27.11 phát biểu tại Washington: “Chúng tôi dự định nêu điều này với phía Trung Quốc ở góc độ hành động trên chẳng giúp ích cho cách thức mà tất cả chúng ta tìm kiếm nhằm giải quyết các vấn đề”. Trước đó, bà Nuland khẳng định việc Mỹ đóng dấu lên hộ chiếu mới của Trung Quốc không đồng nghĩa với việc Washington ủng hộ hay thừa nhận “đường lưỡi bò” được in trên đó. Trong khi đó, đài CBS ngày 27.11 dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid tuyên bố việc hộ chiếu mới của Trung Quốc có hình bản đồ gồm 2 khu vực Arunachal Pradesh và vùng Aksai Chin là “không thể chấp nhận”. New Delhi đã đáp trả bằng cách cấp thị thực mới cho khách Trung Quốc có in bản đồ bao gồm đầy đủ các phần lãnh thổ trên.
Theo TNO
Trung Quốc cấp tập "phát triển Tam Sa"
Bất chấp các phản đối và lo ngại, Trung Quốc lại lập 31 dự án phát triển phi pháp ở cái gọi là "TP.Tam Sa".
Ngày 21.9, Tân Hoa xã ngang nhiên đưa tin Trung Quốc đang tìm kiếm đầu tư để phát triển "TP.Tam Sa" do nước này dựng lên hồi tháng 7, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo đó, Cục Quản lý thương mại và công nghiệp Hải Nam sẽ tăng tốc phê duyệt đăng ký kinh doanh để thu hút thêm nhiều công ty đầu tư vào "TP.Tam Sa", sau khi đã có 2 công ty được cấp phép. Theo Tân Hoa xã, giới chức địa phương đã lập kế hoạch cho 31 dự án, với tổng vốn đầu tư 13,3 tỉ nhân dân tệ (2,1 tỉ USD), trong đó có kế hoạch mở tuyến du lịch trái phép đến Hoàng Sa trước kỳ nghỉ nhân dịp Quốc khánh Trung Quốc, bắt đầu ngày 1.10.
Con đường mang tên Bắc Kinh do Trung Quốc xây phi pháp trên đảo Phú Lâm của Việt Nam - Ảnh: Hnjy.com.cn
Trước diễn biến gây quan ngại ở biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell hôm qua khẳng định: "Chúng ta không thể để tranh chấp ở biển Đông đe dọa kinh tế toàn cầu, sự phục hồi của chúng ta hay an ninh khu vực". Tuyên bố của ông Campbell được đưa ra trong buổi điều trần trước Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện, theo website Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông Campbell nhấn mạnh Mỹ khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp qua ngoại giao, theo luật pháp quốc tế, đồng thời ủng hộ ASEAN và Trung Quốc phát triển Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III vừa quyết định cử Bộ trưởng Nội vụ Manuel Roxas II đến Trung Quốc để bàn vấn đề biển Đông với Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo AFP. Trong khi đó, Đại sứ Philippines tại Bắc Kinh Sonia Brady đã về đến Manila ngày 21.9, giữa lúc có tranh cãi ở quê nhà về các hoạt động của bà ở Trung Quốc, theo trang tin Rappler.com.
Mỹ khẳng định cam kết về Senkaku/Điếu Ngư
Đài NHK hôm qua dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay trong cuộc gặp tại Bắc Kinh ngày 19.9, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Leon Panetta nói với Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Tuy nhiên, vị quan chức này không nói rõ phản ứng của ông Tập.
Cùng ngày, Lực lượng tuần duyên Nhật (CG) thông báo một tàu từ Đài Loan đã đến gần Senkaku/Điếu Ngư để "tuyên bố chủ quyền", theo AFP. CG cũng đã phát hiện 13 tàu ngư chính và hải giám Trung Quốc còn luẩn quẩn trong khu vực. Bên cạnh đó, một số công ty Nhật thông báo Hải quan Trung Quốc đang thắt chặt kiểm soát sản phẩm của mình tại các cảng còn Bộ Thương mại Trung Quốc bất ngờ mở cuộc điều tra chống bán phá giá hóa chất pyridine do Nhật sản xuất, theo Kyodo News.
Minh Trung
Theo trang Airforcetimes.com, trên internet vừa xuất hiện một số hình ảnh được cho là máy bay tàng hình mới dòng J-21 hoặc J-31 của Trung Quốc. Chúng được tung lên giữa lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đang ở Bắc Kinh. Năm ngoái, Trung Quốc cũng bất ngờ cho thử máy bay tàng hình J-20 khi người tiền nhiệm của ông Panetta là Robert Gates thăm nước này.
Lần này, máy bay được mang ra "khoe" có thể là chiếc J-31, Airforcetimes.com dẫn lời chuyên gia Richard Fisher nhận định. Tuy nhiên, trên các diễn đàn tiếng Trung cũng có ý kiến cho rằng đây là chiếc J-21 xuất xứ từ Hãng máy bay Thẩm Dương. Chưa có xác nhận chính thức nào về những thông tin trên.
Theo TNO
Hoạt động phi pháp tại "TP.Tam Sa" Tân Văn xã ngày 20.9 đưa tin đã có 2 công ty Trung Quốc đăng ký kinh doanh phi pháp tại cái gọi là TP.Tam Sa do nước này ngang ngược dựng lên hồi tháng 7, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Theo đó, Công ty xây dựng và công trình Tam Sa Hải Nam...