Trung Quốc: Vợ tẩm độc vào quần lót của chồng
Một người đàn ông ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc, đã bị sốc khi phát hiện bộ phận sinh dục của mình lở loét do mặc quần lót bị tẩm độc.
Điều tra ban đầu cho thấy, người vợ đã ngâm quần lót của chồng vào thuốc độc rồi phơi khô trước khi đưa cho chồng mặc trong lễ cưới của con gái họ.
(Ảnh minh họa)
Ông Trương chỉ phát hiện ra điều bất thường khi thấy vùng kín bắt đầu nhiễm trùng và ông bị khó thở một vài ngày sau.
Khi ông tới bệnh viện thăm khám, ông được biết mình đã bị hạ độc. Sau 3 tuần nằm viện, trong đó 2 tuần là được theo dõi đặc biệt, ông Trương mới có thể xuất viện.
Video đang HOT
Vợ của ông Trương đã bị cảnh sát tạm giữ để phục vụ điều tra.
Theo_An ninh thủ đô
'Bức tường' ngăn Trung Quốc lấn tới
"Trung Quốc bị đẩy lùi mỗi khi ASEAN thống nhất một khối", nhận định này của một nhà nghiên cứu chiến lược đồng điệu với thông điệp của Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh tại Singapore ngày 9.5.
Nhiều cử tọa chúc mừng và trao đổi thêm với TTK Lê Lương Minh sau cuộc đối thoại thẳng thắn, bổ íchẢnh: Thục Minh
Tổng thư ký (TTK) ASEAN Lê Lương Minh hôm qua 9.5 có buổi đối thoại tại Singapore trong chương trình Fullerton Lecture do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tổ chức, với sự tham dự của khoảng 150 nhà ngoại giao, học giả và doanh nhân cao cấp.
Trong bài diễn thuyết với chủ đề ASEAN 2025: Từ tầm nhìn đến thực tế - Cơ hội và thách thức, ông Minh thẳng thắn chỉ ra những thách thức lớn lao mà ASEAN phải đối mặt, từ sự khác biệt văn hóa, hệ thống chính trị, trình độ phát triển của các quốc gia thành viên, cho đến cơ cấu tổ chức của khối và những lực cản bên ngoài. Những thách thức khiến không ít người nghi ngờ về bản lĩnh, tương lai của khối, cũng như hiệu quả thực tiễn của Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành cuối năm 2015. Nhưng, ASEAN đã và đang tiến những bước dài và ông Minh đưa ra những bằng chứng xác đáng để chỉ ra rằng với tiềm năng to lớn, quyết tâm mạnh mẽ, cộng đồng sẽ đến đích với bản sắc của mình.
Phép thử chìa khóa
Thách thức dai dẳng, khó lường và trở thành mối lo an ninh thường trực của khu vực là tranh chấp ở Biển Đông giữa 4 quốc gia thành viên ASEAN với Trung Quốc. "Vấn đề Biển Đông là phép thử chìa khóa mà ASEAN phải vượt qua", ông Minh nói.
"Quan trọng nhất là ASEAN, vốn đồng thuận trên bộ nguyên tắc 6 điểm, phải buộc được Trung Quốc tham gia vào việc bảo đảm thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đẩy nhanh việc thương thảo thực chất các điều khoản của Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) có giá trị ràng buộc pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về luật Biển năm 1982", vị TTK nhấn mạnh.
Không dùng những lời lẽ ngoại giao sáo rỗng, ông Minh nói thẳng: "Một COC như thế mới có thể ngăn chặn và quản trị hiệu quả những sự cố trên biển, lấp đầy khoảng cách giữa những tuyên bố ngoại giao chính thức với ứng xử thực tế và phục hồi niềm tin giữa các bên, mà nhờ đó duy trì được an ninh và hòa bình vốn rất cần thiết cho khu vực".
Đẩy lùi Trung Quốc
Nhìn nhận "sức nóng" của vấn đề Biển Đông, tiến sĩ Tim Huxley, Giám đốc châu Á của IISS, người chủ trì cuộc đối thoại với TTK Lê Lương Minh, nói: "Chúng ta đều biết những gì diễn ra trong khoảng 2 năm qua... Có thể nói Trung Quốc phải chịu hầu hết trách nhiệm". Ông cũng đưa ra một quan sát cá nhân thú vị: "Trung Quốc có vẻ bị đẩy lùi mỗi khi ASEAN thống nhất một khối. Bằng không, họ lại lấn tới". Bằng chứng là "mấy tuần qua Bắc Kinh đã dùng chiêu bài nói thay lập trường các nước khác", như tự tuyên bố đã đạt được "đồng thuận" với Lào, Campuchia và Brunei về lập trường đối với tranh chấp Biển Đông.
"Trung Quốc thật sự lo lắng trước một ASEAN đồng thuận", ông Huxley nhận định và đặt câu hỏi: "Có thể nói ASEAN đóng vai trò mạnh mẽ trong việc bảo vệ lợi ích của các thành viên trong vấn đề Biển Đông không?".
Không né tránh, TTK Lê Lương Minh trả lời thẳng: "Có và Không". Thoạt nghe tưởng chừng mâu thuẫn, nhưng lại rất có lý: "Có, là bởi chúng ta có sự cam kết của Trung Quốc về việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, cam kết thương thảo để đi đến COC... Nói chung, cam kết chính trị có đó, cam kết ngoại giao có đó. Còn Không, là bởi chúng ta nhìn thấy những hành động thực tế trái với các cam kết".
Những hành động đó bao gồm không tuân thủ các nguyên tắc của DOC hai bên đã ký năm 2002, bồi đắp, xây đảo nhân tạo làm thay đổi tình trạng pháp lý và đưa thiết bị quân sự ra các đảo tranh chấp... "Những hành động đó làm phức tạp thêm tình hình và cản trở quá trình thương lượng để đi đến COC", ông Minh nói. "Nếu ASEAN muốn có một COC sớm, toàn khối phải đồng thuận, tiếp tục củng cố và kiên định vai trò trung tâm của mình", vị TTK kết luận.
Trả lời câu hỏi về một bản tuyên bố mà ASEAN sẽ đưa ra sau khi Tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết về vụ kiện của Philippines chống lại Trung Quốc dự kiến trong vòng một vài tháng tới, TTK Lê Lương Minh quả quyết: "Tôi không thấy có lý do gì mà các thành viên ASEAN không ủng hộ một phán quyết cho phép giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông".
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
Theo Thanhnien
Ngỡ ngàng kho báu "Atlantis của Ai Cập" dưới sông Nile Hàng trăm cổ vật giá trị ở thành phố Heracleion và Canopus được mệnh danh là Atlantis của Ai Cập được tìm thấy bên dưới sông Nile. Nhiều bức tượng khổng lồ, trang sức vàng của các pharaoh và các bia chữ tượng hình... của thành phố Heracleion và Canopus bị chìm xuống đáy sông Nile hơn 1.000 năm trước. Hai đô thành...